Sau trào lưu Khá Bảnh, phụ huynh có con em ở tuổi bắt đầu tiếp cận Internet lại tiếp tục hoang mang khi các nội dung về ma túy lại được các YouTuber khai thác triệt để. Đặc biệt, những video này không được gắn nhãn độ tuổi và được đăng tải bởi những kênh hướng đến trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.
Cha mẹ lạc giữa rừng nội dung liên quan đến ma túy
"Gần đây, các video có nội dung liên quan đến ma túy rộ lên khiến tôi phải tạm cấm con dùng mạng xã hội video này", chị Trang cho biết vì muốn bảo vệ con, chị đã tạm cấm trẻ sử dụng YouTube.
Cấm con dùng YouTube là một trong những phản ứng dễ thấy của nhiều phụ huynh khi phát hiện các vấn đề nội dung của nền tảng này.
"Việc phụ huynh bảo vệ con bằng cách cấm sử dụng hoàn toàn không sai. Đây là phản ứng tất yếu. Tuy vậy, nó khiến trẻ không còn cơ hội tiếp cận những nội dung bổ ích khác trên Internet", Nguyễn Thanh Thái, chuyên gia tâm lý tại TP.HCM chia sẻ.
Tuy nhiên, ngoài cấm, các bậc làm cha mẹ không còn lựa chọn nào khác triệt để hơn.
Với từ khóa "dùng ma túy và cái kết", YouTube cho ra hàng trăm kết quả là những kênh có chủ đề "troll" (trò chơi khăm) và cả những MV với ca từ cổ xúy việc sử dụng ma túy.
Tháng 3/2019, kênh YouTube của rapper Bình Gold đăng tải MV "Đớ". Chưa đầy 2 tháng, video trên đã đạt gần 1,8 triệu lượt xem và lọt top thịnh hành của YouTube. Nội dung bài hát của Bình Gold cổ xúy việc sử dụng ma túy đá với các câu rap như "Đam mê thì có gì sai, không chơi thì phí cả đời trai, kệ cho đời trôi...".
Không chỉ có người lớn, nhiều kênh trẻ em cũng đăng tải những video có nội dung dùng thử ma túy.
Những tiêu đề như "Troll buôn ma túy thử lòng gia đình và mọi người", "Mời bạn chơi ma túy và cái kết đắng", "Giả vờ chơi ma túy thử lòng mẹ" xuất hiện nhan nhản trên YouTube được thực hiện bởi nhiều trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.
Trẻ em dư sức tự tắt YouTube Kids
Ngọc Oanh (ngụ Tân Bình, TP.HCM) làm nhân viên văn phòng. Đặc thù công việc buộc chị phải làm nhiều vào ban đêm. Không có thời gian cho con nhỏ, chị nhờ YouTube thay mình làm bạn với con.
Ý thức được các mối nguy với nền tảng video YouTube, chị Oanh đã cài YouTube Kids cho bé trai 13 tuổi, con chị.
“Ban đầu, bé khóc rất nhiều vì theo bé YouTube Kids quá ít thứ để xem. Phải thừa nhận, nội dung trên YouTube Kids chỉ dành có các bé dưới 12 tuổi. Vậy từ 13-16, giai đoạn hình thành nhân cách, các cháu xem gì?”, chị Oanh chia sẻ.
Chính nhu cầu về nội dung này khiến cháu tuy đồng ý sử dụng YouTube Kids nhưng sau ít ngày, chị Oanh phát hiện cháu có thể tự tắt YouTube Kids mở YouTube khi bố mẹ không chú ý.
Việc tắt một ứng dụng để mở một ứng dụng khác với trẻ em trên 8 tuổi hết sức đơn giản. Có lẽ đây cũng là một khuyết điểm YouTube Kids. Nhưng, việc yêu cầu mật khẩu để thoát ứng dụng là chuyện gần như bất khả thi trên nền tảng iOS.
"YouTube chứa nhiều kiến thức tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu họ không có biện pháp khắc phục, buộc lòng phụ huynh hoặc cấm, hoặc chỉ cho xem trong khoảng thời gian có phụ huynh, việc này rất hạn chế sự tìm tòi của bé, chị Châu nói.
