Bác sĩ kiểm tra đo huyết áp cho nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự (Ảnh: Nguyệt Ánh).
2025 là năm đầu tiên thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo Thông tư số 105/2023 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng với nhiều điểm mới. Trong đó, Thông tư quy định thêm nội dung khám cận lâm sàng gồm: Chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, điện tim, xét nghiệm virus viêm gan B…
Thành phố Vĩnh Yên có 649/664 nam công dân trong độ tuổi 18-27 tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân, đạt tỷ lệ 97,7%.
Đây là những thanh niên đã qua vòng khám sơ tuyển ở cơ sở, có đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, lý lịch chính trị rõ ràng.
Kết thúc đợt khám tuyển, có 265/449 nam công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Trong đó có 171/265 công dân đủ điều kiện gọi nhập ngũ.
Việc khám tuyển được tổ chức theo đúng quy trình, bảo đảm từ khâu lập danh sách, tổ chức xác minh lý lịch, họp hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp để rà soát, xét duyệt, bình cử công khai nguồn thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và các đối tượng được tạm miễn, tạm hoãn…
Sau khi hoàn thành công tác khám tuyển, Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố Vĩnh Yên sẽ tổ chức phân loại, tuyển chọn những công dân có đủ điều kiện về sức khỏe, văn hóa, đạo đức, phẩm chất chính trị… để phát lệnh gọi công dân lên đường nhập ngũ năm 2025, đảm bảo chỉ tiêu về số lượng và chất lượng theo kế hoạch được giao.
" alt=""/>Vĩnh Yên thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sựDự án xây dựng đoạn đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương sau 8 năm thực hiện (Ảnh: Nam Anh).
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (đơn vị giám sát hợp đồng) những năm qua đã có nhiều cuộc họp và văn bản đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư vẫn chưa cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.
UBND TPHCM cho rằng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được TPHCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Do đó, TPHCM không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương có chiều dài 2,7km với tổng mức kinh phí đầu tư 1.557 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án nối vào cuối đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh), công trình gồm hai đường song hành, quy mô 2 làn xe.
Dự án khởi công vào tháng 10/2015, mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án ngừng thi công cho đến nay.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều trụ cầu sau khi xây xong bị bỏ hoang trong thời gian dài, cây cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục tại công trình đang có dấu hiệu xuống cấp, sắt thép hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng, mưa.
Khu vực thi công dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn giao với đường Nguyễn Cửu Phú, hiện không có rào chắn, vẫn còn đường đất. Người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển qua đoạn đường này.
" alt=""/>TPHCM đơn phương chấm dứt hợp đồng đường nối cao tốc TPHCMĐơn vị có trách nhiệm bàn giao khu "đất vàng" là Công ty TNHH Vina Alliance và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Từ năm 2023, TPHCM đã yêu cầu thu hồi khu đất này vì chuyển nhượng trái quy định pháp luật.
Đến cuối năm 2023, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nêu ý kiến không thể bàn giao khu đất do không có quyền quản lý, sử dụng. Công ty TNHH Vina Alliance liên tục vắng mặt và không thực hiện bàn giao.
Ông Cổ Tấn Anh Khoa (người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Vina Alliance) cho biết, ông không thể bàn giao khu đất do đã xin nghỉ việc và từ nhiệm chức danh tổng giám đốc.
Sở TN&MT đề xuất để việc thu hồi đúng quy định, tránh phát sinh khiếu nại, khiếu kiện, UBND TPHCM cần giao Chủ tịch UBND quận 5 triển khai trình tự, thủ tục cưỡng chế. Trung tâm Phát triển quỹ đất là cơ quan phối hợp thực hiện tiếp nhận, quản lý khu đất.
Khu đất tại địa chỉ 152 Trần Phú được cấp cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam từ năm 2005. Sau đó, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mang quyền sử dụng khu đất góp vốn vào Công ty TNHH Vina Alliance.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 10/2022, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có sai phạm khi thực hiện góp vốn dự án. Đơn vị này đã không thực hiện đánh giá lại tài sản; làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ khi chuyển nhượng hơn 3ha đất mà không xin phép Thủ tướng; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất có nguy cơ gây thất thoát tiền của Nhà nước, doanh nghiệp.
Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TPHCM đã ra quyết định thu hồi khu đất trên. Đến đầu năm 2024, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố có công văn đề nghị Công ty TNHH Vina Alliance bàn giao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện.
Do Công ty TNHH Vina Alliance không nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất, Sở TN&MT thông báo thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã cấp.
" alt=""/>Đề nghị giao quận 5 cưỡng chế thu hồi "đất vàng" 152 Trần Phú