Ảnh minh họa: Pexels
Thế rồi một buổi tối, khi chồng vào nhà vệ sinh, điện thoại của anh liên tục báo rung khiến Thủy chú ý. Số điện thoại gọi đến hiện chữ GYCB như thể là một cuộc gọi rác mà cô từng nhận nên Thủy bỏ qua. Chồng hôm nay đi làm về muộn, giờ mới đang tắm gội, cô cũng không muốn làm phiền anh.
Một lúc sau, Thủy lại thấy có tin nhắn từ số điện thoại này gửi đến, cô liếc thấy có dòng chữ: “Sao không bắt máy ạ?”.
Lúc đó, tim Thủy bỗng thắt lại, lòng cô hoang mang về một mối nghi ngờ mà trước nay cô chưa từng nghĩ đến. Thủy cầm điện thoại lên và nóng lòng muốn biết chủ nhân số điện thoại kia là ai.
Mật khẩu điện thoại di động của chồng Thủy là ngày sinh nhật của con trai, cô biết điều này nên dễ dàng mở khóa. Sau đó, Thủy vào lịch sử cuộc gọi của chồng và thấy rằng cứ vài ngày, anh lại có một cuộc trò chuyện với đầu dây bên kia, có khi kéo dài tới nửa tiếng đồng hồ.
Thủy rất tức giận. Sự ghen tuông dường như đã bắt đầu trỗi dậy. Có vẻ chỉ cô là một lòng một dạ, còn chồng cô thì không. Ai kia chắc hẳn phải rất đặc biệt thì chồng cô mới có thói quen sâu sắc như vậy.
Càng tò mò, tim Thủy càng đập mạnh. Cô tiếp tục vào kiểm tra Zalo của chồng để tìm manh mối của GYCB. Cứ ngỡ chồng cô phải xóa hết mọi manh mối rồi nhưng không, vừa vào cô đã thấy ngay một loạt tin nhắn từ cái tên khả nghi kia:
- Bố ơi, con muốn mua tất cả tài liệu học tập, gần đây cô giáo thông báo nhiều môn lắm mà mẹ chỉ cho con mua những môn chính thôi. Con còn thiếu 300k nữa, bố có thể cho con được không?
- Bố đâu rồi?
- Gọi mãi mà không thấy trả lời
- Sao không bắt máy ạ?
Thì ra GYCB là Minh An, con gái của chồng cô và vợ cũ. Anh từng kể với cô về vợ cũ và lý do chia tay. Đó là một người phụ nữ cá tính mạnh, rất nghiêm khắc với con gái và chồng. Sau khi họ rạn nứt tình cảm rồi ly hôn, vợ cũ gần như cấm con gái liên hệ với bố, nên bố con anh không dễ dàng gặp nhau, liên lạc cũng lén lút.
Thủy xem thêm về những cuộc trò chuyện giữa 2 bố con. Cô thấy chồng mình rất quan tâm đến con gái. Minh An cũng rất yêu bố và đặc biệt hiểu chuyện. Cô bé sợ mẹ, nên tìm bố để tâm sự hay giải quyết những vấn đề khó khăn. Thủy còn đọc được tin nhắn khác từ Minh An khiến lòng cô trùng xuống:
- Con nhớ bố lắm, con muốn gặp bố nhưng lại sợ mẹ giận, mẹ càng cấm hơn.
- Bố nếu thấy ngại thì đừng trả lời con, con sẽ hỏi mẹ. Con sợ dì phát hiện ra lại cằn nhằn bố. Chắc dì không thích con đâu nhỉ?
Thủy bỗng thấy thương Minh An đến lạ. Cô dùng điện thoại di động của chồng chuyển luôn cho cô bé 500 nghìn đồng và gửi một tin nhắn: “Vừa rồi bố bận, con đừng suy nghĩ lung tung, dì Thủy rất mến con đấy. Dì đang bảo bố lúc nào mời con sang nhà chơi, dì ấy sẽ nấu cho con một bữa ăn thật ngon”.
Minh An lập tức trả lời: “Thật hả bố? Bố cám ơn dì giùm con nhé!”, kèm một biểu tượng cảm xúc đầy phấn khích và bất ngờ.
