Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng về việc đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cho phép Hải Phòng hình thành một số quận mới và thành phố Thủy Nguyên - Trung tâm đô thị Bắc Sông Cấm như thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM. Trong văn bản trả lời, Bộ Xây dựng cho biết đề xuất theo kiến nghị của cử tri Hải Phòng là phù hợp quy định của pháp luật...
Tuy nhiên, từ góc nhìn của đại biểu Quốc hội, ông Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) lại cho rằng cần cân nhắc thận trọng.
Vị đại biểu cho biết, tại kỳ họp Quốc hội thứ 10, khóa XIV vừa qua đã thông qua Nghị quyết thí điểm về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Đây là mô hình mới và mới được Quốc hội thống nhất thực hiện thí điểm, vì vậy, nên để TP.HCM thực hiện và có đánh giá cụ thể mới triển khai tiếp.
"Cần phải có báo cáo, đánh giá những mặt được và chưa được từ mô hình của TP.HCM xem có phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam không mới thực hiện tiếp.
Không nên vội vàng chạy theo phong trào, thấy TP.HCM xin được thì Hải Phòng cũng xin. Trong khi chưa có những đánh giá, tiêu chuẩn cụ thể mà đã chạy đua xin làm sẽ dễ gây ra những lộn xộn trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, gây ảnh hưởng tới tâm lý trong nhân dân, cũng như những chồng chéo trong nhiệm vụ, chức năng điều hành, quản lý", ông Nhường nói.
Nói thêm về thí điểm mô hình chính quyền đô thị, ông Nhường cho biết hiện có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng xin thực hiện thí điểm mô hình này, đó là 3 thành phố lớn, có vị trí kinh tế - chính trị và yêu cầu của thực tiễn, cải cách là cơ sở để các thành phố này phát triển.
Nhất là với TP.HCM, một siêu đô thị sôi động bậc nhất cả nước nhưng mô hình chính quyền lại được khoác chiếc áo đồng hạng như một chính quyền nông thôn, do đó, việc tạo một cơ chế thuận lợi cho các siêu thành phố phát triển là rất phù hợp.
Tuy nhiên, như đã nói, đây mới là thí điểm, do đó, cần phải chờ đợi thêm khoảng 5-7 năm nữa để những ưu điểm và hạn chế được bộc lộ rõ hơn, lúc đó có nhân rộng triển khai cũng chưa muộn.
Riêng với Hải Phòng, ông Nhường đưa ra lời khuyên không nên vội vàng chạy theo.
Mặt khác, khi thực hiện thí điểm chính quyền đô thị nghĩa là mô hình tổ chức quản lý cũ đã không còn phù hợp, bị lỗi thời, kìm nén sự phát triển của địa phương thì mới cần một mô hình thay thế.
Tuy nhiên, Hải Phòng hiện nay vẫn đang ghi nhận có những tăng trưởng, phát triển tốt.
Cụ thể, theo báo cáo của Hải Phòng, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội luôn đạt mục tiêu khá của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm tăng 14,02%, gấp hai lần giai đoạn 2010 - 2015 và gấp 2,1 lần tốc độ tăng chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 5.863 USD, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra gấp 1,95 lần bình quân chung cả nước. Tỷ trọng GRDP trong GDP cả nước từ 3,5% năm 2015 đã tăng lên 5,1% năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 408 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5 năm đạt 120 nghìn tỷ đồng, gấp 2,65 lần giai đoạn 2010 - 2015.
Trong khi đó, tốc độ công nghiệp hóa vẫn đang trên đà phát triển tốt.
"Từ kết quả nói trên thì chưa nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của địa phương, vì thế, không nên nóng vội thay đổi mô hình quản lý mới", ông Nhường nói thêm.
Cùng trả lời về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội phải tổng kết thực tiễn, đánh giá cho nghiêm cẩn mô hình này. Từ đó, có phân loại các địa phương trong 63 tỉnh, thành để nhóm địa phương có cùng tính chất, có cùng các đặc điểm phân hóa thành các nhóm cụ thể để áp dụng những chính sách điều hành cho phù hợp, tránh tình trạng mỗi địa phương một văn bản riêng rẽ, đặc thù.
Từ những đánh giá, tổng kết trên, ông Vân cho biết sẽ tiến tới quy phạm hóa nó thành những chương, mục cụ thể trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chứ không phải ban hành nghị quyết riêng nữa.
Trước đó, HĐND thành phố Hải Phòng đã xác định xây dựng Thủy Nguyên theo mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Huyện này hiện là đơn vị hành chính nông thôn, trong khi mô hình quản lý chính quyền nông thôn không còn phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Do vậy, lãnh đạo Hải Phòng cho rằng việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên là yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Mới đây, vào cuối tháng 11, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên như đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.
" alt=""/>Hải Phòng lập thành phố Thủy Nguyên: Không nên vội...4 trường hợp cần được xem xét để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp lý
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND TPHCM để góp ý về phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn thành phố.
