Vợ chồng em có con gái 10 tháng tuổi và em đang muốn chấm dứt cuộc hôn nhân như "ngục tù" của mình.
Giờ em thực sự hối hận khi nhắm mắt lấy một người chồng chỉ quen qua mạng, rồi gặp gỡ, tới nhà chơi vài lần thấy có cảm tình thì nhận lời yêu. Nghĩ là yêu thôi, ai ngờ anh gọi bố mẹ đến cho xin qua lại và định ngày đăng ký kết hôn chỉ sau thời gian ngắn.
Mẹ em thì không ưng anh, nói rằng đàn ông có dáng đi ẻo lả, giọng kim chứ không trầm thì là người kỹ tính. Khi ấy em bướng và nông nổi, không biết "kén tông, kén giống" hay tìm hiểu kỹ tính nết xấu tốt như thế nào, có hợp tuổi, hợp gia cảnh hay không... mà cứ tin vào cảm xúc riêng, rằng anh đã nói bố mẹ và anh rất tốt, cưới về mọi thứ có bố mẹ lo, chỉ việc sinh con và làm theo ý bố mẹ là được sung sướng… và em ngốc nghếch đã tin.
Đám cưới được nhà trai tiến hành rất nhanh, cứ như họ sợ em đổi ý. Nhưng em vỡ mộng ngay từ khi chuẩn bị cưới: Vì muốn mua cái giường rẻ hơn 200 ngàn đồng so với thị trường mà anh chở em đi 20km để sắm. Chọn nhẫn cưới thì mua loại rẻ nhất, đeo vài ngày nhẫn đã méo. Chụp ảnh cưới xong thì bỏ vì không muốn tốn tiền… Em bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng đã lỡ đi đăng ký kết hôn rồi, đành phải cưới.
Sự thật trần trụi về nhà chồng ngày một rõ. Anh hay nói dối, nghiện game, không chịu làm ăn gì mà ăn bám bố mẹ. Xe máy thì mượn của bố. Tính tình cả chồng và bố chống đều gia trưởng, keo kiệt, giả tạo... Cưới vợ về cả nhà trút việc lên con dâu, anh không động tay làm việc nhà... Việc duy nhất là cắm mặt vào game, kể cả khi em bầu bí.
|
|
Em xác định cố gắng làm vợ tốt, làm con dâu quý trọng bố mẹ chồng với niềm tin mọi thứ sẽ tốt đẹp. Nhưng bố mẹ chồng "soi" con dâu rất kỹ, hay ra vào phòng riêng của vợ chồng em lục lọi đồ đạc và thích gì là tự tiện lấy đi. Em đi chợ thì không cho mua đồ ngon vì sợ tốn. Em mua đồ gì về cũng hỏi giá, căn từng đồng lẻ rồi ra chợ khảo lại, nếu đắt hơn 1 ngàn đồng cũng mắng chửi em ngu…
Hàng ngày ông bà soi từng cử chỉ, lời nói, câu chào, mời cơm… lỡ thiếu câu, thiếu chữ thì không thèm nói em, mà nói với chồng để "dạy" vợ. Nhiều lần chúng em cãi nhau, em từng bị đuổi ra khỏi nhà vì những chuyện nhỏ nhặt ấy.
Tủi nhất là em đi làm thì cứ giờ nghỉ trưa, hay tan làm bố chồng gọi lên công ty kiểm tra rồi nói với chồng em. Anh ấy không biết phân biệt đúng sai cứ thấy mẹ phải vào bếp nấu cơm là chửi mắng vợ. Bố mẹ chồng còn yêu cầu em lấy chồng chỉ được biết nhà chồng, cấm em đi chơi với bạn bè, đồng nghiệp. Đi lấy chồng 3 năm, Tết vừa rồi em mới được về thăm mẹ đẻ (dù chỉ cách nhà mẹ chục cây số) và ngủ lại được một đêm. Hôm sau về em bị bố mẹ chồng chửi bới te tua, cấm tiệt không được về ngủ ở nhà mẹ đẻ nữa.