Sau khi gửi tin nhắn cho cô bé, Thủy lặng lẽ đổi cái tên trong điện thoại chồng thành “Con gái Minh An”. Cô đặt điện thoại xuống và mỉm cười nhẹ nhõm.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, việc ứng dụng công nghệ là xu thế tất yếu trong tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh đó, những xu hướng giảng dạy tiếng Anh kết hợp công nghệ tiên tiến trên thế giới được chọn là chủ đề của Hội nghị VUS TESOL tại Hà Nội lần này.
Trình bày tại Hội nghị là các chuyên gia, diễn giả hàng đầu đến từ các tổ chức uy tín quốc tế như Nhà xuất bản Đại học Oxford, Cambridge, Nhà xuất bản MacMillan, National Geographic Learning, Vietnam Book Promotion…
Ông Gordon Lewis đến từ Nhà xuất bản Đại học Oxford chia sẻ: “Vai trò của người giáo viên là dạy học, thiết kế bài giảng, tư vấn, nghiên cứu, biên soạn nội dung, quản lý thông tin… Trong khi đó, nhu cầu của giáo viên và các trường học hiện nay đòi hỏi quy trình giấy tờ, chấm điểm dễ dàng và tự động hơn, tiết kiệm chi phí hơn, mở rộng giới hạn, học tập phối hợp, đánh giá kiểm tra chính xác thực lực người học, chuẩn bị nội dung dạy học tốt hơn trước giờ học. Bên cạnh đó, họ còn muốn học viên cải thiện kĩ năng thuyết trình, định hướng học tập, việc học được “may đo” phù hợp với kiến thức, kĩ năng, phong cách và mục tiêu học tập của mỗi học viên.” Vì vậy, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là rất quan trọng.
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL đầu tiên tại Hà Nội |
Ông Gordon Lewis gợi ý sử dụng các thông tin từ Wikipedia, các trang mạng,... và sử dụng blog để phát triển kĩ năng viết dựa trên nhiều chủ đề khác nhau. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông như Facebook, Twitter,... giúp người sử dụng tương tác nhiều hơn trong việc dạy học. Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy còn giúp học viên học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Diễn giả cũng nhấn mạnh những ưu thế của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh ví dụ Giáo trình kĩ thuật số, Ứng dụng học ngôn ngữ và Công nghệ nhận diện giọng nói sẽ hỗ trợ tốt.
Ông Steven Happel- Cố vấn Chuyên môn đến từ Anh văn Hội Việt Mỹ VUS chia sẻ chủ đề “5 xu hướng giảng dạy tiếng Anh bằng công nghệ cho thiếu niên”.
Theo ông Steven Happel, 5 xu hướng chính hiện nay gồm Youtube, Facebook, Google, Clickbait, và Poll. Trong đó, ông cho rằng xu hướng quan trọng nhất hiện nay là sử dụng mạng xã hội Facebook. Ông giải thích: “Sử dụng mạng xã hội phổ biến nhất dành cho thiếu niên giúp học viên dễ tiếp thu kiến thức vì sự gần gũi. Cụ thể, lợi thế của mạng xã hội là giúp học viên dễ dàng chia sẻ nội dung, tiếp cận với mọi ứng dụng và tính năng trên Facebook thông qua tiếng Anh, tự tin thể hiện quan điểm cá nhân, đặc biệt là những học viên nhút nhát, cập nhật thông tin và bài giảng liên tục, luyện tập tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, tăng khả năng sáng tạo,...”.
Tại Hội nghị, người tham dự lắng nghe nhiều chia sẻ hữu ích và thiết thực từ các chuyên gia, trao đổi và thảo luận những băn khoăn và chia sẻ tâm huyết về công tác giảng dạy Anh ngữ.
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL đầu tiên tại Hà Nội |
Bà Lê Thái Mỹ Phụng- Giám đốc Học vụ Cấp cao của VUS chia sẻ: “Ứng dụng công nghệ trong việc giảng dạy là một trong những nhu cầu thiết yếu của giáo viên để mang đến một môi trường học tập năng động và tương tác cho người học. Do đó, VUS TESOL không chỉ hướng đến cung cấp cho giáo viên các thông tin tiếp cận công nghệ mà còn rộng cửa chào đón tất cả những ai quan tâm và yêu thích lĩnh vực giáo dục Anh ngữ.”
