Thần đồng không đo được chỉ số IQ của nước Mỹ
Thần đồng GregSmith thuộc lòng bảng chữ cái năm 1 tuổi,ầnđồngkhôngđođượcchỉsốIQcủanướcMỹngày âm lịch chuyển sang ăn chay năm 2 tuổisau khi nghiên cứu về khủng long. Cậu bé sinh năm 1990 này vào đại học năm 10 tuổi.
Greg trong chương trình của Oprah Winfrey |
Giống như những đứa trẻ khác, cậu bé Greg thích những bộ phim hoạt hình hay, thích đi xe đạp và chơi bóng rổ.
Ngoại trừ chỉ số IQ của Greg thì hoàn toàn khác - được cho là cao đến mức không thể đo đếm được.
Greg thuộc lòng bảng chữ cái năm 1 tuổi, chuyển sang ăn chay năm 2 tuổi sau khi nghiên cứu về khủng long và nhận ra rằng con người – giống như động vật ăn cỏ - có răng phẳng. Năm 4 tuổi, cậu làm được những bài đại số cơ bản và đọc các tác phẩm của Jules Verne. Cậu suy luận ra sự thật về ông già Noel trong một lần tới thăm thư viện năm 4 tuổi khi thấy tất cả những cuốn sách về Thánh Nicolas (ông già Noel được cho là hiện thân của Thánh Nicolas) đều được sắp xếp vào khu vực tiểu thuyết.
Như những người khác, bố mẹ cậu cũng ngạc nhiên về cậu con trai. Họ đều là những người được học hành nhưng chưa có ai trong gia đình có tài năng đặc biệt. Họ gặp nhau ở ĐH Maryland khi ông Bob Smith chơi trong đội bóng chày, còn bà Janet là đội trưởng đội cổ vũ.
Ông Bob có bằng thạc sĩ về vi trùng học, trong khi bà Janet có bằng cử nhân về truyền thông. Bà từng sở hữu một cơ sở dạy khiêu vũ cho tới khi bà nghỉ hẳn để giúp con trai với những nhu cầu đặc biệt.
Sự khát khao kiến thức của Greg khiến gia đình bà phải phiêu bạt qua 3 tiểu bang của Mỹ. Chỉ sau vài tháng học mầm non, cậu con trai của họ tỏ ra chán nản và chuyển sang học lớp 1. Năm sau cậu bé lên lớp 2 và mọi thứ lại sụp đổ khi Greg thất vọng về những gì mình được học. Tuy nhiên, hệ thống trường học ở đây có quy định không được học nhanh quá 1 lớp trong 3 năm. Tất cả những gì họ có thể làm là đưa cho Greg sách lớp 5 và để cậu bé tự học ở hội trường.
Greg cảm thấy mình bị tẩy chay. Bố mẹ cậu muốn con trai tự hào về trí tuệ của mình, vì thế họ đã tìm kiếm khắp nước Mỹ một hệ thống trường học cho phép Greg học theo tốc độ của mình.
Greg tới Trường Randolph-Macon College |
Năm 1996, họ chuyển tới hạt Clay, Florida. Mùa thu năm đó, Greg bước vào lớp 2. Mùa thu năm sau, cậu vào trung học. 22 tháng sau, năm 9 tuổi, cậu trở thành học sinh tốt nghiệp trung học nhỏ tuổi nhất trong lịch sử bang Florida. Những chiếc máy quay của báo giới soi cận cảnh vào chiếc răng sún khi Greg bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp.
Gia đình Smith lại tiếp tục chuyển tới Virginia để con trai học đại học. Trường Randolph-Macon với 1.100 sinh viên là sự lựa chọn của thần đồng.
Từ đó, bà Janet là người đưa con trai tới trường và đợi cậu trong văn phòng riêng mà nhà trường dành cho cậu. Bà cũng là người kết nối con trai với báo giới, đảm bảo rằng cậu luôn được an toàn.
Thói quen học tập của cậu bé này cũng rất tỉ mỉ. Cậu thích tới trường sớm và ngồi ở giữa hàng ghế đầu tiên. Mối quan hệ của cậu với các bạn cùng lớp cũng có nhiều khoảng cách. Trong những buổi lễ của trường, Greg đứng ở một góc, cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với các giáo sư hơn là với các sinh viên.
Bố mẹ cậu tỏ ra khá nhạy cảm trước bất kỳ ngụ ý nào cho rằng họ đã để con trai phát triển quá nhanh. “Không còn sự lựa chọn nào khác cho Greg” – bà Janet Smith từng nói. “Chẳng có ai có tài năng và tiềm năng như của Greg để chúng tôi có thể học theo”.
“Mọi người cứ hỏi rằng thằng bé có bỏ lỡ điều gì không. Tôi trả lời “không”. Thằng bé có những cơ hội mà ai cũng mơ ước. Được đi khắp thế giới, hạnh phúc khi thức dậy mỗi sáng. Trong suốt thời gian học đại học, chẳng có ngày nào mà Greg không muốn tới trường”.
Báo chí hàng chục quốc gia trên khắp thế giới săn đón Greg. Cậu từng xuất hiện trên các talk show đình đám như: Oprah,Letterman, “60 Minutes” và trên bìa tạp chí London Times.
Greg chụp cùng bố mẹ |
“Tôi tin rằng mình được Chúa trao tặng một món quà đặc biệt và tôi không biết tại sao. Tôi muốn sử dụng món quà này để giúp loài người, mang lại hòa bình mãi mãi cho thế giới” – Greg từng chia sẻ.
Chàng trai sinh năm 1990 mơ ước khám phá các tiểu hành tinh, tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư, xóa bỏ đói nghèo và trở thành Tổng thống Mỹ.
Nhưng trước hết, để thực hiện được những ước mơ đó, cậu phải học. Greg lên kế hoạch lấy được 4 tấm bằng Tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Năm 13 tuổi, cậu bắt đầu hành trình tìm kiếm tấm bằng đầu tiên về Toán học. Greg cũng được nhận học bổng trị giá 300.000 đô la cho 6 năm học.
Năm 16 tuổi, cậu cùng lúc học 4 bằng Tiến sĩ: toán học, y sinh học, kỹ thuật hàng không và quan hệ quốc tế.
“Cậu ấy sẽ trở thành một Tổng thống tuyệt vời” – Sarah E. Crider, cộng sự trong phòng thí nghiệm sinh học tế bào của Greg nhận xét. “Cậu ấy tài năng và có kiến thức rộng, có khả năng cân bằng nhiều công việc khó khăn”.
Tuy nhiên, ông Adrian C. Rise, một trợ lý giáo sư Toán học, người dạy một số môn học cho Greg thì có những nhận xét cẩn trọng hơn. “Thần đồng đối với tôi là mang sự sáng tạo và độc đáo vào lĩnh vực của bạn. Greg chưa có cơ hội để làm điều đó. Cậu bé vẫn còn đang học. Tất cả những gì chúng ta có thể nói bây giờ là Greg rất giỏi với tư cách là một sinh viên và thể hiện tốt trong các kỳ thi”.