"Đùa cợt với ma túy sẽ biến điều bất thường trở nên bình thường"
“Việc xuất hiện tràn lan các clip về ma túy vô hình trung cổ xúy cho những điều bất thường, bất hợp pháp trở thành những điều bình thường hàng ngày trong suy nghĩ", chuyên gia tâm lý Thanh Thái nhận định.
Cũng theo ông Thái, nếu trẻ em xem những video này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng, hành vi.
"Do nhận thức của trẻ còn hạn chế, nếu xem các video "thử thách với ma túy", các em có thể bắt chước, rủ rê lôi kéo bạn bè cùng tham gia thực hiện, sao chép mô phỏng hoặc biến tấu tạo thành trào lưu hoặc các thách thức nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng”, ông Thái cho biết.
Theo chuyên gia tâm lý Thanh Thái, việc có thể làm trong lúc chờ nền tảng video "sửa chữa nội dung" là giáo dục con trẻ.
"Phân tích cho trẻ biết đâu là đúng đâu là sai cũng là một cách cần áp dụng ngay. Tuy vậy nội dung trên YouTube thay đổi, lồng ghép, biến hóa quá nhiều khiến phụ huynh khó lòng theo kịp trẻ", ông Thái cho biết.
"Trước tiên, chúng ta phải khẳng định, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy", luật sư Phan Vũ Tuấn, sáng lập công ty luật Phan Law, cho biết.
Tuy vậy, hành vi truyền bá hình ảnh sử dụng ma túy lại được quy định tại điểm b, điểm đ, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Đây được xem là hành vi bị cấm khi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động tệ nạn xã hội hoặc thực hiện hành vi quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm.
Nếu hành vi truyền bá hình ảnh sử dụng ma túy nhằm mục đích rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 258 Bộ luật hình sự 2015.
Theo Zing
" alt=""/>Tôi sợ hãi khi con mình xem video ma túy trên YouTube(Nguồn: nhk.or.jp)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Quốc hội Nhật Bản ngày 27/5 đã thông qua luật đòi hỏi các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số phải minh bạch và công bằng hơn, theo đó siết chặt quy định đối với các hãng công nghệ lớn như Google, Apple, Amazon của Mỹ hay Rakuten và Yahoo Nhật Bản.
Luật về "cải thiện tính minh bạch và sự công bằng của các nền tảng kỹ thuật số" được ban hành với mục đích buộc các công ty công nghệ lớn điều chỉnh các cách thức kinh doanh không rõ ràng và chấm dứt đối xử không công bằng với các đối tác kinh doanh nhỏ.
Luật này dự kiến bắt đầu có hiệu lực sớm nhất vào mùa Xuân năm 2021, theo đó quy định các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số phải công khai các điều khoản hợp đồng với các đối tác kinh doanh nhỏ của họ và báo trước nếu có bất cứ thay đổi nào trong các điều khoản hợp đồng.
Luật này cũng quy định các công ty vận hành các trang web và ứng dụng thương mại điện tử phải gửi báo cáo về hoạt động kinh doanh hằng năm của công ty cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).
Sau khi nhận được báo cáo, METI sẽ lấy ý kiến từ các cơ sở kinh doanh, tiến hành đánh giá và công bố kết quả. Ngoài ra, luật cũng yêu cầu các công ty công nghệ làm rõ chính sách liên quan việc xác định thứ tự kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, luật trên không quy định bất cứ hình phạt nào đối với các vi phạm.
Theo giới chức Nhật Bản, mục đích là nhằm tránh cản trở sự đổi mới, sáng tạo trong một ngành thay đổi nhanh chóng này. Nếu một công ty bị xem là chưa minh bạch, METI có thể yêu cầu công ty đó phải cải thiện tình hình.
Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng vi phạm Luật chống độc quyền, METI sẽ đề nghị Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (JFTC) can thiệp.
Ngoài các trang web và ứng dụng thương mại điện tử, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch siết chặt các quy định về quảng cáo trực tuyến.
