Hàng loạt video tin tức được tạo ra với dạng MC đọc lại thông tin không dẫn nguồn, thay tiêu đề và ảnh bìa.
Đọc tin không dẫn nguồn, tự chèn chữ vào ảnh
Kiểm tra một video đăng ngày 6/10 trên kênh Tin Tức Mới ***, dù tiêu đề là "Tin thời sự mới nhất ngày 8/10/2020", tin tức đầu tiên trong video được lấy từ bài viết đăng trên một trang tin điện tử cách đây gần 2 năm.
Tin tiếp theo trong video trên được lấy từ bài viết đăng ngày 6/10 và 4/10 trên các trang tin điện tử lớn. Những video khác trên kênh cũng lấy từ các trang tin rồi được MC đọc lại.
Dù đọc lại các tin đã có, MC trong video không hề dẫn lại nguồn tin. Những hình ảnh chạy trong video cũng không dẫn nguồn, bị chèn chữ "Tin Tức Mới ***" khiến người xem hiểu lầm rằng đó là ảnh do kênh tự sản xuất. Ở góc trên bên trái còn có chữ "Trực tiếp" dù đây là video đã được ghi hình trước.
Ngoài ra, MC trong các video chỉ xuất hiện ở phần mở đầu. Trong nhiều video, người này mặc trang phục giống nhau, nói cùng nội dung. Video thậm chí được chèn quảng cáo để kiếm tiền cho chủ kênh.
Video đọc tin tức trên kênh Tin Tức Mới *** không được dẫn nguồn, thậm chí tự chèn chữ. |
Tiêu đề video trên kênh này sử dụng các từ "Tin mới nhất", "Tin nhanh và chính xác", ảnh minh họa ghép các từ gây sốc như "Quá bất ngờ", "Lệnh khẩn", "Quá thất vọng" để thu hút lượt xem.
Một kênh khác là *** Giải Trí cũng tổng hợp tin từ các trang báo điện tử rồi đọc lại. Video có tiêu đề "CEO Matt Liu ra mắt bố mẹ Hương Giang" do kênh này đăng ngày 3/10 được lấy từ một bài viết trên trang tin điện tử nhưng không dẫn nguồn.
Dù không dẫn nguồn tin, nguồn ảnh, thậm chí đặt ảnh minh họa gây hiểu lầm để thu hút lượt xem, kênh Tin Tức Mới *** và *** Giải Trí lại có dấu tích xác nhận "chính chủ" của YouTube, trung bình các video đạt 60.000-150.000 lượt xem.
Chính sách của YouTubevề bản quyền báo chí khá mâu thuẫn. Trong một mục, YouTube liệt kê những thứ được cho là bản quyền, gồm "tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc đều được YouTube bảo vệ".
Tuy nhiên, ở một mục khác YouTube lại cho rằng "báo cáo tin tức được coi là một kiểu sử dụng hợp lý".
Video sử dụng tiêu đề và ảnh sai thông tin nhằm thu hút lượt xem. Ảnh: Đoạn Lãng. |
Đặt tiêu đề gây hiểu lầm để câu view
Ngày 5/10, một video giật tiêu đề gây hiểu lầm của kênh *** Giải Trí đã lọt top 12 thịnh hành của YouTube Việt Nam với tiêu đề "Nóng: Công an đã bắt được cô dâu bùng 150 mâm cỗ ở Điện Biên". Nội dung của video đọc lại 3 bài báo của 2 trang tin điện tử.
Hình ảnh trong video được copy từ một số bài báo. Tuy nhiên, bức ảnh người phụ nữ đang ngồi tại cơ quan điều tra cùng 2 chiến sĩ công an trong video thực chất là của một vụ án khác. Kênh này còn đặt tiêu đề sai sự thật nhằm thu hút lượt xem khi dùng từ "Công an đã bắt được cô dâu" cho tiêu đề thay vì "đã tìm ra cô dâu" như trong bài báo gốc.
Các video còn lại của kênh *** Giải Trí cũng thu hút hàng chục nghìn lượt xem dù chỉ là đọc lại bài báo không trích nguồn.
Tháng 7 vừa qua, kênh YouTube Nhịp Sống *** đăng video có tiêu đề "Thúy Nga qua đời ở Mỹ?". Video cắt ghép hình ảnh lễ tang, hoa viếng, nhanh chóng được người dùng mạng chú ý và để lại nhiều bình luận.
Các kênh YouTube thường đặt tiêu đề gây sốc để thu hút lượt xem. Ảnh: Xuân Tiến. |
Tháng 12/2018, kênh Tin Thời Sự *** đăng video có tiêu đề nói ca sĩ Cẩm Ly qua đời, thu hút hơn 600.000 lượt xem. Dù nội dung trong video là đính chính thông tin không có thật, bình luận bên dưới video hầu hết bày tỏ bức xúc vì cách đặt tiêu đề gây hiểu lầm.
Cách đặt tiêu đề giật gân cũng được kênh YouTube T** *** 24H TV sử dụng để thu hút lượt xem với video "NSND Hồng Vân ra đi đột ngột ở tuổi 54 - sự thật khiến ai cũng nổi da gà". Dù cuối video đã đính chính, người xem vẫn không hài lòng với cách đặt tiêu đề này.