Cũng không phải tất cả các môn học Greg đều xuất sắc. Đôi lúc cậu cũng bị điểm B, thỉnh thoảng vì những chuyến đi xa mà cậu phải nghỉ học.
Greg bắt đầu tham gia vào những vấn đề của thế giới từ khi còn nhỏ. Cậu thành lập International Youth Advocates – một tổ chức ủng hộ quyền trẻ em. Greg quyên tiền để xây dựng một ngôi trường ở Rwanda, đưa máy vi tính và các thiết bị giáo dục tới Kenya, mang nước sạch tới Sao Paulo, Brazil.
“Tôi tập trung vào trẻ em bởi vì họ còn có tương lai” – Greg nói. “Họ là những người không bị xã hội làm vấy bẩn. Họ là những người mà nhà triết học Rousseau nói rằng vẫn còn tâm hồn trong sáng”
Greg cũng từng có những cuộc gặp gỡ riêng với cựu Tổng thống Bill Clinton và cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev.
Ngoài học thuật, thần đồng nước Mỹ cũng từng có một thời gian biểu bận rộn cho việc đi thuyết trình. Mỗi lần xuất hiện, cậu nhận được khoảng 10.000 đô la. Mẹ cậu – bà Janet là người sắp xếp các lịch hẹn cho con trai và là người tóm tắt với báo chí “thông điệp” của con trai. Tuy nhiên, bà cũng nói rõ ràng rằng bà không thúc ép con trai làm việc này.
“Mọi đường hướng đều là do Greg”- bà nói.
Trong các cuộc phỏng vấn, Greg lúc nào cũng lịch sự, tự tin và khiêm tốn. Cậu mỉm cười, nói chuyện nhẹ nhàng và liên tục thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Cậu từ chối nói rõ mình đứng về phía nào trong các cuộc tranh luận chính trị. Greg nói rằng cậu muốn làm việc chung với tất cả mọi người. Mặc dù rất tự hào về trí tuệ của mình, song cậu cũng thừa nhận rằng đó là một gánh nặng.
Toán học là mối tình đầu của Greg. “Đó là ngôn ngữ của mọi ngành khoa học” – cậu nhận định.
Một tấm bảng đen trong văn phòng riêng của Greg ghi lại những suy tưởng của cậu. Lúc thì nó dày đặc những phương trình, lúc thì chật kín những chuỗi DNA. Lúc khác, lại là bản phác họa một ngôi làng thời trung cổ.
Cậu muốn làm cho thế giới trở nên logic hơn. “Các nguồn tài nguyên vẫn sẽ tồn tại nếu chúng ta có thể học cách sử dụng chúng”.
Greg trong lễ tốt nghiệp phổ thông |
Greg cũng là một người ăn chay và cậu cho rằng nạn đói sẽ biến mất nếu con người chỉ ăn thịt một bữa/ tuần. “Nếu chúng ta sử dụng những đồng cỏ đang chăn nuôi gia súc để trồng trọt, thì chúng ta có thể nuôi sống số người gấp 10 lần hiện tại”.
Greg tin rằng các nguồn tài nguyên có thể được bổ sung bằng cách khai thác các tiêu hành tinh.
Cậu cũng là một người tinh tế trong giao tiếp. Ví dụ như chàng trai này luôn muốn mọi người biết rằng cậu không hề đánh mất tuổi thơ. Nếu cậu cảm nhận thấy thái độ hoài nghi của người đối diện, cậu sẽ thể hiện bằng những màn biểu diễn bóng rổ đẹp mắt.
Greg cũng luôn cố gắng thích nghi và hòa đồng. Khi giáo sư hỏi cả lớp một câu hỏi, cậu thường đếm nhẩm trong đầu đến 25 rồi mới giơ tay phát biểu.
“Đó là việc mà thằng bé vẫn làm từ khi học tiểu học” – mẹ Greg chia sẻ. “Greg muốn cho tất cả bạn cùng lớp cơ hội tham gia”.
Tuy nhiên, một số người thì cho rằng Greg có phần chín chắn quá so với tuổi. “Tôi nghĩ rằng sự vui vẻ mới là thứ mà bạn cần nghĩ tới” – nhà linh trưởng học nổi tiếng Jane Goodall từng viết cho Greg năm cậu 13 tuổi sau lần gặp gỡ ở New York.
“Tôi thích học tập. Tôi luôn thích học và sẽ tiếp tục thích học tập. Việc đó mang tới rất nhiều niềm vui” – cậu nói.
Trong khi đó, mẹ cậu thì tự hỏi tại sao một số người lại nghi ngờ điều đó. “Xã hội đang gây ra một tai hại to lớn cho mỗi thế hệ bằng cách vội vàng cho rằng học tập thì không thể vui vẻ. Đôi khi, chúng ta ngăn cản trẻ đến với học tập theo cách đó”.
- Nguyễn Thảo(tổng hợp)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Bologna vs AS Roma, 0h00 ngày 13/1: Lấy lại vị thế
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp công nghệ số giai đoạn 2015-2021 đạt bình quân 15,2%/năm, gấp hơn hai lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương chỉ ra, trong tổng thể doanh thu này, tỷ trọng của khu vực FDI rất lớn nhưng giá trị gia tăng (VA) không nhiều. Phần lớn, chúng ta vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, đặt ra yêu cầu về độc lập, tự chủ để tránh tổn thương trong giai đoạn phát triển và phải có cách tiếp cận phù hợp.
Nghị quyết 29 của BCH Trung ương đã có định hướng xây dựng chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc tập, tự chủ của ngành sản xuất Việt Nam nói chung, trong đó có lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (Make In 2045). Chính phủ đang xây dựng chương trình hành động Nghị quyết 29.
Trong Nghị quyết 29, Bộ TT&TT đưa vào nhiệm vụ xây dựng Luật công nghiệp, công nghệ số để có trọng tâm, trọng điểm thực hiện. 30% trong kinh tế số là ngành công nghiệp công nghệ số, 70% là ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực. Ông Hiển cho rằng, nếu không có lõi là 30% thì các định hướng khác đều khó.
Ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm lĩnh vực viễn thông, phần cứng, phần mềm, dịch vụ xoay quanh Internet như nội dung số, nền tảng số, dữ liệu, điện toán đám mây. “Diễn đàn quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất” là hội thảo đầu tiên bàn luận về những vấn đề xung quanh để đưa ngành công nghiệp số thành công nghiệp nền tảng theo đúng định hướng mà Việt Nam đã nhận diện.