Tháng 7 vừa qua, Hội nghị VUS TESOL lần thứ 13 đã được tổ chức thành công tại TP.HCM với 2.725 người tham dự là các giáo viên Anh ngữ trên cả nước và trong khu vực. Mỗi năm, VUS TESOL mang đến những thông tin cập nhật và các xu hướng mới trong lĩnh vực giáo dục, giúp các giáo viên Anh ngữ cập nhật nghiệp vụ chuyên môn. Thông qua đó, VUS mong muốn góp phần chia sẻ trách nhiệm phát triển cộng đồng và xã hội trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Anh ngữ trong thời kỳ hội nhập.
Với sứ mệnh đem đến những chương trình đào tạo chất lượng cho nhiều đối tượng với mức học phí hợp lý thông qua phương pháp giảng dạy sinh động và môi trường học tập tương tác cao được các tổ chức quốc tế chứng nhận, VUS TESOL chính là một trong những hoạt động thường niên được VUS thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và dịch vụ của mình.
Tìm hiểu thêm thông tin về chương trình, truy cập www.tesol.vus.edu.vn |
Thúy Ngà
" alt=""/>Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL đầu tiên tại Hà NộiPhóng viên: - Thưa ông, về kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học vừa kết thúc, có những ý kiến cho rằng nhiều đề tài có tên tương tự, lặp đi lặp lại qua nhiều năm là “chữa ung thư” và “cánh tay rô bốt”, "thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị"... Qua đó, đặt nghi vấn có dấu hiệu sao chép và cả sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học có các tiêu chí cũng như mục tiêu rất rõ ràng. Theo đó, học sinh hoàn toàn có thể dựa trên nền tảng, thành tựu khoa học kỹ thuật đã có để có các ý tưởng mới và đưa ra cách giải quyết vấn đề mà trước đó chưa ai làm.
Như vậy, không có nghĩa học sinh phải chọn những vấn đề hoàn toàn mới mà có thể chọn những vấn đề từng có và đang có các nghiên cứu thành công nhưng đưa ra được những phát hiện, vấn đề, cách giải quyết mới của mình để hoàn thiện, tối ưu hơn.
Nhiều người nói rằng sao trong các dự án của học sinh có nhiều ý tưởng liên quan tới vấn đề này. Nhưng đó là vấn đề luôn được quan tâm, nghiên cứu về ung thư thì có lẽ đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa thế giới vẫn phải theo đuổi các đề tài liên quan. Cũng chủ đề tìm giải pháp trong điều trị ung thư, người này có thể nghiên cứu ra một dẫn xuất của một chất mới, người kia nghiên cứu một cách thức mới để ứng dụng nó trong môi trường khác nhau... Như vậy mỗi nghiên cứu, mỗi bước tiến nhỏ đó sẽ đóng góp vào trong cộng đồng khoa học chứ không phải cứ nghiên cứu cái là ra thuốc chữa trị được ung thư.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Hay các dự án chế tạo cánh tay robot cho người tàn tật, tôi cho rằng nhiều năm tới đây, việc chế tạo cánh tay robot sẽ vẫn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Vì không ai khẳng định đã có “cánh tay robot” hoàn hảo đến mức không cần nghiên cứu, chế tạo gì mới hơn.
Không phải chỉ năm nay mà bao năm nay, sau mỗi cuộc thi đều có những thắc mắc tưng tự và đặt nghi vấn vào sự nghiêm túc, công bằng trong việc chấm giải. Đây không phải chuyện mới, tôi đã nói đi nói lại cỡ 10 năm rồi. Song tôi khẳng định ban giám khảo gồm nhiều nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc và bám sát các tiêu chí chấm.
Sở dĩ nhiều người thấy các đề tài dự thi có vẻ "giống nhau" là do cách đặt tên đề tài đều đề cập đến cùng một vấn đề, đôi khi chỉ khác nhau vài chữ. Nhưng những người hiểu biết về lĩnh vực đều thấy, vài chữ khác nhau đó trong tên đề tài chính là điểm mới, điểm khác biệt mà các dự án hướng đến.
- Thế với những ý kiến cho rằng một số đề tài vượt quá tầm của học sinh phổ thông, phải chăng có 'bàn tay' của người lớn?
