Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký thi THPT quốc gia
>> Chính thức ban hành lịch thi THPT quốc gia
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Soi kèo góc Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1
"Gãy chân tao rồi. Mày để cái xe ở đây, nó ngã đổ vào chân tao, gãy chân tao rồi. Mày muốn giết tao".
Trung bình tĩnh lấy tiền ra đưa A Rể rồi hỏi: "Chết hay là rượu?".
Ở một diễn biến khác, Trung và đồng nghiệp họp bàn về việc Văn (Việt Bắc) bị tố cáo thông đồng với những kẻ buôn lậu.
"Đồng chí Quang (NSƯT Hoàng Hải), kết quả làm việc với cơ quan điều tra thế nào rồi?", Trung hỏi trong cuộc họp.
Đồn phó Quang trả lời: "Báo cáo, kết luận của cơ quan công an không có bằng chứng chứng minh đồng chí Văn chỉ đạo thả hàng, chỉ có lời khai từ một phía của chủ hàng".
Trung tiếp tục: "Thưa các đồng chí, căn cứ vào kết quả xác minh, chúng ta thấy rằng, không có đủ chứng cứ để chứng minh đồng chí Văn có liên quan đến việc tiếp tay cho buôn lậu. Chính vì vậy, tôi đề nghị chúng ta sẽ dừng xem xét trách nhiệm của đồng chí Văn liên quan đến vụ việc này. Sau đó chúng ta sẽ làm báo cáo gửi bộ chỉ huy".
Tuy nhiên, đồn phó Quang không đồng ý phản biện tiếp: "Xét về trách nhiệm của đồng chí Văn, tôi nghĩ chúng ta chưa thể dừng lại ở đây được. Đây là một việc hệ trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị của đồng chí, đồng đội, cho nên tôi đề nghị chúng ta vẫn phải tiếp tục xác minh thêm".
Cũng trong tập này, Trung và cấp dưới khảo sát địa hình trên địa bàn và suy đoán tuyến đường vận chuyển hàng của tội phạm.
"Theo kinh nghiệm của tôi chắc chắn chúng sẽ sử dụng tuyến đường này để vận chuyển ma túy. Dân hai bên biên giới có mối quan hệ khá khăng khít về bản làng, tạo thành một đường dây khép kín, khá an toàn", Trung nhận định.
Liệu Văn có thoát trách nhiệm trong vụ việc liên quan tới những kẻ buôn lậu? Diễn biến chi tiết tập 14 phim Cuộc chiến không giới tuyếnsẽ lên sóng tối 28/9, trên VTV1.
Cuộc chiến không giới tuyến tập 13: Văn tiếp tay cho tội phạm buôn lậu?Trong 'Cuộc chiến không giới tuyến' tập 13, Đoàn muốn nhờ Văn kết nối với đồn trưởng Trung để "dựa hơi"." alt="Cuộc chiến không giới tuyến tập 14: A Rể ăn vạ đồn trưởng Trung" />- - Lần đầu tiên, một hoạt động diễn tập an toàn thông tin, an ninh mạng quy mô được tổ chức tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày 29/6, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phối hợp Sở TT&TT Đà Nẵng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Hội thảo - Diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2018.
Đây là lần đầu tiên một hoạt động diễn tập an toàn thông tin, an ninh mạng quy mô được tổ chức tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm tăng cường kỹ năng phối hợp, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật khu vực này.
Tham dự sự kiện có lãnh đạo, chuyên gia an toàn thông tin đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Trung tâm Công nghệ thông tin, An toàn thông tin của Văn phòng Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ và các Bộ, ngành, các Sở Thông tin Truyền thông thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, sự phát triển của khoa học công nghệ mang đến cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Xu thế tội phạm mạng, tấn công mạng đang ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ tinh vi, phức tạp vào các hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá, sự phát triển của khoa học công nghệ mang đến cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi xu thế tội phạm mạng đang gia tăng trong xã hội hiện nay “Hội thảo, diễn tập là cơ hội để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và rèn luyện sự phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng với Cơ quan điều phối quốc gia, giữa các đơn vị với nhau để nâng cao khả năng sẵn sàng trước các tấn công mạng, bảo vệ hệ thống mạng, hạ tầng thông tin quan trọng; nâng cao ý thức, trình độ cho cán bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thông tin mạng”, Thứ trưởng đánh giá.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết, thế giới và Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều cuộc tấn công có chủ đích sử dụng mã độc gián điệp (APT). Tại Việt Nam, minh chứng điển hình nhất là cuộc tấn công vào Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và website Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chiều ngày 29/7/2016.