Cần lồng ghép chỉ tiêu phát triển kinh tế số vào chỉ tiêu phát triển của địa phương
Trong phiên thảo luận chiều 14/9, các đại biểu đã trao đổi ý kiến đóng góp và kiến nghị về mặt chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước, chia sẻ về vấn đề tự lực tự cường cũng như chính sách đầu tư cho R&D. Sau khi lắng nghe các tham luận và giải pháp, ông Nguyễn Đức Hiển tóm lược thành ba nhóm vấn đề chính.
Thứ nhất, đối với cơ chế, chính sách chung, "để ngành công nghiệp công nghệ số thực sự trở thành ngành công nghiệp nền tảng, phải lồng ghép chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, trong đó có phát triển công nghiệp công nghệ số vào chỉ tiêu phát triển của địa phương cho đến cấp ủy, huyện, xã. Nếu không, địa phương, tỉnh ủy sẽ khôngcó cơ sở kiểm tra, giám sát cán bộ", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nói.
Những địa phương có tiềm năng thế mạnh chung về phát triển công nghiệp công nghệ số, điều quan trọng là mạnh dạn đề xuất thí điểm mô hình mới như Nam Định. Theo ông Nguyễn Đức Hiển, đối với một số luật như Luật công nghiệp công nghệ số, Luật giao dịch điện tử, việc thể chế hóa bằng các Nghị định cần hoàn thiện sớm. Điều này đảm bảo hành lang pháp lý, nghị định thông thoáng để thúc đẩy các hoạt động.
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng nhà nước, cho biết Ngân hàng nhà nước đang đốc thúc để hoàn thiện Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP.
Về cơ chế đặt hàng của nhà nước, các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải tiên phong chuyển đổi số, kết nối, liên thông dữ liệu, chuyển từ cơ chế mang tính định hướng ưu tiên thành ưu đãi trong các chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số cụ thể.
Về liên kết giữa các doanh nghiệp, nên có sự phân vai nhưng tạo liên kết. Theo ông Nguyễn Đức Hiển, "chúng ta phải tạo ra một hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không sẽ triệt tiêu động lực phát triển, đặc biệt là khu vực SME". Ngoài ra, cần rà soát lại cơ chế ưu đãi cho lĩnh vực phần mềm.
Thứ hai, cần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Khâu nhận thức và tuyên truyền rất quan trọng. Những tỉnh chuyển đổi số tốt, chỉ số ICT Index tốt, người đứng đầu phải tiên phong. Về phía cơ quan quản lý cần có bộ hướng dẫn do nhiều địa phương chưa biết triển khai chuyển đổi số từ đâu, tiêu chí đánh giá ra sao vì đây là lĩnh vực rất mới, cần cập nhật thường xuyên.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đào tạo, phổ cập kỹ năng số; đặt ra áp lực tất cả cơ quan quản lý sử dụng nền tảng công nghệ, dịch chuyển dần. Nền tảng phải mở, đơn giản, dễ sử dụng.
Thứ ba, về định hướng, Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp dữ liệu. Nền tảng số được áp dụng nhiều trong lĩnh vực thanh toán, dịch vụ, thương mại điện tử nhưng trong lĩnh vực công nghiệp còn đang suy nghĩ. Ngược lại, phải có sản phẩm, công nghệ hướng đến thị trường trong nước (hộ gia đình, SME).
Chính sách hỗ trợ SME, chương trình đào tạo phải thay đổi cách thức. Phân định rõ chủ thể, cơ quan trong phối hợp, phát triển ngành công nghiệp.
Phát triển kinh tế số và xã hội số để người dân giàu có, hạnh phúc hơnMục tiêu quan trọng, bất biến trong quá trình phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam là làm cho người dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số." alt="Cần đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế số vào chỉ tiêu phát triển của địa phương" />- - Ngày 25/3, ông Nguyễn Đình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết đã chỉ đạo Công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc cháu T.M.T (2 tuổi, ở thôn Tân Dân, xã Nhơn An, TX An Nhơn) tử vong nghi bị sặc cháo ở điểm giữ trẻ tại địa phương.Xôn xao chuyện cô giáo túm tóc bé mầm non giật mạnh" alt="Bé 2 tuổi tử vong do nghi sặc cháo ở điểm giữ trẻ" />
- - Những em học sinh trong phóng sự “Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha” đều đã quay trở lại lớp học. Phía nhà trường cũng không có hình thức kỉ luật nào với các em.>> VTC14 xin lỗi và đình chỉ ekip phóng sự "học sinh hút shisha"" alt="Không kỉ luật nhóm học sinh hút shisha trên VTC14" />
Khu vườn chết chóc của nữ công tước nước Anh
Dù chứa cả trăm loại cây kịch độc, có thể gây chết người trong tích tắc, khu vườn này vẫn luôn khiến du khách phải tò mò đến tham quan.
" alt="Bức thư pháp 300 triệu USD của ông Mao Trạch Đông bị cắt làm đôi" />- Từ nhỏ, tôi lớn lên trong tình yêu thương của mẹ mà thiếu vắng sự quan tâm của cha. Mẹ tôi là mẹ đơn thân, bà bị người yêu ruồng bỏ lúc phát hiện mang thai tôi.
Bố đẻ tôi vì mê đắm với nhan sắc con vị cán bộ cùng tiền tài, địa vị nhà họ nên cắt đứt, để mẹ tôi với cái bụng bầu ngày càng lớn giữa đất Hà Nội.
Tôi chưa từng được gặp mặt cha, dù chỉ một lần. Thương mẹ chịu bao cay đắng, nghiệt ngã của người đời, tôi cũng không có ý định đi tìm ông. Vì tôi sợ mẹ buồn và suy nghĩ.
Năm đó, mẹ tôi là cô sinh viên giỏi giang, tương lai rộng mở nhưng bà bảo lưu kết quả, đi làm thuê chờ ngày sinh nở.
Càng khổ sở bao nhiêu, mẹ tôi càng hận người yêu cũ bấy nhiêu. Lúc tôi ra đời, ốm đau, mẹ tôi không ít lần bật khóc tức tưởi vì một mình vò võ trong bệnh viện. Mãi năm tôi 2 tuổi, ông bà ngoại tìm đến, đưa tôi về quê nuôi dưỡng, động viên mẹ tôi trở lại trường.
Bà tiếp tục sự nghiệp đèn sách, vùi đầu vào học. Tốt nghiệp, mẹ tôi thi đỗ chương trình học cao học của nước ngoài. Tiền đồ của bà mỗi lúc một sáng lạn hơn.
Về nước, bà được nhận việc ở viện nghiên cứu của nhà nước với vị trí quản lý. Tuổi trẻ, tài cao, được mọi người quý mến, mẹ tôi thăng tiến nhanh chóng.
Năm tôi 7 tuổi, mẹ mua nhà, đón con trai lên ở cùng. Mẹ thương tôi theo cách riêng, thay vì chiều chuộng thái quá, mẹ rèn rũa tôi có phần nghiêm khắc. Phải công nhận, dưới sự uốn nắn của mẹ, tôi lớn lên, trở thành người có học thức, biết đối nhân xử thế.
