Ca sĩ dân ca hát Opera- Hà Phương mới về Việt Nam, chị làm gì những ngày qua?
Tôi về Việt Nam sau hơn 2 năm thăm ba mẹ, anh chị em. Sau đó, tôi thu liền 13 bài với các anh Ngọc Sơn, Đình Văn, Đan Trường, Lam Trường, Nguyễn Đức, Trần Sang,... và quay MV Bến đò chiều mưa do ba tôi viết từ chuyện tình cảm động của cậu ruột.
Từ khi có gia đình, tôi dành gần như toàn bộ thời gian chăm con, gác lại sự nghiệp dù rất đam mê nghệ thuật. Khi các con lớn, tôi mới dần trở lại nghề. Dù ít hoạt động, tôi vẫn trau dồi thanh nhạc và điện ảnh. Tôi may mắn khi được học thầy giỏi, khai phá sâu hơn thực lực. Đặc biệt, giọng tôi thậm chí đã phát triển lên hát Opera.
- Chị hát... Opera ư?
Ban đầu khi cô giáo nói, tôi cũng không tin nhưng giọng tôi hiện tại nếu tính cả giọng óc là 4 quãng 8. Tôi tập hát Opera không thấy khó. Tôi thường tập bài The Phantom of the Opera. Trước đây, tôi từng hát bài Lời ru của mẹ phiên bản Opera, được nhạc sĩ Kim Tuấn thích và xúc động. Sau các dự án nhạc dân ca - quê hương, tôi sẽ hát tiếng Anh, hát nhạc trẻ và có thể là Opera. Tôi thích học hỏi nên chỉ trở lại với dân ca sẽ rất cũ kỹ.
- Cuộc sống ở Mỹ của chị thế nào?
Tôi vẫn rất bận rộn dù có người giúp việc, tài xế, cô giáo và bà vú nuôi dạy các con. Tôi phải giám sát, quản lý mọi thứ, đến đêm mới lôi công việc nghệ thuật ra làm, viết kịch bản hoặc viết sách.
Năm nay, Diana 15 tuổi và Angelina 14 tuổi rồi. Các con ở độ tuổi teen, cần không gian riêng. Tôi lại có thời gian chăm 2 bé chó cưng và trở lại nghệ thuật. Khi các con lên đại học, bạn sẽ thấy tôi hoạt động nghệ thuật sôi nổi hơn. Tôi ôm hoài bão nghệ thuật lớn lắm.
Năm 2022, tôi dự kiến phát hành MV Bến đò chiều mưa, làm show 3 chị em Cẩm Ly - Hà Phương - Minh Tuyết và ra mắt phim Finding Julia tại Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa chị và ca sĩ Cẩm Ly, Minh Tuyết thế nào?
Nhà tôi có nhóm chat chung, ngày nào chẳng "tám" rôm rả! Vui nhất là ba chị em đều nuôi chó, nói thế nào cũng quay về chủ đề chó cưng và thường xuyên gọi video cho nhau. Minh Tuyết mê bé chó Mochi nhà tôi lắm, lần nào đến nhà cũng ôm 3 tiếng mới chịu "tha".
|
Hà Phương và ông xã Chính Chu. |
Hôn nhân với tỷ phú không giống phim ảnh
- Motif làm dâu nhà tài phiệt đầy sóng gió luôn hot trên phim ảnh. Việc chị làm vợ tỷ phú Chính Chu giống và khác phim ảnh ra sao?
(cười lớn) Trời, nhà chồng tôi hiền lắm, không giống trên phim đâu! Hồi chúng tôi quen nhau, ba mẹ anh đã rất thích tôi. Vì trước đó anh thường có bạn gái nước ngoài, trong khi ba mẹ anh thích con dâu Việt Nam.
Buổi ra mắt gia đình bạn trai, ba mẹ anh rất hài lòng, khen với anh: "Con bé trông thật phúc hậu". Sau này khi đã làm dâu, mẹ chồng hầu như không để tôi động tay vào việc nhà. Bà thương tôi từng bị gãy tay, sợ tôi mang xách nặng không tốt. Các em của anh cũng rất dễ thương, không ai gây khó dễ gì tôi cả.
Dĩ nhiên, tôi luôn ý thức rõ việc mình là ca sĩ, sự quan tâm của dư luận có thể ảnh hưởng tới gia đình chồng. Anh Chính chưa từng cấm cản tôi đi hát nhưng tôi tự biết hạn chế công việc. Chồng làm quần quật cả tuần, chỉ ở nhà cuối tuần, chẳng lẽ tôi lại xách vali đi diễn? Với tôi, những giờ phút gia đình sum vầy quan trọng hơn tất cả.
Mặt khác, ông xã lo cho kinh tế khá thoải mái nên tôi không đặt nặng chuyện đi hát kiếm tiền. Nếu kinh tế gia đình hạn hẹp, chắc chắn tôi sẽ ra ngoài kiếm tiền phụ anh.
