>> Cách bổ sung, chỉnh sửa phím tắt trong Word 2013 / Cách chèn chữ, logo chìm vào Microsoft Word 2013 / Xác định nhanh vị trí file trong Word 2013 / Cách mở nhiều bảng tính cạnh nhau trong Excel 2013 / Cách chèn chữ, logo chìm vào Microsoft Excel 2013 / 10 đổi mới tuyệt vời trong Office 2013 / Microsoft Office 2013: Những điều cần biết
Microsoft Word cung cấp hàng trăm biểu tượng không có trên bàn phím để bạn chèn vào tài liệu. Ví dụ, bạn có thể chèn số thập phân (½), biểu tượng độ (°), pi (π), hoặc các ký hiệu tiền tệ, ví dụ như bảng Anh (£). Có rất nhiều biểu tượng và ký tự cho mỗi bộ font chữ.
Để chèn một biểu tượng vào tài liệu Word 2013, đặt con trỏ vào vị trí bạn muốn chèn biểu tượng và nhấn tab (thẻ) “Insert” trên thanh Ribbon.
Nhấn nút “Symbol” trong mục “Symbols” của tab “Insert” và chọn “More Symbols”.
Trong hộp thoại “Symbol”, chọn bộ font có biểu tượng bạn muốn chèn từ danh sách “Font” sổ xuống.
Bạn có thể mở nhóm các biểu tượng bằng cách chọn một lựa chọn từ danh sách “Subset” sổ xuống.
Chọn biểu tượng cần dùng bằng cách nhấp chuột vào nó và nhấn “Insert”.
Lưu ý: Hộp thoại “Symbol” không tự động đóng lại khi bạn chèn một biểu tượng. Điều này cho phép bạn chèn nhiều biểu tượng một lúc. Nếu bạn đã hoàn tất việc chèn, nhấn nút “Close”.
Các biểu tượng bạn vừa chèn vào tài liệu Word được liệt kê ở mục “Recently used symbols”, điều này đặt biệt thuận tiện khi bạn muốn chèn một biểu tượng nhiều lần.
Microsoft Word gán cho mỗi biểu tượng một phím tắt (shortcut) đi kèm. Tuy nhiên, không dễ để nhớ được tất cả những shortcut này. Bạn có thể gán cho những biểu tượng bạn thường xuyên sử dụng những shortcut dễ nhớ.
Có hai cách để gán phím tắt cho các biểu tượng.
Cách 1: Nhấn chuột phải lên một tiêu đề mục trên tab bất kỳ ở thanh Ribbon và chọn “Customize the Ribbon” từ menu hiện ra.
" alt=""/>Cách sử dụng biểu tượng trong Microsoft Word 2013>> VTC ngừng bán đầu thu truyền hình số mặt đất/ Dịch vụ truyền hình HD nào "ngon, bổ, rẻ" nhất? /Sắp xét xử vụ công ty Tuấn Tú bán đầu thu VTC giả
Bát nháo thị trường đầu thu truyền hình số
Hiện nay, trên các website bán hàng trực tuyến tràn ngập hàng chục loại đầu thu truyền hình số (set-top-box - STB) hỗ trợ thu sóng truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh chuẩn HD và truyền hình số vệ tinh chuẩn SD. Chỉ cần gõ từ khóa "bán đầu thu truyền hình số" ngay lập tức Google sẽ cho kết quả hàng chục website rao bán các loại đầu thu truyền hình số như: anvienhd.com; truyenhinhkplushanoi; lapdattruyenhinh.net; dientutruyenhinh.com; truyenhinhavg.org; anvientv24h.com; vatgia.vn, muare.vn, rongbay.vn... với nhiều chủng loại, xuất xứ và giá cả đa dạng.
Ví dụ, trên trang anvienhd.com của nhà cung cấp Điện tử Truyền hình Ngọc Sơn rao bán rất nhiều loại STB. Bên cạnh các model chính hãng của 3 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh là VTC, K+, AVG, nhà phân phối này còn có các chuyên mục riêng rao bán: Các loại đầu thu giá rẻ, đầu thu Trung Quốc, đầu thu Việt Nam, đầu thu số vệ tinh DVB S2. Các loại đầu thu loại này có giá từ 400.000 đồng đến dưới 1 triệu đồng, nhiều loại đầu thu giá rẻ có thể hỗ trợ thu được 28 kênh truyền hình số mặt đất, có loại hỗ trợ thu được 58 kênh truyền hình vệ tinh miễn phí.
Nhà phân phối đầu thu kỹ thuật số Trung Dũng cũng đăng quảng cáo trên vatgia.vn và muare.vn rao bán rất nhiều loại STB mặt đất và vệ tinh có xuất xứ Trung Quốc, với giá rẻ chỉ từ 360.000 đồng đến 450.000 đồng.
Năm 2012, cơ quan chức năng đã liên tục bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển STB nhái thương hiệu VTC nhưng đến nay tình trạng này vẫn tái diễn. Mới đây, cơ quan chức năng cũng bắt giữ một số vụ vận chuyển, buôn bán STB có dấu hiệu giả nhãn mác, nhái thương hiệu của VTC. Cụ thể, Công an phường Thanh Lương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thu giữ một lô hàng hóa gồm: 60 STB mang nhãn hiệu VTC HD02, 10 STB mang nhãn hiệu Humax, 10 STB mang hãn hiệu Pantertas. Chủ lô hàng này là Cung Thị Hồng Hải (sinh năm 1968 trú tại Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam).
Đội Quản lý Thị trường Phú Lương (Thái Nguyên) cũng tạm giữ một lô hàng STB mang nhãn hiệu VTC Digital F6, chủ hàng là ông Nguyễn Thái Vỹ (trú tại Long Biên - Hà Nội) có dấu hiệu là hãng giả mạo nhãn hiệu. Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ một lô STB số lượng lớn nghi giả nhãn mác của VTC. Qua giám định, công ty VTC Digital đã khẳng định, tất cả số STB do hai cơ quan trên thu giữ không phải là sản phẩm do VTC sản xuất.
Ông Hoàng Lê Sơn - Giám đốc VTC Digital cũng cho biết, trên thị trường đang bán rất nhiều loại STB thu sóng truyền hình số mặt đất mang thương hiệu VTC như VTC F901, VTC NS6000, các loại STB này đều là hãng giả nhãn hiệu VTC. Vì hiện nay VTC đã không còn sản xuất và bán các loại STB thu sóng truyền hình số mặt đất nữa mà chỉ còn kinh doanh các loại sản phẩm STB thu sóng vệ tinh (chuẩn HD và SD). "Tất cả các loại STB thu số mặt đất mang nhãn hiệu VTC trên thị trường đều là hàng giả", ông Sơn khẳng định.
Theo đại diện VTC Digital, trên thị trường đang lưu hành một số mẫu STB “nhái” nhãn hiệu VTC như: HUMAX HD02; DUNALS S86; NANO SAT S22; VNSAT HD59; VSAT S2-HD02; VTC-S20/S23… Các sản phẩm đều do Trung Quốc sản xuất.
Tại Hội thảo truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức tại Hà Nội mới đây, có rất nhiều ý kiến lo ngại, sẽ có một làn sóng các loại STB giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam khi nước ta chính thức bước vào lộ trình số hóa truyền hình từ năm 2015.
" alt=""/>VTC mách nước khách hàng tránh mua nhầm đầu thu giả