Facebook khai thác điểm yếu tâm lý của người dùng như thế nào?

时间:2025-01-18 20:08:14 来源:NEWS

Vậy vì sao mạng xã hội lại có thể "gây nghiện" như vậy,ácđiểmyếutâmlýcủangườidùngnhưthếnàbong da phap đến mức người dùng không rời ra được. Câu trả lời là Facebook và các mạng xã hội khác đều được thiết kế để khai thác những điểm yếu về tâm lý của chúng ta. Dưới đây là những điểm yếu tâm lý của con người đang được Facebook khai thác triệt để:

Bạn đã bao giờ lướt Facebook vào nửa đêm, và phải tự nhủ với mình là sẽ dừng lại sau khi đọc nốt một bài viết, xem nốt vài tấm ảnh? Và có bao nhiêu lần trong đó bạn… thất bại, tiếp tục dán mắt vào màn hình smartphone?

Facebook và hầu như tất cả các mạng xã hội khác đều hoạt động theo cơ chế không bao giờ có điểm dừng. Chỉ cần có kết nối mạng, ứng dụng Facebook sẽ luôn hiện một tin tức hay bài viết khi bạn kéo xuống, không bao giờ kết thúc. Do vậy bạn sẽ rất khó thoát khỏi Facebook để làm việc khác.

Qua quá trình tiến hóa của con người, bộ não chúng ta luôn phải đưa ra những dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo để đưa ra lựa chọn an toàn nhất. Để đưa ra dự đoán chúng ta phải "học hỏi" từ những gì xảy ra trong quá khứ và những điều mới lạ, do đó bộ não luôn khát khao tìm hiểu những điều mới. Vừa đưa ra nội dung mới, vừa khiến bộ não không phải chờ đợi chính là công thức "vàng" cho mạng xã hội.

Tương tự Facebook, YouTube cũng có một cơ chế gợi ý và tự động chơi video rất tốt. Dù nội dung bạn đang xem là gì, video tiếp theo sẽ mang một nội dung khá liên quan và tự động phát chỉ vài giây sau khi video trước kết thúc. Quá nhiều nội dung, không cần chờ đợi cũng là lý do nhiều người "nghiện" phim truyền hình của Netflix, vì có thể xem hết cả một mùa ngay khi ra mắt.

Không phải ai cũng có thể đứng phát biểu trước đám đông hàng nghìn người, nhưng chúng ta dễ dàng thể hiện ý kiến của mình với hàng nghìn bạn bè trên Facebook

Con người ai cũng có nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân, nhưng không phải ai cũng có thể đứng trước hàng nghìn người và nói lên ý kiến của mình. Với Facebook thì khác. Bạn có thể đăng tải một bài viết, một tấm ảnh và nó sẽ được chia sẻ tới hàng trăm, hàng ngàn người bạn, hoặc có đôi lúc tiếp cận được tới hàng chục nghìn người qua nút Share của Facebook.

Ngay khi vào Facebook, bạn sẽ được hỏi thăm "bạn đang nghĩ gì". Những năm qua đại diện của mạng xã hội liên tục nhấn mạnh sẽ hiển thị nhiều tin bài do người dùng tạo ra hơn lên dòng thời gian. Tất cả đều là nỗ lực để người dùng chia sẻ nhiều hơn, gắn bó với Facebook nhiều hơn.

Và nếu chia sẻ quan điểm trên Facebook cá nhân vẫn là quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ bài viết của người khác chỉ với một nút bấm. Việc chia sẻ quá dễ cũng là nguyên nhân nhiều người dễ dàng tin tưởng vào các tin đồn thất thiệt.

Số lượt thích và bình luận của Facebook rõ ràng có sức hút rất lớn. Rõ ràng là bài viết càng nhiều like càng chứng tỏ ảnh của bạn đẹp, bài viết của bạn sâu sắc đúng không? Ngay sau khi bạn đăng lên, Facebook sẽ liên tục thông báo bao nhiêu người đã thích, ai đã bình luận… khiến cho bạn càng phải chú tâm đến nó. Một bức ảnh hơn ngàn lời nói, nhưng một… lượt like cũng hơn ngàn lời động viên. Mà like thì lại quá dễ!