Đối tượng của cuộc thi là học sinh ở lứa tuổi 14-18, chuẩn bị bước vào các bậc học cao hơn.
Yêu cầu của cuộc thi là học sinh phải vận dụng kiến thức của các môn đã được học ở phổ thông để phát triển, thực hiện các dự án.
Tuy nhiên, không có nghĩa các em chỉ được sử dụng những kiến thức cơ bản, đại trà. Các em sẽ phải tìm kiếm tài liệu, phải nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực mình chọn. Và các em học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận những đề tài chuyên sâu, có ý nghĩa, tính ứng dụng cao. Trong đó, không đòi hỏi các em phải sáng tạo toàn bộ mà có thể chỉ xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể trong đó như tôi đã nói ở trên. Đóng góp đó là không nhỏ.
Trong quá trình thực hiện, các em cũng không làm một mình mà cần có một môi trường để triển khai. Trong môi trường đó có sự hỗ trợ của giáo viên, cha mẹ trong việc hướng dẫn quy trình nghiên cứu, thực hiện, lựa chọn đề tài, hay là những người thợ hỗ trợ các em trong việc gia công sản phẩm.
Song, điều cốt lõi, những ý tưởng mới, cách xử lý vấn đề để đạt được những kết quả mới thì chắc chắn phải là của học sinh.
Về điều này, Bộ GD-ĐT cũng đã có những nguyên tắc, quy định cụ thể trong việc chấm giải. Trong đó, ban giám khảo không chỉ chấm dựa trên sản phẩm được trưng bày mà còn đánh giá trên hồ sơ để biết quy trình thực hiện. Đặc biệt là chấm dựa trên phỏng vấn trực tiếp học sinh. Nếu sản phẩm không do học sinh thực sự làm thì sẽ lộ ngay ở quá trình phỏng vấn, phản biện.
- Bộ có thống kê về khả năng ứng dụng hay sản xuất ra thị trường sau đó của các dự án này không?
Không phải tất cả những nghiên cứu của các nhà khoa học đều có thể đi ngay vào được trong cuộc sống mà cần phải có một sự tích lũy lâu dài trong quá trình nghiên cứu của những đề tài tiếp nối nhau.
Mọi người đang chỉ nhìn vào mấy trăm dự án của các em học sinh ở cuộc thi này, nhưng nếu thử nhìn rộng ra trong cả đất nước, xa hơn là cả thế giới thì có phải một hoạt động khoa học hôm nay nghiên cứu thì ngày mai đã đưa được ngay vào trong thực tế cuộc sống đâu.
Tôi nghĩ làm khoa học thì cũng phải tư duy hết sức khoa học. Chứ không phải một em học sinh làm đề tài xong là có thể đưa ra thị trường bán và trở thành thương hiệu lớn nhanh chóng như thế.
Có 12 dự án đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng |
- Vậy với ý kiến cho rằng nên bỏ cuộc thi này, ông nghĩ sao?
Mục đích của cuộc thi không chỉ nhằm vào việc chọn ra dự án/học sinh đạt giải thưởng.
Sản phẩm của việc nghiên cứu khoa học là bản thân dự án, nhưng quan trọng hơn là sản phẩm con người, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Tham gia nghiên cứu khoa học, các học sinh không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một vấn đề cụ thể mà qua đó phát triển tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, kỹ năng thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm.
Sự hiểu biết các em có được từ việc này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn. Ví dụ qua nghiên cứu, thực hiện các em có hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong lành, hay những giá trị nhân văn khi các em thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, người yếu thế trong xã hội… Đó là cái đích lớn mà chúng tôi muốn hướng tới.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong gần một thập kỷ qua đã thu hút hàng nghìn học sinh tham gia, trong đó có cả các em ở các vùng khó khăn. Điều đó khích lệ, tạo động lực để cả giáo viên và học sinh cùng thay đổi trong đổi mới dạy học.
Những điểm chưa phù hợp nếu có của cuộc thi sẽ được Bộ GD-ĐT nghiêm túc xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông và hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường.
Thanh Hùng
Liên quan đến việc dư luận phản ánh 2 dự án dự thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của Ninh Bình trong 2 năm được cho là có sự trùng lặp, Sở GD-ĐT tỉnh này đã có giải thích.
" alt=""/>Thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh: Bộ GD