Cũng từng đó năm, bà tuyệt nhiên không tìm hiểu bất cứ người nào mà chấp nhận sống một mình.
Tốt nghiệp đại học, tôi không về viện nghiên cứu làm theo ý của mẹ mà tự ra mở công ty sản xuất thực phẩm.
Mẹ cũng hỗ trợ tôi nhiệt tình, cho con trai mượn số vốn nhỏ đầu tư. Vài lần thất bại, tôi đạt được thành tựu của mình. Đến năm 30 tuổi tôi mới yêu.
Người đầu tiên tôi dẫn về là Ngọc, con gái Hà Nội gốc. Em xinh xắn, dịu dàng, nấu ăn ngon, thuộc diện con nhà gia giáo. Mẹ tôi khá ưng Ngọc.
Do tuổi tác cả hai cũng đến độ chín để lập gia đình, tìm hiểu 4 tháng, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới. Mọi việc được hai bên thống nhất xong xuôi, tuy nhiên đến gần ngày ăn hỏi, nhà gái bất ngờ hủy hôn chỉ vì mâu thuẫn nho nhỏ.
Bố Ngọc biết hoàn cảnh gia đình tôi nhưng ông khuyên thông gia, ngày đại lễ, nên mời bố đẻ tôi đến. Như vậy cho song toàn hai bên, đầy đủ cha mẹ.
Mẹ tôi vốn mang thù hận với bố đẻ con trai, nghe thông gia nói, bà không giữ lễ nghĩa, buông lời chỉ trích nặng nề, trách nhà Ngọc chê bai hoàn cảnh nhà tôi rồi tắt máy.
Phía nhà gái, bị xúc phạm, đùng đùng đòi cắt đứt. Bao nhiêu dự định của chúng tôi tan thành mây khói. Sau đó, Ngọc ngậm ngùi nói lời chia tay.
Hai năm sau, tôi mới đủ dũng khí tìm hiểu người khác. Chẳng hiểu sao, mẹ tôi không hài lòng em, chê em vụng về, nói năng bộp chộp. Tuy vậy, tôi vẫn kiên quyết lấy. Dẫu sao, tôi đã trưởng thành, cuộc sống có thể tự chủ, không thể nhất nhất nghe theo mẹ.
Thấy con trai đã quyết, mẹ tôi đành nghe theo. Thế nhưng, không hiểu mẹ tôi gặp riêng em nói chuyện gì mà 3 ngày sau, người yêu khóc lóc đòi chấm dứt tình cảm. Em than thở, sau này không thể làm dâu người độc đoán, coi thường nhà em như thế. Tôi gặng hỏi cả mẹ và em nhưng không ai nói rõ sự tình. Mối tình thứ 2 của tôi đành lỡ dở.
Lần thứ 3, trước khi đưa bạn gái ra mắt, tôi ý tứ thăm dò mẹ. Nhận tín hiệu tốt, tôi hẹn Hoa - người yêu mới đến nhà ăn cơm.
Ở tuổi 35, tôi muốn yên ổn, cưới vợ sinh con như bao người khác nhưng 2 lần trước đều gặp sự cố. Vì thế yêu Hoa, tôi rút kinh nghiệm, cố gắng thúc đẩy mọi thứ nhanh chóng, mẹ gật đầu là tôi tự đứng ra lo liệu, sắp xếp mọi thứ.
Việc gặp mặt hai nhà chỉ là hình thức, hai hôm sau là ăn hỏi, đón dâu luôn, tránh để lâu ngày, sinh chuyện.
Tôi đưa mẹ đến nhà Hoa chào hỏi, gặp gỡ. Vừa gặp bố em, bà quay lưng đi thẳng, không thèm nói một câu. Theo lời mẹ tôi, bố Hoa là bạn của bố đẻ tôi. ‘Ngữ ấy chơi với nhau, cũng cùng một giuộc, lại lăng nhăng, thiếu chung thủy. Con lấy ai thì lấy nhưng nhà này mẹ từ chối kết thông gia’, bà nói.
Trước sức ép của mẹ, cuộc tình này cũng chẳng đi đến đâu, dù mọi thứ cho đám cưới đã chuẩn bị xong xuôi.
3 lần cưới hụt, tôi chán nản, không có ý định đến với ai và muốn bỏ đi một nơi thật xa, quyết không bao giờ gặp lại bà.
Bình thường, mẹ tôi là người hiểu chuyện, tốt tính, không hiểu sao, động đến hôn nhân là mẹ tôi thay đổi thái độ. Tôi cảm giác bà không giống như bình thường mà trở thành con người cay nghiệt, độc đoán.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Tâm sự của giám đốc 3 lần cưới hụt vì mẹ ngăn cản" />
- ·Nhận định, soi kèo Brentford vs Plymouth Argyle, 22h00 ngày 11/1: Dưỡng sức
- ·Trường vận động xây bể bơi xong rồi lấp bỏ
- ·Nga sẽ chuyển giao tiêm kích Su
- ·Bao giờ dân mới hết ‘sống sợ hãi trong nhà chờ sập’?
- ·Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs ISPE FC, 16h30 ngày 13/1: 3 điểm xa nhà
- ·Chuyện Phương Vy Idol bị miệt thị ngoại hình lên sàn diễn?
- ·Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Có phương án thi tốt nghiệp đợt 2
- ·“Đốn tim” với vẻ dễ thương của Hoa khôi nhí Tây Đô
- ·Nhận định, soi kèo Rennes vs Marseille, 3h05 ngày 12/1: Nối mạch toàn thắng
- ·Trường tư đồng loạt 'kêu cứu' trước nguy cơ mất quyền tự quyết
- Câu chuyện phạt – kỷ luật học sinh lại một lần nữa rộ chuyện trong ngành giáo dục. Lần này là mâu thuẫn về phương pháp kỷ luật giữa gia đình và cô giáo. Cô giáo lần này bắt quỳ - vụ việc ở Trường THCS Tô Hiệu (Hà Nội) hay cô giáo liên tiếp tát, dùng thước vụt mạnh nhiều học sinh – vụ việc ở Trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng). Còn phụ huynh thì phản đối.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Lê Nguyên Phương - chuyên gia tâm lý học đường, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ) - về câu chuyện này.
TS Lê Nguyên Phương
Nhục hình vi phạm nhân phẩm con người và thực sự không kết quả
Quan điểm của ông trước hai sự việc trên là như thế nào, thưa ông?
- Tôi xin nói trước là khi trao đổi, tôi dùng chữ “nhục hình” với ý nghĩa nguyên gốc là “hình phạt làm cho đau đớn về thể xác”, chứ không phải ý nghĩa hạ nhục.