Tôi không có bí quyết gì ngoài luôn lễ phép, kính trên nhường dưới, sống có trước có sau. Tất cả điều đó phải từ trong tâm của bạn ra. Bạn thực sự lương thiện và chân thành, người khác sẽ cảm nhận được. Không ai có thể giả tạo suốt 20 năm được.
Tôi thường nhắc ông xã quan tâm gia đình, đưa ba mẹ anh ấy và các em đi chơi. Vì ngày thường anh quá bận, trong khi ba mẹ chồng đã già yếu. Tôi chủ động để gia đình anh sum vầy, có không gian riêng để cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa thoải mái nhất.
- Chồng chị chiều vợ thế nào?
Thời mới yêu, tôi đã từ chối nhận quà của anh. Tôi không thích mắc nợ ai cả. Đến khi làm vợ anh, tôi mới thoải mái nhận quà của chồng. Hầu hết trang sức, giày dép, túi xách của tôi do ông xã mua. Anh từng nói: "Chưa thấy cô vợ nào cản chồng mua quà như em".
Trái với bạn nghĩ, tôi hiếm khi tiêu tiền vào mua sắm, làm đẹp. Tôi cản chồng suốt mà hàng hiệu vẫn chất kín phòng, không còn chỗ chứa. Bạn bè thường xuýt xoa khi vào căn phòng chất đầy hàng hiệu của tôi. Dù vậy, tôi hầu như chỉ chưng diện khi dự tiệc của giới thượng lưu hoặc các sự kiện ở Hollywood.
Nhìn chung, tôi chỉ mê nghệ thuật và chủ yếu tiêu tiền làm từ thiện. Ông xã thường chủ động đề nghị tôi làm các hoạt động từ thiện quy mô từ vài trăm nghìn đến hàng triệu USD.
Hai tấm ảnh hiếm hoi của vợ chồng Hà Phương vì Chính Chu không thích chụp ảnh.
- Món quà đắt nhất anh ấy từng tặng chị là...?
Lần anh xây garage xe, tôi đùa: "Nhà còn nhiều chỗ trống, sao mình không xây một phòng tiệc anh ha?". Vì đãi tiệc ở bể bơi gia đình khá bất tiện nếu trời mưa. Sau đó tôi đi công việc xa về, anh đã xây xong một phòng tiệc/hội nghị kiểu Pháp sang trọng có sân khấu.
Lần khác, một chị em bạn dâunhắn cho tôi khen "nhà hát mới xây" đẹp. Tôi tự hỏi: "Nhà hát nào xây trong nhà mà mình lại không biết?". Thú thật, nhà tôi nằm trên diện tích đất 80 ha. Ngoài biệt thự chính còn 5 - 6 gian nhà, tôi không thể lúc nào cũng đi kiểm tra tất cả.
Cô ấy phải đến nhà tôi để dẫn tôi đi xem nhà hát Opera mới xây trong chính nhà mình! Tôi liền gọi hỏi thư ký của chồng. Thì ra khi biết tôi hát Opera, ông xã đã âm thầm xây một nhà hát tặng vợ. Anh ấy luôn làm điều bất ngờ cho tôi.
Nhưng với tôi, món quà lớn nhất là hai đứa con và tình yêu anh dành cho mình. Anh thương vợ con, quan tâm gia đình tôi, vậy là đủ.
- Bí quyết giữ chồng tỷ phú của chị là gì?
Tôi giữ không khí gia đình luôn đầm ấm sao cho ông xã thấy về nhà là thoải mái, hạnh phúc nhất. Khi gia đình là nơi để về, anh sẽ mong nhớ, không cần tìm thêm niềm vui khác. Các con là sợi dây liên kết vợ chồng tôi.
Ông xã tôi mê con vô cùng. Chỉ cần là việc của con, anh sẵn sàng gác lại mọi thứ để làm. Mỗi tối hai vợ chồng đều nói về các con trước khi ngủ. Từ khi có con, vợ chồng tôi làm gì cũng đặt con lên hàng đầu.
Tôi hạn chế tối đa việc can thiệp chồng đi đâu, làm gì. Thường ngày, anh về nhà là hồn nhiên lao vào chơi với con, xem phim cùng vợ. Nếu anh đi gặp bạn bè hay xem bóng, tôi sẽ không đi theo. Tôi muốn anh có cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trích đoạn bài "Bến đò chiều mưa" của Hà Phương và Trần Sang
Gia Bảo
'Ca sĩ tỷ phú' Hà Phương khoe sắc với áo dài
Ca sĩ tỷ phú Hà Phương trông nền nã khi diện bộ áo dài được may từ chất liệu lụa tơ tằm của NTK Trung Đinh.