Tiền lương em đi làm phải nộp lại cho bố mẹ chồng để tiêu chung, em không được phép tiêu quá 1 triệu đồng/tháng. Quản lý chặt chẽ, chê bai nhà em nghèo khổ nhưng thấy nhà đẻ em có nhiều đất nên bố mẹ chồng xúi chồng liên tục bắt em về xin mẹ đất để xây nhà trọ cho thuê (trong khi bố em mất sớm, mẹ em không làm gì ra tiền, hai em trai em đang tuổi ăn học).
Cuộc sống của em quá "ngục tù", 3 năm trước em dại dột nghĩ đàn ông không hút thuốc, uống rượu, chơi bời, hiền lành, hiểu chuyện là lấy làm chồng được. Đâu ngờ lấy phải người nghiện game, tính tình nhỏ mọn, bố mẹ chồng với người ngoài thì tỏ ra tốt bụng, nhưng có sống cùng mới thấy họ giả tạo, quá đáng sợ.
Cuộc đời em sao nhiều sóng gió, bế tắc, nhiều lúc định buông xuôi và kết thúc tất cả. Mỗi ngày bước chân ra đi làm em không muốn trở về nhà chồng, nhưng lại xót thương con không có bố... nên lại về.
Đừng đóng vai nạn nhân
Tình yêu thương khởi đầu từ nhân duyên gắn kết gữa hai người, nhưng khi tình yêu thương không còn sự tôn trọng nhau, sống như "ngục tù", muốn bỏ chồng, nhưng lại thương con mà không bỏ được - là suy nghĩ của nhiều phụ nữ trẻ.
Có thực tế là nhiều người thích đóng vai nạn nhân, than thân, trách phận… Hễ có chuyện gì đau khổ là cho thêm chất liệu tiêu cực, kể đi kể lại với chính mình "Sao mình khổ vậy? Tại sao cuộc đời mình tăm tối đến vậy? Hay mình kết thúc cuộc đời này…?". Ngày qua ngày, chúng ta kể cho chính mình những câu chuyện buồn, rồi gặp bạn bè, đồng nghiệp cũng tiếp tục kêu than...
Lời khuyên cho những người vợ trẻ là: Gặp khủng hoảng hôn nhân thì đừng yếu đuối cúi đầu mà khóc, bởi không có ai yếu đuối mà hạnh phúc cả. Muốn khóc thì một chút thôi rồi gạt nước mắt, ngồi dậy, hít thở, cảm nhận sâu sắc sự sống của chính bạn, tiếng nhịp đập trái tim, luồng khí vào và ra nơi cánh mũi, những cảm giác trên da thịt để biết rằng bạn vẫn đang ở đây, bạn vẫn đang tồn tại.
Trong cuốn Yêu trong tỉnh thức (trong bộ sách Từ bạn đời đến bạn đạo) Chuyên gia đã hướng dẫn: "Khi gặp khủng hoảng hôn nhân (hay tình yêu, hoặc bất cứ lĩnh vực nào đó) bạn "đừng làm gì hết". Bởi lúc đó cảm xúc đang hỗn loạn, quá đau buồn, hụt hẫng, tức giận, sợ hãi bạn sẽ không làm được đúng, những lời nói, hành động ngay khi ấy rất dễ khiến bạn hối hận về sau vì đã lỡ buông lời tổn thương, lỡ hành xử theo bản năng mà không đưa trí tuệ và bản lĩnh vào… và hậu quả có thể không thể nhìn mặt nhau để mà bình an được nữa.
"Đừng làm gì hết" cho đến khi bạn ổn trở lại, hơi thở được điều hoà, tâm trí ổn định rồi hãy quan sát thật đa chiều về khủng hoảng, hay trục trặc vừa qua. Xem bạn có đang thổi phồng sự việc không, có đứng vào chỗ của người ấy mà suy nghĩ đến cùng hay không?