Theo nhiều nghiên cứu, ngoài việc có nguy cơ gây chấn thương trẻ, những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý là hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra, trong đó phải kể đến tiến trình nhập tâm những tiêu chí luân lý sai lệch và sự tăng gia những hành vi phản xã hội cũng như sự hiếu chiến của nhiều trẻ.
Nó làm tổn hại quan hệ gia đình và nhà trường, giữa giáo viên và trẻ, khi mà những thành viên xã hội ngày càng ý thức hơn về phẩm giá của chính mình.
Và cuối cùng, dùng nhục hình nghĩa là chúng ta trực tiếp truyền đạt với trẻ “hãy dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, và ai có quyền lực hơn sẽ được dùng nó, ai ít quyền lực hơn phải phục tùng”.
Trong cuốn "Dạy con trong hoang mang", tôi có kể lại phát biểu của một vị mục sư Hoa Kỳ.
Khi được phỏng vấn bởi đài NPR, mục sư Nirvana Gayle ở thành phố Los Angeles (bang California, Hoa Kỳ) cho rằng ông không dạy con bằng nhục hình và trước đây bố mẹ ông cũng không nuôi dạy ông bằng nhục hình, vì con cái “cũng là con người và chúng ta cần sự kiên nhẫn và thời gian để xây dựng phương pháp và cách thức khác để dạy dỗ và huấn luyện con cái chúng ta”.
Mục sư Gayle còn đi xa hơn khi so sánh việc trừng phạt bằng đòn roi tức là hạ thấp con mình xuống hàng súc vật và chính thời xưa chủ nô cũng dùng roi vọt để điều khiển nô lệ.
Trong một phát biểu đồng tình với khuyến cáo của các hiệp hội Tâm lý học, Nhi khoa và Y khoa Hoa Kỳ phản đối bạo hành con trẻ, nhà giáo Rafranz Davis cũng nhận xét “Tôi nghĩ rằng lối thực hành ấy được dùng để kiểm soát những người ít quyền lực hơn mình”.
Nhưng phạt quỳ, ít ra ở trường hợp này, dường như không gây đau đớn về thể xác…- Chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm dùng nhục hình. Theo định nghĩa của GS Murray Straus, chuyên gia nghiên cứu tại ĐH New Hampshire, “nhục hình” (corporal punishment) là việc áp dụng có chủ đích loại hình phạt gây ra những đau đớn cho thể xác như là một phương pháp để thay đổi hành vi.
Trong môi trường học đường, nếu giáo viên hay giám thị sử dụng các hình phạt sau thì đều có thể xem như là nhục hình: đánh đập học sinh, bắt học sinh phải giữ một nguyên vị trí trong một thời gian dài như bắt quỳ, hay bắt học sinh không được thực hiện một nhu cầu tự nhiên của thể xác như bắt nhịn tiêu tiểu.
Mở rộng hơn nữa thì chúng ta có thể dùng khái niệm bạo lực học đường của GS Stuart Henry đã đăng trên Viện Chính trị và Khoa học Xã hội Mỹ. Theo GS. Henry, bạo lực là “sự sử dụng quyền lực để hại người khác”.
Quan trọng nhất trong định nghĩa này là khái niệm làm hại được giáo sư Henry mở rộng để bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau.
Ngoài tổn thương thể xác, người bị hại còn bị tổn thương tinh thần như tâm lý hay cảm xúc; vật chất như vật sở hữu hay điều kiện tài chính kinh tế; xã hội hay quan hệ xã hội và bản sắc; đạo đức và luân lý…
Và người gây hại có thể dùng quyền lực để tước đoạt hay trấn áp một trong những sở hữu của người bị hại trong các lĩnh vực trên.
Chẳng hạn, một giáo viên khi dùng quyền lực của một giáo viên gọi một em học sinh là ngu dốt và cấm những em trong lớp không được chơi với em đó, thì đó là một hiện tượng của bạo lực học đường. Phạt quỳ cũng thuộc diện này.
Người giáo viên trong thí dụ không làm tổn thương thân xác của em học sinh đó nhưng đã tước đoạt phẩm giá, tước đoạt sự an lành trong tâm trí, tước đoạt vị trí xã hội trong lớp học, và trấn áp các quan hệ xã hội của em.
Đó là một hành động vi phạm quyền lợi của trẻ em. Và vì trẻ em là một con người nên về căn bản, đó là một hành động vi phạm nhân quyền.
Theo TS Lê Nguyên Phương, phạt quỳ cũng là hiện tượng bạo lực học đường Không thể dùng bạo lực nhân danh giáo dục
Thế nhưng, theo ông, khi dùng nhục hình, chúng ta có đạt được mục đích là kỷ luật học sinh không?
- Câu trả lời là không.
Những câu phát biểu đại loại như, “dùng nhục hình để khép trẻ vào kỷ luật, để sau này nó nên người” có gốc từ chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, một câu nói thường được cho là của chính trị gia Machiavelli hay kịch tác gia Sophocles.
Chủ trương này thực ra sai lầm tận căn bản. Phương tiện quan trọng không kém cứu cánh, con đường đến đích cũng vậy. Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục.
Phương tiện chúng ta dùng thể hiện ở hiện tại bản chất của chúng ta từ trước đến nay, nhưng đồng thời nó cũng hình thành tính cách của chúng ta từ đây về sau.
Thánh Gandhi cho rằng không những phương tiện bất xứng sẽ hạ giá cứu cánh mà những phương tiện xấu xa sẽ không bao giờ dẫn đến mục tiêu tốt đẹp.
Chúng ta lên án khủng bố giết người vô tội cho mục đích của họ cũng như vậy. Như Mạnh Tử còn bảo rằng “Làm một chuyện bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ đều không nên làm”.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy phương tiện nhục hình không dẫn đến cứu cánh mong đợi.
Trong một nghiên cứu tổng duyệt các bài nghiên cứu khác về nhục hình, chuyên gia tâm lý Elizabeth Gershoff thử tìm tương quan giữa loại hình phạt này và các kết quả mà cha mẹ và thầy cô nghĩ mong muốn như phục tùng ngay tức khắc, tiếp thu bài học luân lý, quan hệ tốt với cha mẹ…
Kết quả cho thấy nhục hình chẳng giúp gì cho trẻ ngoài chuyện làm cho trẻ phục tùng ngay lúc đó.
Không những chẳng đạt được mục đích, nhục hình trong kỷ luật còn làm tăng sự hiếu chiến, hành vi phản xã hội, và thậm chí một số chứng rối loạn tâm thần của trẻ, kể cả thui chột nhiều chức năng trí tuệ.
Một nhóm giáo sư ở Trường ĐH Toronto đã thấy trẻ bị dùng nhục hình trong trường thường kém hẳn trong các chức năng trí tuệ như hoạch định hay tư duy trừu tượng.