Kết quả khảo sát của JFTC cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ, bao gồm các cửa hàng trên các trang web và ứng dụng thương mại điện tử, đã buộc phải chấp nhận những thay đổi về quy định, trong đó có việc đơn phương tăng phí của các nhà quản lý hoặc các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số khác.
Bên cạnh đó, có không ít ý kiến bày tỏ quan ngại về quyền riêng tư liên quan hoạt động thu thập dữ liệu của người tiêu dùng để hiển thị các quảng cáo đã được cá nhân hóa.
Theo Vietnam+
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm.
" alt=""/>Nhật Bản thông qua luật siết chặt quy định với các hãng công nghệ lớnÂu lo với một số thay đổi
Bên cạnh những thay đổi được cho là có tác động tích cực đến thị trường như mở rộng đối tượng người mua nhà là người nước ngoài và Việt kiều, giảm lãi suất và đối tượng cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỷ đồng…, thì cũng có một số thay đổi trong thời gian tới của chính sách đang chờ sự phản ứng của thị trường để biết sự tác động là tích cực hay tiêu cực.
Chẳng hạn, việc quy định chủ đầu tư phải mua bảo lãnh sản phẩm bất động sản trước khi bán cho người mua là một sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. Đã có dấu hiệu cho thấy một số chủ dự án “đẩy” tiến độ thực hiện công trình nhằm chào bán dự án trước “giờ G” để tránh quy định này, do việc mua bảo lãnh sẽ khiến giá bán căn hộ tăng lên, ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm địa ốc trong bối cảnh thị trường chưa phải hoàn toàn hồi phục.
Việc “bung hàng sớm” này cũng không tác động nhiều đến nguồn cung của thị trường cũng như giá cả, bởi để mở bán một dự án chủ đầu tư phải hoàn tất nhiều thủ tục pháp lý cũng như tiến độ, chứ không phải muốn bán sớm là có thể bán được. Còn cái khó của những chủ đầu tư mở bán căn hộ sau thời điểm 1-7 thì phải tăng giá so với trước (do phải cộng thêm phí bảo lãnh) và phần tăng thêm này khách hàng phải trả. Trong bối cảnh thị trường bắt đầu có dấu hiệu dư cung như hiện nay, “ra giá” thế nào cho sản phẩm đã được cộng thêm phí bảo lãnh sẽ khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu.
Chuyện không chỉ đơn giản là làm phép cộng, giá bán căn hộ sẽ tăng tương ứng khoảng 0,4-0,6 triệu đồng/m2, mà chủ đầu tư phải đưa ra được mức giá phù hợp với thực tế và khả năng hấp thụ của người mua. Thiệt hại một chút về giá nhưng bán được hàng cũng là một lựa chọn không tồi. Khi mà các chủ đầu tư dồn dập bung hàng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, việc tăng giá dù là “có lý do chính đáng” cũng khiến cho họ khó bán được sản phẩm.
Riêng với những người đã chuẩn bị đủ tiền và dự tính mua căn hộ, thì tùy khẩu vị của họ đối với rủi ro mà có thể lựa chọn mua trước hay sau thời điểm 1-7. Nếu mua trước thời điểm này, giá căn hộ chắc chắn sẽ rẻ hơn nhưng có thể gặp phải rủi ro nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng theo hợp đồng, còn mua căn hộ sau ngày 1-7 thì sẽ không chịu rủi ro này do đã có ngân hàng bảo lãnh, nhưng phải chấp nhận mức giá cao hơn.
Quy định không bắt buộc giao dịch qua sàn theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-7) cũng sẽ có tác động nhất định đến thị trường, khiến các sàn giao dịch yếu kém phải rời cuộc chơi, trong đó có không ít là sàn do chủ đầu tư lập ra nhằm hợp thức hóa việc giao dịch qua sàn. Việc quy định không bắt buộc giao dịch địa ốc phải qua sàn có thể giúp thị trường hoạt động đơn giản hơn, nhưng cũng khiến người mua không qua sàn gặp khó khăn trong việc kiểm tra thủ tục pháp lý của sản phẩm địa ốc.
