Trong Hội thảo quốc tế về Thành phố thông minh tổ chức hôm nay 25/10,ĐềánXâydựngTPHCMthànhthànhphốthôngminhsắpbanhànhcónộidunggìbảng xếp hạng cúp c1 châu âu ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM đã trình bày những điểm chính trong Đề án Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án này dự kiến được hoàn thiện và công bố vào tháng sau.
Theo báo cáo của ông Dương Anh Đức, tầm nhìn về đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và các năm sau là “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nên tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị.”
Tầm nhìn đặt ưu tiên cao nhất là việc phát triển kinh tế của thành phố, phù hợp với các định hướng phát triển của Thành phố tại Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2016-2020.
Việc phát triển bền vững thỏa mãn đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tầm nhìn đặt người dân là trung tâm của đô thị được hiểu là người dân sẽ có chất lượng sống tốt, được phục vụ tốt và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.
Việc xây dưng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh nhằm thực hiện 4 mục tiêu tổng quát như sau: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức; Quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; Tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.
Các mục tiêu này sẽ phục vụ 4 chủ thể của đô thị. Thứ nhất, đối với chính quyền thành phố, đô thị thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn, và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.
Thứ hai, đối với người dân, đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách tối ưu hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.