Không may gặp tai nạn giao thông trước ngày đăng ký kết hôn, anh Mãi bị chấn thương sọ não, sau đó để lại di chứng nặng nề. Đến nay đã 5 tháng, nhưng anh vẫn chưa thể hồi phục. Mọi sinh hoạt cá nhân vẫn phải nhờ chị Oanh (chị ruột) chăm sóc.
Do anh Mãi phải điều trị ở nhiều bệnh viện, thời gian đầu lại không có bảo hiểm y tế nên chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Đến khi được chuyển về bệnh viện ở quê Trà Vinh tiếp tục tập vật lí trị liệu, chị Oanh đã chẳng còn cách nào lo được tiền viện phí, thuốc thang.
Sau khi hoàn cảnh đáng thương của anh Mãi được chia sẻ trên Báo VietNamNet, nhiều tấm lòng nhân ái đã dang rộng vòng tay cưu mang. Trước đó, Báo VietNamNet đã chuyển số tiền 35.375.555 đồng vào viện phí khi anh Mãi còn điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghiệp. Mới đây, chị Lê Thị Oanh đã có mặt tại văn phòng Báo VietNamNet để tiếp tục nhận số tiền đợt 2 là 31.418.000 đồng. Tổng số tiền anh Mãi được ủng hộ là 66.793,555 đồng.
Chị Oanh không nén nổi xúc động: "Khi được thông báo em trai tôi tiếp tục được ủng hộ, tôi mừng đến không ngủ được. Mấy tuần nay em tôi hết thuốc, nhưng không có tiền nên đành chịu. Ngay khi nhận được tiền, tôi đã quay lại bệnh viện để mua thêm đợt thuốc mới. Mong sao em tôi mau khỏe".
Chị Oanh liên tục bày tỏ lòng biết ơn đối với Báo VietNamNet và bạn đọc hảo tâm. Nói về hạnh phúc riêng của anh Mãi, chị nghẹn ngào. "Giờ còn chưa biết em trai tôi có thể tỉnh táo lại hay không, gia đình còn thêm gánh nợ, nên dù "người ta" (vợ chưa cưới của anh Mãi - PV) chọn thế nào thì chúng tôi cũng chẳng trách được. Mấy tháng nay em ấy cũng đã tận tình chăm sóc rồi".
UBND huyện cũng giao Phòng Kinh tế và hạ tầng; Phòng Tài nguyên và Môi trường; UBND các xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, Suối Cát, Suối Tân, Cam Hiệp Nam, Cam Hải Đông và thị trấn Cam Đức tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, sau hơn 5 tháng tạm dừng biến động, 2.385 thửa đất thuộc 114 khu vực đã được giao dịch trở lại.
Liên quan đến các thửa đất này, trước đó, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa kết luận, từ 1/1/2018 đến 30/6/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm 2 nhiệm kỳ (2015-2020 và 2020-2025) đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND huyện tự đặt ra thủ tục “hiến đất” làm đường không đúng thẩm quyền; không nghiêm túc chấp hành các chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh; vi phạm quy định pháp luật về đất đai khi cho phép 114 trường hợp tặng cho đất, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để tự làm đường, tách thửa và đã tách tổng cộng hơn 2.350 thửa với tổng diện tích đất hơn 57ha.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa sau đó quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm 2 nhiệm kỳ trên.
Tháng 11/2022, UBND huyện Cam Lâm yêu cầu tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 2.385 thửa đất.
Trung tâm có nhiệm vụ làm đầu mối điều phối, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, hợp tác liên quan đến kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19; thiết kế, tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các nền tảng, hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19.
Quản lý thống nhất, kết nối tập trung và phân phối dữ liệu khai báo y tế điện tử, dữ liệu khai báo di chuyển nội địa, dữ liệu phản ánh của người dân, dữ liệu điểm kiểm dịch và dữ liệu kiểm soát vào ra các điểm kiểm dịch giữa các hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Một trong những nhiệm vụ của Trung tâm là quản lý thống nhất, kết nối tập trung và phân phối dữ liệu giữa các hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19. |
Trung tâm cũng có nhiệm vụ phát triển hoặc nhận chuyển giao những giải pháp công nghệ mới trong phòng, chống dịch Covid-19; phục vụ các yêu cầu sử dụng công nghệ để hỗ trợ nghiệp vụ y tế của Bộ Y tế; hỗ trợ các yêu cầu về kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức triển khai biện pháp công nghệ cho các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, đôn đốc việc ứng dụng các hệ thống, nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 cũng như thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Có cơ cấu làm việc linh hoạt, không phải là một tổ chức hành chính, không phát sinh thêm tổ chức, biên chế, bên cạnh Giám đốc, phụ trách điều hành chung là Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT )còn mời các chuyên gia y tế và chuyên gia công nghệ tham gia làm Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, với vai trò là những thành viên nòng cốt.
Cụ thể, Bộ TT&TT mời đại diện lãnh đạo Cục CNTT (Bộ Y tế) làm Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Vị chuyên gia này phụ trách kết nối giữa các bên liên quan về công nghệ và y tế, căn cứ thực tiễn chống dịch, đề xuất các vấn đề, yêu cầu cụ thể (đầu bài) cần có công cụ CNTT hỗ trợ để Bộ chỉ đạo việc tổ chức xây dựng giải pháp CNTT, phần mềm đáp ứng yêu cầu đề ra.
Bộ TT&TT cũng mời ông Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tham gia Trung tâm với vai trò thành viên, phụ trách công tác cố vấn về mặt nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn có các thành viên nòng cốt khác của Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT); lãnh đạo một số doanh nghiệp...làm thành viên thường trực.
Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia có bộ phận giúp việc, bộ phận chuyên môn kỹ thuật là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các Cục: Tin học hóa, Viễn thông, An toàn thông tin và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tùy theo yêu cầu công việc, Cục Tin học hoá trình Lãnh đạo Bộ TTT&TT bổ sung thành viên nòng cốt của Trung tâm.
Trong kết luận cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo quốc gia trực tuyến với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM ngày 2/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo đã giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Tổ thông tin của Ban chỉ đạo quốc gia và các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai sử dụng CNTT nhằm hỗ trợ người dân khai báo y tế. Triển khai tổng đài gọi điện tự động để tăng cường nắm bắt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ giúp công tác xét nghiệm sàng lọc nhanh, hiệu quả hơn.