Dịch chui,áydramadịchlậuthutiềnmớilộranhậnthứctệhạicủafantruyệntranhtạiViệkết quả trận mu đọc chùa và hằng hà sa số những hình thức vi phạm bản quyền đã không còn quá xa lạ với cộng đồng mạng. Tuy nhiên, nếu trước đây người vi phạm chỉ dám 'chui' thì nay mọi thứ diễn ra công khai, chẳng những thế lại còn được một bộ phận không nhỏ những người tự nhận yêu manga/truyện tranh ủng hộ nhiệt tình. Phải chăng vì quá 'yêu' một bộ truyện nào đó mà fan truyện tranh đã 'đánh rơi cả liêm sỉ' khi ủng hộ cho những hành vi trắng trợn này?
Dịch chui, đọc chùa và '1001' luật ngầm
Quy trình mua bản quyền rồi tổ chức dịch thuật, xuất bản một tập truyện tranh của các nhà xuất bản phải tốn đến hàng tháng trời. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ ra truyện giấy không thể đáp ứng được nhu cầu đọc từ phía độc giả, nhất là đối với những bộ truyện hấp dẫn. Chính vì vậy, dịch chui mới ra đời để chiều lòng độc giả.
Tận dụng lợi thế tiếp cận được nguồn raw nhanh chóng từ các website nước ngoài, lại thêm đội ngũ dịch hùng hậu và không cần tốn công đàm phán bản quyền hay biên tập in ấn, các nhóm dịch chui chỉ mất từ vài ngày đến một tuần cho 2-3 chap truyện mới. Vậy là các nhóm dịch chui mọc lên như nấm sau mưa, chẳng những tồn tại công khai mà còn đề ra những luật ngầm với nhau. Một trong số đó chính là không được dịch chèn.
Vâng, các nhóm có thể cùng vi phạm luật bản quyền, nhưng nếu một nhóm nào đó vi phạm luật ngầm thì drama sẽ nổ ra ngay lập tức.
Phi lợi nhuận và tính phí – Chính và tà trong giới dịch chui
Một luận điểm thường đọc độc giả lẫn các nhóm dịch chui đưa ra để 'hợp thức hóa' hành vi vi phạm bản quyền của mình là làm vì đam mê, làm phi lợi nhuận. Thế nên, trong tư tưởng của nhiều fan truyện tranh và cả những nhóm dịch chui thì 'phi lợi nhuận' đồng nghĩa với chính nghĩa, cống hiến cho cộng đồng một cách cao cả. Và ở phía đối địch với họ sẽ là những nhóm dịch chui có thu phí, kiếm tiền trên việc vi phạm bản quyền. Điều này có thể thấy rõ trong drama tranh cãi giữa Lê Order (nhóm dịch chui tính phí) và Manga 4U (cũng dịch chui nhưng không tính phí).
Cả hai nhóm dịch đều dịch chui bộ truyện Kimetsu no Yaiba (vốn đã được NXB Kim Đồng mua bản quyền từ tháng 8 năm nay), thế nhưng vì Lê Order đã 'dịch chèn còn mặt dày thu phí' nên Manga 4U lập tức lên bài tế sống đối thủ với lập luận đá xoáy vào chuyện 'thu phí'. Ở phía bên kia chiến tuyến, Lê Order cũng tỏ ra mình không phải dạng vừa đâu khi đáp trả bằng bài sớ dài cà khịa lại vấn đề bản quyền. Vậy là trận battle giữa hai nhóm diễn ra căng thẳng với những tuyên bố ăn miếng trả miếng, kéo theo đó còn có cả đội ngũ fan hùng hậu.
Vi phạm bản quyền thì thu phí hay không cũng đều sai!
Dịch chui là một vấn nạn đã có từ lâu trong giới manga/truyện tranh Việt Nam. Thế nên qua drama giữa Lê Order và Manga 4U, nhiều fan hồn nhiên đưa ra lý lẽ cổ vũ cho một trong hai phe vì 'họ dịch truyện nhanh, thì mình ủng hộ thôi'. Quả thật, bảo dân trí thấp lại tự ái!
Dẹp qua chuyện thu phí hay chuyện dịch chèn, vấn đề cần quan tâm trong vụ việc giữa hai nhóm dịch là tình trạng vi phạm bản quyền ngang nhiên của cả hai! Chỉ cần dịch chui thì mọi lý lẽ đều vô nghĩa. Dịch chui mà lại còn công khai thu phí, thách thức đơn vị xuất bản thì quả là liều lĩnh. Vì thế, nếu đã dịch chui thì tốt nhất hãy 'chui' đúng nghĩa và chấp nhận những rủi ro liên quan đến bản quyền. Đơn giản vì nhà xuất bản đã bỏ tiền ra để được bảo hộ về bản quyền, còn nhóm dịch chui thì không!
Theo GameK