Trước kia, việc kiểm tra tính pháp lý của sản phẩm và dự án đều do các sàn thực hiện. Cũng bởi việc giao dịch không nhất thiết phải qua sàn nên một số chủ đầu tư có thể đưa ra thị trường những sản phẩm chưa đủ điều kiện bán hàng hoặc thiếu các thủ tục pháp lý, tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Lo ngại này không thừa, khi thị trường bất động sản vừa có dấu hiệu ấm lên, đã có những trường hợp chủ đầu tư bán hàng khi dự án chưa đủ hạ tầng. Thậm chí, việc bán “nhà trên giấy” cũng đã quay lại.
Vẫn còn đó sự kỳ vọng
Bỏ qua những âu lo, trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia vẫn khuyên các nhà đầu tư chú ý đến nhóm cổ phiếu bất động sản. Lý do, thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực, nhất là việc nới rộng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ đem đến cú hích đối với thị trường.
Theo ước tính, hiện có hàng chục ngàn người nước ngoài ở Việt Nam có nhu cầu về nhà ở và chỉ cần một phần trong số này tiến hành mua nhà cũng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản làm ăn khấm khá, từ đó cổ phiếu của nhóm ngành này sẽ thăng hoa.
Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hanh thông mà chỉ những đơn vị có quỹ đất tốt, khả năng phát triển dự án, tiềm lực tài chính, khả năng bán hàng, phân phối sản phẩm… thì mới thật sự có tiềm năng thu về lợi nhuận.
Với việc thị trường đang có sự phục hồi khá tốt trong các quý vừa qua, các doanh nghiệp – kể cả nhiều doanh nghiệp “nằm im” một thời gian khá dài – liên tiếp tung sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường là khá tốt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản sau thời điểm 1-7 là rõ ràng. Thậm chí có chuyên gia mạnh dạn dự báo quý III tới sẽ là giai đoạn phát triển mạnh của thị trường.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại với thị trường thông qua việc đầu tư gián tiếp cũng như trực tiếp theo nhiều hình thức liên doanh liên kết, mua bán và sáp nhập. Tất nhiên, không còn là giai đoạn ăn xổi ở thì, họ chủ yếu chọn những dự án được đầu tư tốt, khả năng sinh lời cao và không có dấu hiệu của đầu cơ.
Thị trường hiện đã hướng đến sự ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư lâu dài sau một thời gian dài quan sát, tìm hiểu thị trường và đón nhận những chuyển biến mới về chính sách. Điều mà các doanh nghiệp hay quỹ đầu tư trong và ngoài nước trong các thương vụ đầu tư quan tâm là những dự án đó phải không còn những vướng mắc về thủ tục pháp lý, đền bù giải tỏa…
Lâu nay, các chính sách, thủ tục giấy tờ hành chính của nhiều địa phương vẫn chưa thực sự rõ ràng, minh bạch, khiến cho nhiều nhà đầu tư còn e ngại. Đó là chưa kể một chính sách tốt nhưng nếu khâu thực hiện không đồng bộ, cản trở lẫn nhau thì hiệu quả đạt được cũng không cao.
Như gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỉ đồng giải ngân rất chậm thời gian qua là minh chứng. Nhiều người lo ngại điều này cũng sẽ lặp lại với các chính sách mới như mở rộng cửa cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà. Nếu điều đó xảy ra trong bối cảnh thị trường đang tăng trưởng tốt như hiện nay thì thật đáng tiếc.
Nhìn một cách tổng thể, thị trường hiện tại vẫn đang thuộc về người mua, chứ không còn thuộc về người bán như giai đoạn “nóng sốt” trước kia, nên chỉ những sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu người mua thì mới được thị trường chấp nhận. Về lâu dài, điều này tốt cho sự ổn định của thị trường địa ốc.
Theo Phi Yến(DNSG)
Rủi ro uy tín, năng lực chủ đầu tư" alt=""/>Cuộc giằng co giữa cơ hội