Theo ghi nhận của VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 03 loại hình phishing, malware và deface, trong đó tấn công mã độc (malware) là 6.400 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.377 trường hợp, và tấn công lừa đảo (phishing) là 2.605 trường hợp. Từ đầu năm đến 25/6/2018, đã ghi nhận được tổng cộng 5.179 sự cố (trong đó: 1122 sự cố phishing, 3.200 sự cố deface và 857 sự cố phát tán mã độc malware trên website).
Ban tổ chức khẳng định kịch bản diễn tập đã được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng phân tích mã độc và thực hành ứng cứu sự cố an toàn mạng Sau hội thảo, chương trình diễn tập được tổ chức với kịch bản: Một máy tính người dùng trong cơ quan nắm giữ hạ tầng quan trọng quốc gia bị lừa đảo và nhiễm mã độc. Mã độc này tưởng chừng như vô hại nhưng lại trở thành bàn đạp để hacker tấn công leo thang sang các hệ thống nội bộ khác, từng bước khai thác thông tin bao gồm cả các dữ liệu mật và tối mật, kiểm soát và chiếm quyền điều khiển hệ thống.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó GĐ Trung tâm VNCERT cho biết, kịch bản diễn tập được thiết kế dựa trên cuộc thi trên mạng máy tính, giả lập một hệ thống thông tin quốc gia quan trọng để cán bộ kỹ thuật nâng cao kỹ năng phân tích mã độc, điều tra số, thực hành ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
Kết thúc diễn tập, trong 35 đội thi, 3 đội có thành tích xuất sắc nhất giành được những giải thưởng ý nghĩa từ ban tổ chức. Đây cũng là một cách để khuyến khích tinh thần học hỏi, trau dồi kỹ năng của các đội.
Cao Thái
Diễn tập xử lý tấn công mạng quy mô lớn tại Việt Nam
Cuộc diễn tập xử lý tấn công mạng quy mô lớn nhất tại Việt Nam diễn ra chiều 27/6 với chủ đề “Nâng cao năng lực xử lý tình huống tấn công mạng vào hệ thống công nghiệp và tài chính quan trọng” .
" alt="Diễn tập xử lý tấn công mạng đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên" /> Dòng tiền khối ngoại đã ghi nhận 5 phiên mua ròng liên tiếp. Ảnh: Phương Lâm.
Chỉ số VN-Index vừa trải qua tuần giao dịch hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.240 điểm và có diễn biến kiểm định lại động lực quanh khu vực này ở những phiên sau đó. Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn đóng vai trò chủ đạo duy trì nhịp đi lên của chỉ số chung.
Áp lực chốt lời ở các phiên gần đây phần nào thể hiện tâm lý thận trọng hơn của nhà đầu tư tại vùng kháng cự. Tuy nhiên, thanh khoản bán chủ động không quá lớn và lực cầu giải ngân vẫn hiện hữu giúp thị trường cân bằng hơn. Việc khối ngoại đảo chiều mua ròng tuần vừa qua cũng góp phần củng cố cho động lực chung toàn thị trường.
Khởi đầu tuần này, VN-Index bắt đầu từ mốc 1.250,46 điểm, tăng 22,36 điểm (+1,82%) so với một tuần trước đó.
Nhiều thông tin hỗ trợ
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán VNDirect, đà hồi phục của thị trường được hỗ trợ bởi những thông tin vĩ mô tích cực trong nước và quốc tế như tỷ giá hạ nhiệt, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm xuống dưới 5%.
Bên cạnh đó, thông tin tăng trưởng tín dụng đạt 11,12% tính đến ngày 22/11 cũng củng cố triển vọng tăng trưởng tín dụng năm nay đạt 14-15%, qua đó hỗ trợ triển vọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong quý cuối năm.
Việc Quốc hội đưa phân bón quay lại nhóm hàng chịu thuế giá trị gia tăng 5% và khối ngoại quay trở lại mua ròng cũng thúc đẩy xu hướng phục hồi trên diện rộng của nhiều nhóm ngành.
VN-Index có tuần hồi phục hơn 22 điểm. Ảnh: TradingView.
Bước sang tháng 12, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng xu hướng chung của thị trường vẫn là phục hồi khi các yếu tố rủi ro như tỷ giá, căng thẳng thanh khoản ngắn hạn dần hạ nhiệt. Điều này đến từ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục hạ lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 12 tới và nguồn cung USD trong nước cải thiện đáng kể dịp cuối năm.
Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu có xu hướng bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng vào dịp cuối năm để phục vụ mua sắm hàng hóa trong nước, trả lương thưởng cho người lao động… Động thái này cùng với dòng vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tích cực và lượng kiều hối chảy về nước dịp cuối năm sẽ giúp giảm áp lực tỷ giá.
Nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước có thể chuyển hướng sang các mục tiêu khác là hỗ trợ thanh khoản hệ thống và tăng trưởng tín dụng nhằm tiến tới mục tiêu tăng trưởng năm nay là 15%. Việc tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu và dòng tiền chảy vào nền kinh tế thực chất sẽ là cú huých lớn cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn tháng 12 và đầu năm tới.
“Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, xây dựng danh mục đầu tư cho năm tới, ưu tiên các nhóm ngành được kỳ vọng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý IV như công nghệ, logistic, xuất khẩu dệt may, thủy sản và ngân hàng”, ông Hinh nhận định.
Rủi ro vẫn còn
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), VN-Index kết phiên cuối tuần với nến xanh tăng điểm cùng sự hỗ trợ của nhóm bluechip giúp củng cố động lực tại vùng kháng cự 1.240 điểm.
Ở khung đồ thị ngày, các chỉ báo cho thấy dòng tiền đang có sự phân hóa tìm đến nhóm ngành/cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, VN-Index vẫn sẽ có vận động tăng giảm đan xen ở biên độ nhỏ trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới.
Ở khung đồ thị giờ, thị trường vẫn đang duy trì được động lực. Tuy nhiên, xác suất điều chỉnh với biên độ hẹp quanh khu vực 1.240-1.250 điểm cần được tính đến. Song, xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ hướng lên khu vực 1.270 điểm.
Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index vẫn duy trì đi ngang tích lũy ở vùng kháng cự 1.240 điểm. Việc áp lực bán gia tăng nhưng chưa quá lớn cùng với sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giúp giảm thiểu những rủi ro điều chỉnh rung lắc mạnh.
Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng 60-70% cổ phiếu. Đồng thời, có thể tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở những mã đang có tín hiệu bật tăng từ vùng đáy sâu với sự gia tăng trở lại của dòng tiền ở các nhóm ngành như ngân hàng, công nghệ, bán lẻ.
Nhà đầu tư vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua, có thể cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn
Công ty Chứng khoán Rồng Việt
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường sẽ tiến lên vùng 1.250-1.265 điểm để kiểm tra cung cầu. Có khả năng nguồn cung sẽ gia tăng trở lại và gây áp lực cho thị trường.
Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường. Hiện tại, nhà đầu tư có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến khởi sắc từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua, có thể cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn.
Tích cực hơn, Công ty Chứng khoán Vietcap cho biết việc VN-Index đóng cửa quanh vùng giá cao nhất phiên cuối tuần cho thấy tâm lý lạc quan đang trở lại thị trường. Quán tính tăng này sẽ được thiết lập trên chỉ số trong phiên tuần này.
Hiện chỉ số VN-Index có ngưỡng kháng cự tại 1.260 điểm và vùng hỗ trợ chủ đạo là 1.240 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản hiện tại cho thấy lực cầu vẫn chưa đủ để chỉ số vượt 1.260 điểm và áp lực bán sẽ xuất hiện khi chỉ số tiếp cận vùng này. Các vị thế mua nên có ngưỡng dừng lỗ tại 1.240 điểm.
Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng Lâm Thị Phương Thanh và đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Vươn lên tầm cao mới, phát huy tự chủ đại học
Trong diễn văn khai giảng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trải qua 68 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới, phát huy tự chủ đại học.
Học viện đã có sự phát triển mạnh mẽ về đào tạo, số lượng tuyển sinh hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, quy mô đào tạo các bậc học ngày càng phát triển. Học viện thành lập nhiều bộ môn mới, mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động khoa học công nghệ đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ tiềm năng được thương mại hóa. Nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới được đưa vào thực tiễn sản xuất. Hoạt động nghiên cứu vaccine phòng ngừa các loại dịch bệnh trong chăn nuôi đạt được nhiều thành tựu.
Mỗi năm có hàng trăm bài báo thuộc danh mục ISI, Scopus, WoS được công bố.
Hoạt động hợp tác quốc tế cũng phát triển vượt bậc với quan hệ hợp tác khoảng 120 trường đại học, viện nghiên cứu của 25 quốc gia trên thế giới.
Hoạt động kết nối, hợp tác với doanh nghiệp, địa phương diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cán bộ, viên chức, giảng viên và sinh viên được thường xuyên quan tâm không ngừng phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đào tạo 69 khóa sinh viên. Năm học mới 2024-2025, Học viện đón hơn 6000 sinh viên, các em sinh viên khóa 69 đang từng giờ hòa nhập với hơn 20.000 sinh viên miệt mài học tập trên các giảng đường, các phòng thí nghiệm với trang thiết bị tiện ích, hiện đại.