HoREA hoan nghênh Sở TN &MT TPHCM đề xuất xây dựng dự thảo bảng giá đất điều chỉnh theo phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Tuy nhiên, HoREA cho rằng tên gọi là phương án 4 có thể chưa thật chính xác. Bởi lẽ phương án 4 thực chất là nội dung khoản 1 Điều 257 luật Đất đai 2024 đã quy định: Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
TPHCM thuộc trường hợp cần thiết ban hành bảng giá đất điều chỉnh bởi 4 nguyên nhân. Thứ nhất, TPHCM có 570 tuyến đường (mới) chưa có trong bảng giá đất. Thứ 2, tất cả các mức giá đất trong bảng giá đất hiện hành đều rất thấp, chỉ bằng khoảng 30% giá thị trường.
Thứ 3, phải cập nhật vào bảng giá đất các mức giá đất mà thành phố đã bồi thường thực tế khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư công như dự án đường Vành đai 3, dự án Rạch Xuyên Tâm… đã áp dụng các hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K).
Thứ 4, luật Đất đai 2024 không còn quy định hệ số K hàng năm và hệ số K khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng như quy định trước đây của luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014.
Căn cứ khoản 1 điều 257 luật Đất đai 2024, HoREA nhận thấy dự thảo bảng giá đất điều chỉnh có tính chất "quá độ", được áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025. Trong thời gian này, Sở TN&MT còn phải xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng kể từ ngày 1/1/2026 và với các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh có thể là nền tảng để xây dựng bảng giá đất lần đầu.
HoREA đề nghị xây dựng các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cần bảo đảm công bằng cho các cá nhân, hộ gia đình nộp tiền sử dụng đất từ ngày 1/8 đến ngày 31/12/2025. Mức giá sẽ tương đương hoặc nếu có cao hơn thì không chênh lệch quá lớn so với các trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất trong 7 tháng đầu năm nay.
Vì vậy, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - đề xuất 4 trường hợp cần được quan tâm xem xét để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp tình hợp lý.
Thứ nhất, trường hợp người chưa được cấp sổ đỏ lần đầu với hơn 8.000 thửa đất trên địa bàn TPHCM.
Thứ 2, trường hợp người có nhu cầu xin tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để chia cho con cháu.
Thứ 3, trường hợp người xin hợp pháp hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở trong cùng thửa đất nằm xen kẽ trong khu dân cư ổn định, mà phần đất có nhà ở đã được cấp sổ đỏ. Đối với phần đất còn lại, tuy được xác định là đất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày nhưng thực chất là sân nhà, không còn chức năng sản xuất nông nghiệp.
Thứ 4, trường hợp người có nhà, đất nằm trong các khu vực bị quy hoạch treo, dự án treo, điển hình như quy hoạch khu dân cư xây dựng mới hoặc quy hoạch khu dân cư chỉnh trang hoặc dự án Bình Quới - Thanh Đa.
Dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cần bảo đảm công bằng
Ông Lê Hoàng Châu đề nghị sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được UBND TP phê duyệt làm chuẩn và áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá đất.
Điều này để bảo đảm công bằng cho các cá nhân, hộ gia đình nộp tiền sử dụng đất từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025 cũng sẽ nộp tương đương hoặc nếu có cao hơn thì không chênh lệch quá lớn so với các trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất trong 7 tháng đầu năm.
Đại diện HoREA cũng đề nghị sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh có dải biên độ rộng sẽ sát với giá đất tại các quận, huyện, TP Thủ Đức. Không sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy bảng giá đất hiện hành nhân hệ số để tính đồng loạt tất cả các mức giá đất.
Không xây dựng các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 6 quận (gồm các quận 3, 6, 7, 11, 12, Bình Thạnh), 4 huyện (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ) và TP Thủ Đức có mức giá đất cao nhất trong dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cao hơn mức cao nhất của khung hệ số K đối với đất ở theo Quyết định 11/2024.
Ông Châu cũng đề nghị đơn vị tư vấn định giá đất và cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát tổng thể để hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Theo báo cáo, Sở TN&MT TPHCM đã trình 4 phương án điều chỉnh bảng giá đất để Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM xem xét.
Phương án 1: Giữ nguyên, không điều chỉnh bảng giá đất. Phương án này có những hạn chế như giá đất theo quy định hiện hành sẽ chênh lệch rất lớn với giá bồi thường, không phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TPHCM và trái với quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024. Việc không điều chỉnh cũng tạo sự không công bằng với người sử dụng đất đã được bố trí tái định cư trước đây.
Phương án 2: Điều chỉnh bảng giá đất theo cách lấy giá đất tại bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số K mới nhất. Kết quả vẫn chênh lệch với giá đất bồi thường thực tế rất lớn, không phù hợp với tình hình thực tế, trái quy định Luật Đất đai 2024, không công bằng với các trường hợp đã bố trí tái định cư trước đây.
Phương án 3: Đối với giá đất các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư sẽ thực hiện thu nhập thông tin, điều chỉnh theo giá đất thực tế trên thị trường để áp dụng giá đất tái định cư. Đối với các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá hiện hành, giá đất được tính bằng cách lấy giá nhân với hệ số K.
Phương án này cũng có hạn chế về chênh lệch giá bồi thường, không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất...
Phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TPHCM.
Cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất.
Phương án này cũng tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 và phù hợp tình hình thực tế giá đất địa phương. Do đó, UBND TPHCM đã có chủ trương giao Sở TN&MT thực hiện điều chỉnh bảng giá đất.
" alt=""/>Bảng giá đất mới tại TPHCM: 4 trường hợp cần xem xét thu tiền hợp lý