Đây không phải chỉ là nghiên cứu ở các nước ngoài đâu. Nghiên cứu của tổ chức Đời Trẻ (Young Lives) được thực hiện bởi Paul Portela và Maria Pells tại 4 quốc gia đang phát triển là Ethiopia, India, Peru, và Viêt Nam vào năm 2015 cho thấy những trẻ em bị nhục hình trong học đường ở 8 tuổi thì khi đến 12 tuổi có thể sẽ bị kém tự tin và điểm số toán và ngữ vựng sẽ kém hơn.
Dùng nhục hình là tạo ra những trái bom nổ chậm
Có một điều rất đáng lưu tâm là trong vụ việc phạt quỳ học sinh, rất nhiều ý kiến ủng hộ biện pháp của cô giáo. Ông nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?
- Tôi nghĩ bất cứ sự tiến bộ nào cũng bắt đầu bởi những mâu thuẫn giữa những cái cũ và cái mới, giữa cái nhân bản và phi nhân bản...
Xem qua những tranh luận giữa hai phe thủ cựu và phe cấp tiến trên mạng về “quỳ hay không quỳ” tôi lại thấy mừng, vì mâu thuẫn là tiền đề của sự chuyển hóa mà.
Tuy nhiên, tôi thấy một số lý luận của phe “chống quỳ” chưa đầy đủ lắm, còn mang tính lý tưởng, và chưa nêu rõ những sai lầm trong lý luận của phe “chọn quỳ”.
Một số lý luận của phe “chọn quỳ” thì phạm lỗi ngụy biện nhiều quá, như “điều quan trọng là hiệu quả”, “tôi vẫn thành đạt (giàu có, nên người, học giỏi…)”, “thầy cô thương, muốn nên người nên mới hành động như vậy”, “không trừng phạt chuyện nhỏ, lớn lên nó sẽ hư hỏng, trộm cắp…”, “thầy cô chẳng dám đụng học sinh... và như ta thấy, học trò loạn lạc, đánh nhau đánh cả thầy cô, ăn cắp ăn trộm cô hồn…”, “Thầy cô khổ sở, bị áp lực…”.
Thậm chí, có người còn đưa ra khẩu hiệu có biết quỳ trước cha mẹ thầy cô mới không quỳ trước độc tài cường quyền.
Nếu chúng ta có chút kiến thức về luận lý học hay tư duy phản biện thì thấy các lập luận này đều phạm phải các loại ngụy biện, như suy diễn quá xa, kết luận hay khái quát hóa sai, đe dọa, đánh lạc hướng, ép chọn 1 trong 2, kêu gọi lòng thương hại…
Thật ra, nếu bên nào mà cứ cãi chày cãi cối bởi những lập luận không hợp luận lý, phi logic thì quả thật khó mà có sự chuyến hóa hay tiến bộ.
Nhưng nếu cả hai bên khi tranh luận đều xác định phạm trù và định nghĩa sẽ dùng trong cuộc tranh luận, dùng lập luận hợp lý logic, trích dẫn chứng cứ khả tín và khoa học, và nhất là tranh luận để tìm ra vấn nạn và giải pháp cho bài toán kỷ luật trẻ thay vì để thỏa mãn cái bản ngã và thành kiến của mình, thì tôi tin kết quả sẽ giúp cho nền giáo dục của trẻ ở trường và ở nhà của đất nước chúng ta nhiều hơn.
Một nhóm giáo sư ở Trường ĐH Toronto đã thấy trẻ bị dùng nhục hình trong trường thường kém hẳn trong các chức năng trí tuệ như hoạch định hay tư duy trừu tượng Tuy nhiên, nếu cứ cho rằng dùng nhục hình vẫn đang là biện pháp được một số giáo viên sử dụng trong trường học, thì ảnh hưởng của nó đối với trẻ sẽ là gì, thưa ông?
- Bác sỹ tâm thần Bruce Berry của Học viện Chấn thương Trẻ em tại thành phố Houston bang Texas cho biết bộ não của trẻ bị đe dọa đến sợ hãi không chỉ thay đổi các vùng mạng thần kinh mà còn thu nhỏ lại về kích thước.
Những chấn thương vì sợ hãi ảnh hưởng toàn diện mọi khía cạnh của sự phát triển của mỗi con người chúng ta, “Càng bị đe dọa, hành vi, suy nghĩ và thế giới quan của bạn càng trở nên sơ khai”.
Vì sao ư? Vì khi mạng sống bị đe dọa, thực hay tưởng tượng, thì nhu cầu bản năng sống còn sẽ vượt lên lý trí.
Nhìn từ khoa học thần kinh thì đó là việc hệ viền vốn chi phối phản ứng cảm xúc “cướp chính quyền” trong tay của vỏ não, vùng phát triển gần đây trong lịch sử tiến hóa của sinh vật và nắm vai trò chi phối nhận thức cũng như khả năng suy nghĩ, tư duy và tưởng tượng.
Khả năng khiến người ra người phải chăng chỉ là khả năng biết dừng lại và phản tỉnh về suy nghĩ, lời nói, và hành động của mình?
Cho nên bạn cũng đừng lấy ngạc nhiên khi con người trong một xã hội nào đó đã trở nên man dã thú tính nhiều hơn khi họ đã lớn lên trong những gia đình và học đường dùng sự đe dọa làm nền tảng giáo dục rồi lại phải trải qua những cuộc chiến máu lửa mà cái chết lúc nào cũng cận kề.
Những trái bom nổ chậm đó chỉ chực chờ một ngọn lửa của một va chạm quyền lợi hay thậm chí tầm thường như một lời khích bác để nổ tung.
Việc dạy trò bằng nhục hình cũng tương tự dạy con bằng nhục hình hay bạo lực.
Chúng ta thử xem Diane Baumrind nói gì về hậu quả của lối dạy con theo lối độc đoán: "Lối dạy theo kiểu độc đoán có thể xây dựng nên những đứa con biết lễ phép và vâng lời trong gia đình, có thể học tập tốt và kỷ luật ở trường, và công dân phục tùng ngoài xã hội. Nhưng lợi không bù hại. Hậu quả tiêu cực mà chúng ta có thể thấy ngay là sự tức giận, bất mãn, và uất ức của trẻ khi chúng bị áp lực hay thậm chí đàn áp để tuân phục những mệnh lệnh lề luật trong gia đình và nhà trường mà có khi rất tùy hứng và chủ quan của cha mẹ, thầy cô.
Về cảm xúc, chúng thường tự ti, bất hạnh, giận dữ hay yếu đuối, thiếu tình nhân ái; về trí tuệ, chúng kém óc sáng tạo và tư duy độc lập.
Trong xã hội, chúng kém khả năng ứng xử giao tiếp. Khi lãnh đạo trong công ty hãng xưởng, chúng chỉ lập lại mô hình “cai trị” của cha mẹ, thầy cô chúng đối với nhân viên: đòi hỏi rất nhiều nhưng hỗ trợ không bao nhiêu, thích nhân viên phục tùng không thắc mắc, và kiếm lỗi để trừng phạt nhiều hơn là kiếm công để khen thưởng. Nếu là cấp dưới, những đứa trẻ này khi lớn lên luôn sống trong sự sợ hãi sẽ thất bại, một mặt luôn muốn làm vui lòng nhưng lại ngấm ngầm bất mãn căm tức cấp trên. Chúng không biết làm việc trong quan hệ bình đẳng mà chỉ thích hợp trong những tổ chức có mô hình đẳng cấp phân biệt cứng nhắc"...
Xin cảm ơn ông.
• Tiến sĩ Lãnh đạo Giáo dục chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại University of Southern California (USC).
• Trải qua 15 năm tư vấn học đường cho lứa tuổi từ mầm non đến đại học.
• Là người đầu tiên tiếp nhận giải Chuyên gia Thực hành Tâm lý Học đường Quốc tế kiệt xuất của tổ chức International School Psychology Association (ISPA) 2011.
• Là chuyên gia Fullbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển tâm lý Học đường tại Việt Nam 2009.
• Tác giả bộ sách Dạy con trong hoang mang đạt giải thưởng Sách Giáo dục 2018.
Ngân Anh thực hiện
Phạt quỳ: "Cảm thông, nhưng đã đến lúc nói không!"
-Đã có nhiều đồng cảm với áp lực của giáo viên, nhưng đến lúc cách phạt "truyền thống" cần chấm dứt để xác lập những giá trị và nền tảng giáo dục văn minh.
" alt="Không thể dùng bạo lực học đường nhân danh giáo dục" /> Matthew Perry sinh năm 1969, nổi tiếng với vai Chandler Bing trong series phimFriends vừa qua đời ở tuổi 54 khiến dư luận bàng hoàng. Matthew Perry bằng tuổi và là bạn của Jennifer Aniston. Thông tin ban đầu về cái chết của nam diễn viên được tờ Los Angeles Times xác nhận.
Nhiều trang tin cho hay Matthew Perry được tìm thấy chết đuối ở bể sục trong nhà riêng. Cảnh sát không tìm thấy ma tuý ở hiện trường vụ việc.
Người phát ngôn của Sở Cảnh sát Los Angeles chia sẻ với PEOPLE rằng các nhà chức trách nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ địa chỉ nhà Matthew Perry liên quan đến cái chết của một người đàn ông ở độ tuổi 50 nhưng giấu danh tính nạn nhân.
TMZ cho hay cảnh sát không tìm thấy dấu hiệu phạm tội nào và cho hay những người phát hiện ra nạn nhân cho rằng Matthew Perry bị nhồi máu cơ tim. Đại diện của nam diễn viên chưa có bất cứ bình luận nào về sự việc.
Matthew Perry nổi tiếng nhờ series phim sitcom Friends từ năm 1994. Khi đó mỗi tập phim anh và các diễn viên khác nhận thù lao lên tới 1 triệu USD. Suốt 10 năm gắn bó với bộ phim đã mang về cho anh cả tiền bạc lẫn danh tiếng. Bộ phim này cũng khiến Matthew Perry có thêm người bạn thân cùng tuổi là Jennifer Aniston - vợ cũ Brad Pitt.
Nổi tiếng trên màn ảnh nhưng đời tư nam diễn viên phải vật lộn với nghiện ma tuý. Anh phải điều trị cai nghiện vào năm 1997 và 2001. Trong một cuộc phỏng vấn trên PEOPLE năm 2013, Matthew Perry thừa nhận mình nghiện rượu.
Jennifer Aniston hội ngộ Matthew Perry trong Ellen show
Quỳnh An - Theo PEOPLE
Jennifer Aniston gây sốc với cảnh nóng trần trụi, khỏa thân 100%Jennifer Aniston trở thành chủ đề bàn tán của người hâm mộ sau khi cảnh sex giữa cô và bạn diễn kém 2 tuổi lên sóng." alt="Diễn viên Matthew Perry qua đời vì chết đuối ở nhà riêng" />STT
Tỉnh/ Thành phố
Ngày thi
Lịch thi cụ thể
Số môn thi bắt buộc
1
An Giang
29-30/5/2021
Ngày 29/5/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 30/5/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
2
Bà Rịa – Vũng Tàu
3 – 4/6/2021
Chuyển sang xét tuyển
Tính theo kết quả rèn luyện và học tập các lớp 6, 7, 8, 9.
3
Bắc Giang
27-28/7/2021
Ngày 27/7/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 28/7/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi Giáo dục công dân
4 môn (Toán, Văn, Anh, Giáo dục công dân)
4
Bắc Kạn
15-16/6/2021
Ngày 15/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 16/6/2021: Sáng thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh)
5
Bạc Liêu
Tạm dừng do dịch
Tạm dừng do dịch
3 môn (Toán, Văn, Anh)
6
Bắc Ninh
Hoãn thi đến khi có thông báo mới
3 môn (Toán, Văn, Anh)
7
Bến Tre
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 5/5/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
8
Bình Định
10-11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 11/5/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
9
Bình Dương
2-3/6/2021
Ngày 2/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
10
Bình Phước
7-8/6/2021
Ngày 7/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
11
Bình Thuận
10 -12/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên
Ngày 12/6/2021: Thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
12
Cà Mau
10-12/5/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi môn chuyên
Ngày 12/6/2021: Thi môn chuyên
3 môn (Toán, Văn, Anh)
13
Cao Bằng
12 - 14/6/2021
Ngày 12/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 13/6/2021: Sáng thi T0oán, chiều thi Lịch sử
Ngày 14/6/2021: Cả ngày thi môn chuyên4 môn (Toán, Văn, Anh, Lịch sử)
14
Đắk Lắk
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
15
Đắk Nông
7-9/6/2021
Ngày 7/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi các môn chuyên
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh (thi nói 5 phút)3 môn (Toán, Văn, Anh)
16
Điện Biên
Hoãn thi do dịch
Hoãn thi do dịch
3 môn (Toán, Văn, Anh)
17
Đồng Nai
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 5/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi các môn chuyên
3 môn (Toán, Văn, Anh)
18
Đồng Tháp
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh)
19
Gia Lai
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh
20
Hà Giang
30 – 31/7
3 môn (Toán, Văn, Anh)
21
Hà Nam
21 -22/6/2021
Ngày 21/6/2021: Chiều thi Ngữ văn,
Ngày 22/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi Tiếng Anh
3 môn (Toán, Văn, Anh)
22
Hà Tĩnh
2/6/2021
Ngày 2/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, Tiếng Anh; chiều thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh)
23
Hải Dương
Hoãn thi do dịch
Hoãn thi do dịch
3 môn (Toán, Văn, Anh)
24
Hậu Giang
11-12/6/2021
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Ngữ văn; Chiều thi Toán và Tiếng Anh
Ngày 12/6/2021: Thi các môn chuyên
3 môn (Toán, Văn, Anh)
25
Hòa Bình
22-23/6/2021
Ngày 22/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 23/6/2021: Sáng thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh)
26
Hưng Yên
Hoãn thi do dịch
Hoãn thi do dịch
3 môn (Toán, Văn, môn Tổng hợp)
27
Khánh Hòa
3-4/6/2021
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
28
Kiên Giang
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn
Ngày 5/5/2021: Sáng thi Toán, chiều thi Tổ hợp3 môn (Toán, Văn, môn Tổng hợp)
29
Kon Tum
8-9/6/2021
(trường chuyên)
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
30
Lai Châu
2-3/6/2021
Thi ba môn Toán, Văn, Anh
3 môn (Toán, Văn, Anh)
31
Lâm Đồng
9-10/6/2021
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
32
Lạng Sơn
10-11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
33
Lào Cai
2-4/6/2021
Ngày 2/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi môn chuyen
Ngày 4/6/2021: Sáng và chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
34
Long An
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn , Anh)
35
Nam Định
27-28/7/2021
Thi ba môn Toán, Văn, Anh
3 môn (Toán, Văn , Anh)
36
Nghệ An
3-4/6/2021
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh hoặc Pháp
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh hoặc Pháp)
37
Ninh Bình
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi tổ hợp
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn , môn Tổ hợp)
38
Ninh Thuận
5-7/6/2021
Ngày 5/6/2021: thi môn Ngữ Văn , Toán
Ngày 6/6/2021: thi môn Tiếng Anh
Ngày 7/6/2021: thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
39
Phú Thọ
10-11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
40
Quảng Bình
10-11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
41
Quảng Nam
10-12/6/2021
(thi chuyên)
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi Toán – Văn chuyên
Ngày 12/6/2021: Sáng thi Hoá – Địa -Tin chuyên, chiều thi Lý – Sử – Sinh – Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
42
Quảng Ngãi
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 5/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
43
Quảng Ninh
1-2/6/2021
Ngày 1/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 2/6/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
44
Quảng Trị
3-4/6/2021
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Toán
3 môn (Toán, Văn, Anh)
45
Sóc Trăng
5-7/6/2021
Ngày 5/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 6/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi Sinh – Anh chuyên
Ngày 7/6/2021: Sáng thi Lý - Hoá chuyên, chiều thi Ngữ văn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
46
Sơn La
14-15/6/2021
Ngày 14/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 15/6/2021: Sáng thi môn chuyên, chiều thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
47
Tây Ninh
7-8/6/2021
Ngày 7/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, Tiếng Anh, chiều thi Toán
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Văn - Toán chuyên, chiều thi Lí - Sinh - Anh - Hoá chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
48
Thái Bình
19-20/6/2021
THPT chuyên được điều chỉnh tổ chức vào 2 ngày 5-6/6/2021 (lịch thi trước đây là 27- 28/5/2021).
THPT công lập đại trà được điều chỉnh tổ chức vào 2 ngày 19-20/6/2021 (lịch thi trước đây là 8-9/6/2021).
3 môn (Toán, Văn, Anh)
49
Thái Nguyên
8-10/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh
Ngày 10/6/2021: Thi các môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
50
Thanh Hóa
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Thi ba môn Toán, Văn, Anh
3 môn (Toán, Văn, Anh)
51
Thừa Thiên Huế
5-6/6/2021
Ngày 5/6/2021; Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Toán
Ngày 6/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh3 môn (Toán, Văn, Anh)
52
Tiền Giang
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 5/6/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
53
Trà Vinh
2-3/6/2021
Ngày 2/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 3/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
54
Tuyên Quang
4-5/6/2021
Ngày 4/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh - Toán, chiều thi Văn
Ngày 5/5/2021: Thi các môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
55
Vĩnh Long
29-30/5/2021
Ngày 29/5/2021: Sáng thi Văn, chiều thi Anh
Ngày 30/5/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
56
Vĩnh Phúc
8-10/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ văn, chiều thi Tổ hợp
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán
Ngày 10/6/2021: Thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Tổ hợp)
57
Yên Bái
10-12/6/2021
Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành
3 môn (Toán, Văn, Anh)
58
Phú Yên
10-11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh, chiều thi môn chuyên3 môn (Toán, Văn, Anh)
59
Cần Thơ
5-6/6/2021
Ngày 5/6/2021: Sáng thi Toán, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 6/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn3 môn (Toán, Văn, Anh)
60
Đà Nẵng
Lùi lịch xuống 15-17/6/2021
Thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh
3 môn (Toán, Văn, Anh)
61
Hải Phòng
8-9/6/2021
Ngày 8/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Tiếng Anh
Ngày 9/6/2021: Sáng thi Toán3 môn (Toán, Văn, Anh)
62
Hà Nội
10- 11/6/2021
Ngày 10/6/2021: Sáng thi Ngữ Văn, chiều thi Toán
Ngày 11/6/2021: Sáng thi Tiếng Anh - Lịch sử4 môn (Toán, Văn, Anh, Lịch sử)
63
TP Hồ Chí Minh
Hoãn thi do dịch
Hoãn thi do dịch
3 môn (Toán, Văn, Anh)
Lời giải đề thi lớp 10 môn Toán của Hà Nội
Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2021 của Hà Nội được đánh giá nhẹ nhàng. Sau đây là hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2021
" alt="Cập nhật lịch thi lớp 10 năm 2021 của 63 tỉnh, thành trên cả nước chi tiết nhất" />- - Quyền Thị Phương H. (học sinh lớp 11, Trường THPT Tử Đà, Phú Thọ) sau gần 7 tháng không nói được đã nói cười vui vẻ. Nhưng việc em “câm lặng” chỉ có một phần nguyên nhân do bị bạn đánh.Nữ sinh lớp 11 mất khả năng giao tiếp vì bị bạn đánh" alt="Nữ sinh cười nói vui vẻ sau 7 tháng đột ngột mất tiếng" />
- ·Nhận định, soi kèo Sagrada Esperanca vs Pyramids, 23h00 ngày 11/1: Vé sớm cho Pharaon
- ·Ngày này 5 năm trước: Một sự kiện y tế làm thay đổi hoàn toàn thế giới
- ·Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng
- ·Giáng My 'hack tuổi', Lý Nhã Kỳ hoá nữ hoàng Ai Cập
- ·Nhận định, soi kèo Pas Giannina vs PAOK Saloniki B, 22h30 ngày 13/1: Phân phát điểm số
- ·Google: Người Việt có xu hướng tìm kiếm điểm du lịch trong nước
- ·Đại gia phố cổ và bài học làm người tử tế
- ·Ăn socola giúp giảm cân thay vì tăng cân như bạn vẫn nghĩ
- ·Nhận định, soi kèo AEK Athens vs Athens Kallithea, 01h30 ngày 13/1: Derby một chiều
- ·Nghe trò lớp 6 nói về tình bạn khác giới