" alt=""/>Ca sĩ Hà Phương bật mí hôn nhân với chồng tỷ phú Chính Chu
Từ ngày 22 - 26/5 tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội nhóm hoạ sĩ 33A sẽ tổ chức triển lãm Bóng di sản, một hoạt động nằm trong dự án dài hơi “Đánh thức di sản” của nhóm họa sĩ 33A trên khắp mọi miền đất nước. |
Tác phẩm của họa sĩ Chu Cường. |
Nhóm đã chọn điểm đến đầu tiên là làng Cựu, xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội. Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của 9 họa sĩ: Dương Tuấn, Bùi Văn Tuất, Chu Viết Cường, Minh Đông, Cấn Mạnh Tưởng, Đạt Phú, Tuấn Đạt, Nguyễn Thế Long và Nguyễn Minh “phố”.
Các bức tranh muôn màu muôn vẻ đã cất giữ vẻ đẹp của ngôi làng và làm thổn thức trái tim người xem bằng việc giữ nguyên tinh thần của di sản nhưng được thổi làn gió mới của hơi thở đương đại.
Để có những tác phẩm này, nhóm đã có thời gian đi điền dã, ăn ở và sinh hoạt cùng người dân làng Cựu. Các nghệ sĩ đi quanh làng, thăm thú, nhìn ngắm và được hít thở cả màu thời gian của những vật thể mà anh em nghệ sĩ mạnh dạn gọi đó là di sản văn hóa. Hoạ hoà vào cuộc sống của làng Cựu như người dân thực thụ của ngôi làng có kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp độc đáo, riêng biệt.
|
Tác phẩm của hoạ sĩ Mạnh Tưởng. |
Trong làng chỉ còn người già và trẻ con. Đường làng ngõ xóm rất ít người đi lại, không huyên náo và sôi động như một số làng cổ khác. Những bức tường, những mái nhà rêu phong trầm lắng nằm nép mình sau những cánh cổng im lặng đến nao lòng.Theo chia sẻ của nhóm hoạ sĩ 33A, làng Cựu dù nổi tiếng là thế nhưng không khí trong làng khá im ắng và vắng lặng. Bởi, đây là một làng nghề may mặc được hình thành từ thời Pháp thuộc với tay nghề khéo léo của những người thợ “đệ nhất Hà thành”. Người dân làng Cựu trở nên giàu có, từ đó mà xây nên những biệt thự nguy nga, đẹp nhất vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời bấy giờ nhưng cũng vì thế, họ có nghề nên tản cư khắp đất nước. Những ngôi biệt thự cổ xưa giờ ít người ở.
Họa sĩ Dương Tuấn sau khi đặt chân tới ngôi làng đã luôn đau đáu, quẩn quanh câu hỏi rằng: Nếu một ngày nào đấy những ngôi làng này, những mái cổng này, những bờ tường rêu phong cổ kính này hoàn toàn mất đi thì sẽ ra sao? Và vì thế, nhóm của anh đã quyết định bằng cây cọ với những nét vẽ, những góc nhìn riêng của mình sẽ lưu lại "Bóng di sản" này và đặt triển lãm cùng tên. Bởi theo anh, những cái còn lại sau thời gian đó chính là văn hoá. Văn hoá là dòng chảy mà ở đó nó mang trong mình cả những giai đoạn lịch sử, nó phản ánh đời sống, tinh thần, quan niệm xã hội,..
|
Tác phẩm của hoạ sĩ Minh Phố. |
Theo hoạ sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố), các di sản của tạo hóa, của cha ông để lại từ nhiều đời luôn đáng trân trọng và cần bảo tồn, tuy nhiên – đứng ở góc độ hội họa những di sản ấy sẽ là nguyên liệu để cho nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm mới. Cái khó và cũng là thử thách cho các nghệ sĩ là cũng với những nguyên liệu ấy, bạn phải mang được vào đó hơi thở đương đại của một tư duy mới mà không làm biến dạng hoặc mất đi tinh thần, giá trị của di sản đó, nếu không – bạn sẽ luôn dập khuôn đi theo lối mòn với cách vẽ, cách tạo hình đã có từ trước. Bên cạnh việc tạo ra cái mới, cái đương đại ấy người nghệ sĩ vẫn phải "trình làng" những phong cách, những đặc trưng mà đã tạo nên tên tuổi của mình, để mình vẫn là mình.
Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ 33A mong muốn gửi thông điệp đến công chúng: Bóng di sản phải chăng chỉ còn là những chứng tích vật thể và phi vật thể của một thời kỳ, một vùng miền văn hóa đã đang bị lãng quên, hay vẫn là dòng chảy của một giá trị văn hóa bền vững, mãi trường tồn, như mạch nước ngầm thấm đẫm trong chúng ta?...
Tình Lê
Hoạ sĩ Thái Hoà triển lãm 100 bức tranh vẽ Bác Hồ trong 5 năm
Triển lãm trưng bày 13 tác phẩm đặc sắc, tuyển chọn từ hơn 100 bức tranh sơn dầu vẽ Bác Hồ do họa sĩ Thái Hoà sáng tác trong 5 năm qua.
" alt=""/>Bóng hình di sản Việt dưới góc nhìn của các hoạ sĩ