Ai cũng muốn thoát khổ, muốn sống cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn, nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở "muốn", thích được người khác cảm thông, xoa dịu như: "Đúng rồi, ông chồng bà quá đáng thật"; "Phụ nữ vốn khổ mà, gắng lên vì con...". Vì chỉ dừng lại ở "muốn" nên mọi việc chỉ dừng lại ở lắng nghe chia sẻ, thấy được xoa dịu, thấy được nhẹ lòng. Nhưng không tiến tới bất cứ hành động nào (kể cả viết lại chuyện của mình), hay thay đổi cách suy nghĩ, thói quen hàng ngày... để thay đổi cuộc đời cho mình.
Cái gì cũng có hai mặt, nếu bạn đang thấy tiêu cực - có nghĩa là mặt tích cực tồn tại ngay sau đó. Hãy nghĩ tới những điều tốt của chồng và mọi người xung quanh đã làm cho bạn, đã tốt với bạn, bạn học được gì sau bài học hôn nhân này, làm thế nào để vượt qua. Hãy giúp chính mình bằng tham gia các lớp học tìm lại hạnh phúc, hay đọc những cuốn sách chinh phục hạnh phúc để nhìn khủng hoảng hôn nhân là một bài tập cần giải - và bạn là học sinh xuất sắc ở trường đời sẽ giải xong.
Thay vì nhận đau đớn, tiêu cực, sân hận hàng ngày, phụ nữ hãy tìm cho mình những niệm lành, bình an, vui vẻ hạnh phúc. Phụ nữ muốn thoát khỏi đau khổ hãy học cách "Viết những nỗi đau, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Mỗi ngày phụ nữ dành 5-10 phút viết lại điều biết ơn, những việc làm tử tế với người khác, lên kế hoạch thay đổi chính mình... Và tập xóa đi những đau khổ, ân hận để sống đẹp hơn bằng các lớp học khơi nguồn hạnh phúc.
Ly hôn là giải pháp cuối cùng khi đã cố gắng hết sức. Hãy luôn luôn tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn, nếu chưa ổn thì cũng chưa phải là cuối cùng... Hãy cứ vui lên để rồi sau nước mắt sẽ vẫn là nụ cười bạn nhé.
Theo Gia đình & Xã hội
Tỉ phú Bill Gates vẫn du lịch cùng bạn gái cũ khi đã kết hôn
Với Ann Winblad, vị tỷ phú có thể chia sẻ về kinh doanh, về khoa học và cả những bộ phim. Thậm chí, sau khi kết hôn, họ vẫn duy trì truyền thống đi nghỉ cùng nhau vào mỗi mùa xuân.
" alt=""/>Vợ chồng khủng hoảng hôn nhân, phụ nữ đừng chỉ cúi đầu khóc
Do gia đình quá nghèo nên từ năm lớp 9 anh trai đầu của tôi đã bỏ học, đi làm phụ hồ. Em út của tôi cũng vậy, em học kém nên cũng sớm bỏ ngang. May mắn, trong gia đình, tôi là đứa con chịu khó học hành nhất. |
Ảnh: Đức Liên |
Bố mẹ không muốn đầu tư cho tôi ăn học bởi tôi là con gái. Ông bà quan niệm: “Học lắm rồi cũng đi lấy chồng, vừa tốn kém lại không giúp được gì cho gia đình”. Nhưng rồi tôi học tốt và đỗ đại học nên bố mẹ bất đắc dĩ phải cho tôi theo tiếp con đường học hành. Từ ngày tôi vào đại học, mẹ tôi thường xuyên nhắc nhở, tôi là con duy nhất trong nhà được đi học nên cũng phải có trách nhiệm để báo đáp sự đầu tư, hy sinh đó của cả nhà.
Tôi tốt nghiệp bằng giỏi và nhanh chóng được một công ty lớn nhận vào làm. Tháng đầu tiên khi vừa vào làm được 10 ngày, mẹ tôi đã gọi điện hỏi về mức lương và dặn dò khi nhận lương phải gửi về nhà để bố mẹ trang trải nợ nần.