Cùng đồng hành với sinh viên là gần 1300 cán bộ, viên chức, trong đó có gần 700 giảng viên, nhà khoa học có học hàm, học vị cao: tiến sỹ, giảng viên cao cấp, phó giáo sư, giáo sư…
Thầy trò Học viện quyết tâm khai thác tối đa nguồn lực trí tuệ, nguồn lực cơ sở vật chất để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống đáp ứng mục tiêu phát triển trong thời kỳ mới của đất nước.
Đồng thời, Học viện tiếp tục phát triển theo xu hướng tự chủ, đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu, định hướng nghiên cứu, là Trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.
Phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được trong thời gian qua, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đi đầu trong việc tạo lập nền nông nghiệp tuần hoàn, carbon thấp, tăng trưởng xanh.
Trong thành tựu chung đó có sự đóng góp xuất sắc và toàn diện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và coi trọng phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, qua 40 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị trí quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, không những bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà còn xuất khẩu nhiều nông sản hàng đầu thế giới, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã góp phần làm nổi danh Việt Nam trên trường quốc tế.
Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế đã tạo dựng được, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới với khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng cần nhận thức sâu sắc tầm nhìn khởi điểm lịch sử mới, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình để không ngừng đổi mới, phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, tiến cùng với thời đại, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ Đảng ta đã nhiều lần khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, khoa học và công nghệ là then chốt đối với sự phát triển và hưng thịnh của đất nước.
Do vậy, trường Đại học phải là một thực thể quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số. Học viện phải phấn đấu để không những là trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước mà còn phải là một cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong khu vực và thế giới, một trung tâm của đổi mới sáng tạo, một địa chỉ tin cậy của khởi nghiệp Quốc gia.
Học viện cần xây dựng một Đề án phát triển tổng thể với lộ trình phù hợp để trở thành một đại học theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.
Các bộ, ngành có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ Học viện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt Đề án này.
Những sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, còn phải có khả năng thích ứng nhanh, kịp thời với những vấn đề mới (như trí tuệ nhận tạo, tự động hóa và chuyển đổi số...); đồng thời, cần phải có khát vọng cống hiến, kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng đổi mới sáng tạo, cùng với các kỹ năng mềm khác, đảm bảo thích ứng với yêu cầu công việc.
Vì thế, các trường Đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp, phải tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo phải đảm bảo tính tương thích, hội nhập, quốc tế hóa theo các chuẩn mực tiên tiến càng sớm càng tốt; tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phải tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ của giáo dục đại học ở các nước phát triển; đảm bảo hội nhập toàn diện hơn về giáo dục đại học, nhưng vẫn thấm đẫm văn hóa Việt, tâm hồn Việt, xuất phát từ thực tiễn đất nước và con người Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và ban hành chính sách để các trường Đại học thực hiện đầy đủ và đồng bộ quyền tự chủ đại học, để sớm có một hệ thống giáo dục đại học có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu."
“Tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư, mà là đầu tư theo các "Kết quả đầu ra" mà cơ sở giáo dục cam kết với Nhà nước; đặc biệt là ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ với các ngành nghề khó xã hội hóa, ít hấp dẫn đối với người học, nhưng đất nước đang thực sự rất cần và là thế mạnh của chúng ta như nông -lâm-ngư nghiệp,” Tổng, Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, nghiên cứu của Học viện phải hướng tới phục vụ mục tiêu đóng góp cho việc xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh;" phát triển một nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giá trị gia tăng cao, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Các bộ, ngành hỗ trợ và hướng dẫn Học viện sớm cho thí điểm và mở rộng mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin-off), làm cầu nối giữa nghiên cứu trong trường Đại học với doanh nghiệp, với thực tiễn, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Để phát huy cao hơn nữa nguồn lực trí tuệ, nguồn lực đất đai và cơ sở vật chất hiện đại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tạo điều kiện tốt nhất để Học viện tham gia tích cực vào các chương trình khoa học và công nghệ, trước mắt là chương trình xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp và các chương trình khác.
Các phòng thí nghiệm với các thiết bị ngang tầm với các trường Đại học tiên tiến trên thế giới của Học viện phải là lực lượng chủ lực trong hệ thống các phòng thí nghiệm tham chiếu, được chỉ định của Quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu tổ chức đào tạo về phòng, chống thiên tai để hình thành đội ngũ cán bộ phòng, chống thiên tai chuyên nghiệp ở nước ta, trong đó Học viện Nông nghiệp là một trong những địa chỉ tin cậy để thực hiện nhiệm vụ này.