"Nội dung của tin nghe có vẻ phê phán thông tin sai lệch, nhưng cách giật tít (tiêu đề) trang này cũng không khác đối tượng mà họ phê phán. Các bạn quản lý trang không nên câu view bằng cách tệ hại, vô đạo đức như vậy", tài khoản Lão Già Điên TV bình luận dưới video.
Ngoài video đặt tiêu đề gây sốc, không ít kênh YouTube còn trực tiếp đăng tin giả, đặc biệt liên quan đến những chủ đề được công chúng quan tâm như Covid-19, máy bay rơi... để thu hút view. Các kênh này hầu hết có lượt đăng ký và lượt xem khá cao, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn.
Tin giả luôn là vấn đề khiến YouTube đau đầu. |
Thế giới còn lúng túng với luật bản quyền báo chí
Bên cạnh việc cố ý trình bày tin tức sai sự thật nhằm thu hút lượt xem, các video trên còn vi phạm nghiêm trọng bản quyền báo chí khi đưa tin không trích nguồn, thậm chí chèn quảng cáo để trục lợi.
Bản quyền báo chí là chủ đề được nhiều nước quan tâm. Năm 2019, Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã thông qua luật yêu cầu các mạng xã hội phải ký thỏa thuận cấp phép với các chủ sở hữu bản quyền để sử dụng sản phẩm của họ. Bên cạnh các nội dung về âm nhạc, phim ảnh, luật này cũng sẽ áp dụng cho các thông tin từ báo chí.
Tháng 7 vừa qua, Australia đã công bố dự thảo luật buộc Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin nếu muốn dùng nội dung tin tức trên các nền tảng công nghệ. Đây là động thái điều chỉnh quan hệ giữa ngành truyền thông đang gặp khó khăn và các công ty công nghệ sau 18 tháng hai bên đàm phán không mang lại kết quả.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác phẩm báo chí là thành quả sáng tạo của nhà báo, là tài sản trí tuệ và là đối tượng được bảo vệ bản quyền. Dù vậy, luật sở hữu trí tuệ ghi rằng các tin tức thời sự thuần túy đưa tin không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Song, việc phân biệt giữa tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy không được đề cập. Do đó, không dễ xử lý các video đọc lại tin tức không dẫn nguồn.
Theo Zing
Sau khi bất ngờ thành hiện tượng, kênh Bà Tân Vlog sa vào việc sản xuất video có nội dung nhảm nhí. Các thành viên trong gia đình này cũng không ngừng tạo ra các clip câu view.
" alt=""/>Những kênh YouTube chuyên ăn cắp bản quyền báo chí tại Việt NamBộ Y tế yêu cầu, song song triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tiêm chủng, các địa phương không được bỏ phí bất kỳ liều vắc xin nào.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán các nguồn vắc xin khác trên thế giới để đảm bảo đủ vắc xin tiêm chủng cho người dân.
Covax Facility là cơ chế tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19. Covax được lập ra bởi WHO, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng GAVI, UNICEFF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh CEPI và các nhà sản xuất vắc xin, nhiều quốc gia phát triển.
Covax được thiết lập nhằm đảm bảo cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin phòng Covid-19.
Hiện Covax có 92 thành viên, đã cung ứng hơn 38 triệu liều vắc xin của AstraZeneca, Pfizer và Viện huyết thanh Ấn Độ đến trên 100 quốc gia, trong đó 61 quốc gia thu nhập thấp được nhận vắc xin miễn phí.
Thúy Hạnh
Một nữ nhân viên y tế ở An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Đây là trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam.
" alt=""/>Việt Nam nhận thêm gần 1,7 triệu liều vắc xin CovidVắc xin Pfizer phát triển dựa trên công nghệ mRNA
"Một nhà sản xuất vắc xin ở Việt Nam đã đề xuất mong muốn trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA", Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nói.
Ông Park cho biết đề xuất đang được WHO xem xét. Vị Trưởng đại diện WHO cũng bày tỏ tổ chức này hy vọng Việt Nam sẽ đăng ký sản xuất quy mô lớn vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA.
Vào tháng 4, WHO thông tin đang tìm cách mở rộng năng lực và quy mô sản xuất vắc xin của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình để kiểm soát đại dịch.
“Nếu Việt Nam tổ chức trung tâm chuyển giao công nghệ trên, điều này sẽ đóng góp vào việc sản xuất vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA ở Việt Nam cũng như trong khu vực”, ông Park nói.
Trước đó, ngày 8/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Bộ chủ trương đa dạng hóa các nguồn công nghệ, thực hiện nhanh nhất hoạt động chuyển giao, sản xuất vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo khẩn trương đàm phán mua trọn gói công nghệ tiên tiến nhất (mRNA) để sản xuất tại Việt Nam; mua và chuyển giao các công nghệ tiềm năng khác. Đồng thời, Việt Nam tham gia vào các cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO.
An Yên(Theo Reuters)
Ngày 16/5 tới, gần 1,7 triệu liều vắc xin AstraZeneca sẽ được Covax chuyển giao cho Việt Nam.
" alt=""/>WHO xem xét đề xuất sản xuất vắc xin Covid