Cừ đều đặn hàng tháng, tôi chỉ trích một số nhỏ chi tiêu, còn lại đều gửi hết về nhà. Tôi ăn uống kham khổ, thuê một phòng trọ nhỏ và cũng hạn chế mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Toàn bộ các khoản thu nhập như lương, thưởng, tăng ca, hoa hồng… tôi đều gửi về cho bố mẹ.
Tuy nhiên bố mẹ tôi vẫn không hài lòng. Ông bà luôn thúc giục tôi gửi về với lý do thiếu tiền sửa cái bếp, mua tủ lạnh hay tiền ma chay, hiếu hỷ… Các anh tôi đi làm thuê tiền chỉ đủ chi tiêu, hẹn hò bạn gái nên trách nhiệm lo cho gia đình đều đổ lên vai tôi. Bố mẹ tôi cũng luôn nhắc nhở, tôi là người duy nhất được ăn học nên tôi phải có trách nhiệm báo đáp.
Cứ như vậy suốt những năm sau đó, tôi không có một khoản nào tích lũy. Khi tôi đi lấy chồng cũng với hai bàn tay trắng. Thật may chồng tôi là người tử tế. Anh lo hết các khoản tiền đám cưới cho nhà trai lẫn nhà gái. Vậy nhưng bố mẹ tôi vẫn liên tục than phiền. Toàn bộ số vàng và tiền mừng cưới, mẹ gợi ý để mẹ giữ hộ. Nhưng sau này, tôi biết bà dùng nó để cưới vợ cho anh trai mà không một lời hỏi ý kiến tôi.
Khi tôi có gia đình riêng, sinh con nhỏ, bố mẹ vẫn liên tục gọi điện hối thúc tôi gửi tiền về. Ông bà cậy nhà chồng tôi có điều kiện, chồng tôi lại lương cao để nhắc tôi lo cho bố mẹ đẻ. Tháng nào tôi có việc chưa gửi tiền về, bà lại gọi điện trách móc, than thở. Tôi thật sự mệt mỏi vô cùng.
Đặc biệt, vừa rồi tôi phải chi tiêu vào nhiều việc nên hết tiền. Để có tiền gửi về cho nhà mẹ đẻ, tôi phải vay mượn khắp nơi. Tôi cũng không dám nói với chồng bởi tôi thực sự xấu hổ và không muốn anh khinh thường, chê bai nhà ngoại. Thậm chí gần đây nhất, mẹ tôi đánh tiếng ông bà sắp xây nhà mới. Số tiền dự tính lên đến 600 triệu đồng.
Ông bà, hai anh vay mượn, tích góp được khoảng 300 triệu đồng. Số tiền còn lại bà muốn tôi bù vào. Mẹ nói cả đời bố mẹ khổ cực nuôi con ăn học, đây là cơ hội để tôi báo hiếu. Căn nhà sau này sẽ thuộc sở hữu của hai anh. Thêm vào đó, thực sự tôi không có nhiều tiền đến vậy. Tôi chia sẻ, tôi chỉ có thể ủng hộ bố mẹ khoảng 100 triệu đồng nhưng mẹ tôi không hài lòng. Mẹ nói tôi lương cao, lấy chồng giàu mà ki bo với cả ruột thịt. Bà ân hận vì cho tôi học cao, học nhiều nhưng lại không biết báo đáp cha mẹ.
Mấy ngày nay tôi gọi điện, bà không nhấc máy. Tôi thực sự mệt mỏi, xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Độc giả V.T.L
'Nhà anh trai tôi thì tôi đến, sao chị cấm?'
Tôi thật thấm thía với câu nói “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Biết rằng đó là lời ví von của các cụ xưa và không phải cô em chồng nào cũng thế nhưng với gia đình tôi thì điều đó lại đúng.
" alt=""/>Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu