Tại buổi họp báo sáng 26/10/2017, ông Peter Kennedy, Chủ tịch Hubert Burda Media (châu Á) cho hay, sau khi đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc trong 2 năm qua, Hubert Burda Media đã rất hài lòng với kết quả phát triển của Cốc Cốc. Giá trị đầu tư vào Cốc Cốc khoảng hơn 20 triệu USD nhưng nếu định giá hiện tại đã cao gấp 4-5 lần đã được đầu tư vào.
Hubert Burda Media là tập đoàn lớn liên quan đến công nghệ của Đức, doanh thu năm 2016 của tập đoàn này đạt 2,56 tỷ EURO và hiện có hơn 10.000 nhân viên làm việc. Tại châu Á, Hubert Burda Media có công ty ở Hong Kong,Thái Lan, Malaixia, Singapore, ở Việt Nam công ty cũng đầu tư vào mảng kinh doanh nội dung số và ông Peter nhấn mạnh: “Không gian số là mảng kinh doanh rất quan trọng của công ty chúng tôi”.
Trả lời về lý do 2 năm trước đây Hubert Burda Media quyết định đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc, Peter Kennedy cho hay, Hubert Burda Media sau khi làm việc với Google đã nhận thấy đầu tư vào mảng dịch vụ công cụ tìm kiếm rất là tốt, nên đã quyết định chọn đầu tư vào lĩnh vực này. Tại Việt Nam, Hubert Burda Media đã lựa chọn một doanh nghiệp địa phương đang phát triển nền tảng tìm kiếm, sau 8 tháng làm việc với Cốc Cốc, Hubert Burda Media đã quyết định đầu tư vào Cốc Cốc. Cốc Cốc hiện đang nằm trong Top 25 danh mục đầu tư của công ty Hubert Burda Media trên toàn cầu.
Cốc Cốc đã đạt được điểm hòa vốn vào đầu năm 2017, và dự kiến trong 10 năm tăng ít nhất 8 lần doanh thu. Về mức tăng trưởng người dùng, theo đại diện Cốc Cốc, năm 2015 tăng 100%, năm 2016 tăng 80%, năm 2017 tăng 50%.
“Hubert Burda Media rất hài lòng với khoản đầu tư vào Cốc Cốc và dự định sẽ mở rộng đầu tư thêm vào cho một số startup ở Việt Nam. Mới đây tôi đã vào Sài Gòn để làm việc với một số Startup. Việt Nam là một nơi đầu tư hấp dẫn, cộng đồng online ở Việt Nam cũng rất mạnh. Chúng tôi tin vào các khoản đầu tư tương lai ở Việt Nam”, ông Peter tiết lộ.
" alt=""/>Nhà đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc đang tìm kiếm startup công nghệ ViệtTheo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nằm trong chuỗi các buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và các Bộ, Ngành, ngày 25/10/2017, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, làm trưởng đoàn.
Báo cáo về tình hình triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg trong ngành Ngân hàng, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, về phía Ngân hàng Nhà nước đã tập trung vào 5 nhóm công việc. Cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin cho ngành Ngân hàng như nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS). Thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; Tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn đối với các hệ thống thanh toán. Tổ chức triển khai Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020. Tăng cường hoạt động giám sát đối với các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc giám sát quốc tế… Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, an ninh bảo mật nhằm ứng phó với những thách thức mà I 4.0 đặt ra.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước phát triển hạ tầng đảm bảo an ninh trong thanh toán điện tử