Bởi ám ảnh với lượt like, lượt share nên mới có hiện tượng những bài viết thất thiệt, "câu lai" để thu hút sự chú ý. Và điều này lại dẫn chúng ta quay trở lại hiện tượng "fake news".

Ngoài nhu cầu thể hiện bản thân, chúng ta còn muốn biết đời sống của người khác như thế nào. Trước mạng xã hội hàng chục năm đã có nhiều tờ báo lá cải sống bằng cách khai thác đời tư người nổi tiếng. Nhưng với Facebook, đời tư của những người bình thường cũng đang được phơi bày.

Bạn đã bao giờ lên Facebook để xem người xưa giờ đang thế nào?

Chính từ nhu cầu thể hiện quan điểm và khoe ảnh, nhiều người đang phơi bày đời tư của mình cho bạn bè và thậm chí bất cứ ai có thể thấy. Nếu có nhu cầu bạn cũng có thể tìm nhiều cách để stalk (theo dõi) Facebook một người mà không để lại bất kỳ dấu vết gì, chỉ cần lướt qua trên "tường" Facebook của người đó hoặc tìm công cụ hỗ trợ.

Chính vì sự dễ khai thác này mà nhiều người đã chuyển qua sử dụng Instagram, vốn có cơ chế bảo vệ cao hơn khi cho phép xét duyệt người theo dõi. Tuy nhiên với những thuật toán phức tạp và dữ liệu lớn mà Facebook sở hữu thì bạn cũng sẽ không "an toàn" trước những nhà quảng cáo, dù dùng bất kỳ nền tảng nào.

Đôi khi chúng ta muốn nhớ về những việc xảy ra trong quá khứ, và Facebook sẵn sàng cung cấp điều đó. Tính năng "ngày này năm xưa" của Facebook giúp cho bạn nhìn lại ngay lập tức kỷ niệm bạn đã chia sẻ, được đánh dấu những năm trước. Càng chia sẻ nhiều, càng hoạt động tích cực trên Facebook thì bạn càng được nhắc lại nhiều kỷ niệm! Từ khi Facebook ra mắt tính năng này, tôi đã thấy không ít bạn bè chia sẻ điều gì đó để "năm sau nó còn nhắc lại".

Tất nhiên đôi lúc hoài niệm trên Facebook cũng đem lại kết quả tốt. Nhiều người đã tìm lại được bạn cũ, họ hàng trên Facebook. Những kỷ niệm đẹp trong quá khứ cũng có thể đem lại cảm xúc tích cực cho bạn.

FoMO (fear of missing out), hay có thể hiểu là sợ bị lạc lõng là một hội chứng được nghiên cứu nhiều thời gian gần đây, với sự phát triển của mạng xã hội. Chúng ta sợ bỏ lỡ mất những điều thú vị đang diễn ra xung quanh mình. Đó là lý do bạn không thể ngừng kiểm tra điện thoại khi đang ngồi ăn, ngồi quán cà phê hoặc thậm chí cả khi đang lái xe.

Chúng ta có thể kiểm tra Facebook mọi nơi, vì sợ bỏ qua những điều thú vị

Với hàng trăm người quen biết trên Facebook và hàng ngàn trang, nhóm mà bạn đã thích hoặc tham gia, bạn sẽ nhận được tin tức nhanh nhất từ Facebook chứ không phải từ các trang tin. Thậm chí đôi lúc bạn sẽ nhận được thông báo từ một người quen trên Facebook trước cả khi nhận cuộc gọi.

Nói một cách công bằng, không phải lúc nào Facebook cũng mang lại những cảm xúc tiêu cực. Nó là nơi giúp chúng ta kết nối, cập nhật tin tức từ bạn bè nhanh chóng, và nếu sử dụng đúng cách thì bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều từ Facebook. Tuy nhiên khoảng cách từ "sử dụng thường xuyên" đến "nghiện" Facebook là rất ngắn. Nói thì luôn dễ hơn làm, nhưng hãy sử dụng Facebook một cách thông minh!

推荐内容