Với tinh thần phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa trường Đại học với địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị địa phương sở tại cần hợp tác chặt chẽ với Học viện Nông nghiệp và quan tâm hơn nữa đối với việc kết nối hạ tầng, vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tích cực phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ Học viện trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.
Với bề dày truyền thống trong 68 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, luôn không ngừng đổi mới sáng tạo, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp hàng đầu của Việt Nam, sớm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Học viện, một Nhà trường Anh hùng, thực hiện thật tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu "Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi" cùng đất nước vững bước trong kỷ nguyên mới!
Ngay sau Lễ khai giảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đã dự khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Dự án được triển khai tại Học viện đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo của Học viện. Thông qua Dự án này, cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện phát triển mạnh mẽ, khang trang, hiện đại với 13 công trình được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu làm việc, giảng dạy, học tập của cán bộ, nhân viên, sinh viên tại Học viện.
Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thăm Phòng truyền thống và ghi Sổ vàng truyền thống của Học viện với nội dung:
“Tôi rất vui mừng về thăm Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dự Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 và khánh thành dự án “ Tăng cường năng lực đào tạo, khoa học, công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương những thành tích đặc biệt xuất sắc mà thầy và trò Học viện đã đạt được trong 68 năm xây dựng và phát triển, góp phần to lớn vào nền nông nghiệp nước nhà, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thân yêu của chúng ta.
Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển mới, tôi mong muốn và tin tưởng rằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của cả nước, sớm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Mong các đồng chí luôn khắc ghi và thực hiện thật tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Học viện “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi.”
" alt="Tổng Bí thư: HV Nông nghiệp nâng chuẩn đào tạo theo mô hình tiên tiến" />Văn bản đang được lan truyền trên mạng xã hội
Trao đổi với VietNamNet,ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, không có chuyện Sở đề xuất cho học sinh các cấp tạm dừng đến trường từ ngày 17/2.
“Văn bản trên đã được ký từ ngày 14/2/2021, ở thời điểm khi dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát mạnh mẽ. Nhiều phụ huynh do không để ý ngày phát hành đã vội vã chia sẻ thông tin, gây hoang mang dư luận.
Hiện học sinh từ lớp 7-12 của toàn thành phố và học sinh lớp 1 – 6 của 18 huyện, thị xã vẫn đang học trực tiếp tại trường bình thường. Sở GD-ĐT không có bất kỳ văn bản nào đề xuất lên UBND TP Hà Nội xin cho học sinh nghỉ học ở thời điểm này”, ông Tiến khẳng định.
Về việc cho học sinh tiểu học và lớp 6 ở các quận nội thành đi học trở lại, theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, hiện Hà Nội chưa có kế hoạch cụ thể.
Một văn bản cũ được ban hành từ 14/2/2021 đang lan truyền trên mạng
Không chỉ tại Hà Nội, mới đây, phụ huynh TP.HCM cũng xôn xao thông tin thành phố kéo dài thời gian học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn thành phố ngừng đến trường đến ngày 28/2 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đại diện UBND TP.HCM cũng khẳng định, thông tin lan truyền trên là giả. Đây là nội dung của văn bản cũ được ban hành từ 14/2/2021, thời gian áp dụng là đến 28/2/2021.
Thúy Nga
Cô giáo mặc đồ bảo hộ kín mít lên lớp và sự thật phía sau
PGS.TS Lưu Lan Hương - giáo viên dạy Sinh học của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) khiến nhiều học sinh bất ngờ vì luôn lên lớp trong bộ đồ bảo hộ kín mít.
" alt="Hà Nội và TP.HCM bác bỏ thông tin cho học sinh các cấp nghỉ học" />
- ·Nhận định, soi kèo Abha vs Al
- ·Thái Bình công bố điểm thi lớp 10
- ·Hãng xe đầu tiên bán ô tô trên sàn thương mại điện tử
- ·Facebook, Instagram, Tiktok của bạn đáng giá bao nhiêu?
- ·Nhận định, soi kèo AC Milan vs Parma, 18h30 ngày 26/1: Khó tin Rossoneri
- ·Hơn 150 học sinh Lào Cai cách ly tập trung tại trường vì liên quan Covid
- ·Sắp diễn ra “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam
- ·Sôi động dịch vụ phòng chống 'click tặc'
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Goztepe, 23h00 ngày 26/1: Quá khó cho tân binh
- ·Lã Thanh Huyền cùng hội chị em nổi tiếng mặc áo dài chụp ảnh Tết