Chiếc xe con bị xe tải đâm dính vào gốc cây |
Cú đâm ngang trực diện khiến xe con bẹp dúm |
CSGT TP Hải Dương đang lấy lời khai của lái xe |
Theo thông tin từ lãnh đạo Đội CSGT TP Hải Dương cung cấp, chiếc xe con đã giảm tốc độ đi chậm và rẽ trái, tuy nhiên, đúng lúc này xe tải đã thiếu quan sát vượt trái lên và đâm ngang thân xe con. Cú va chạm mạnh khiến xe ô tô con bị đẩy văng vào gốc cây, bẹp rúm toàn xe.
Rất may lái xe con chỉ bị thương nhe. Xe tải cũng bị hư hỏng.
Vụ việc đang được CSGT TP Hải Dương điều tra xử lý.
Hoài Anh
Bạn đã từng chứng kiến khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình, tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy qua email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hình ảnh cô gái trẻ đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm, lao ngược chiều giữa các dòng ô tô trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được một camera hành trình ghi lại.
" alt=""/>Hải Dương: Xe tải đâm ô tô con bẹp rúm, văng dính gốc câyNhững hình ảnh, video cho thấy họ dùng đầu gối đè lên cổ bạn bè trong khi cười đùa, tư thế giống hệt lúc viên cảnh sát Derek Chauvin đè cổ lên Floyd trong hơn 8 phút khiến anh này chết vào ngày 25/5.
Trào lưu chụp ảnh bắt chước viên cảnh sát Mỹ giết chết George Floyd khiến người dùng Internet phẫn nộ. Ảnh: DailyMail. |
Xuất hiện trên Snapchat, TikTok rồi chia sẻ lại lên Facebook và Twitter, thử thách George Floyd đã tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội, tiêu cực từ nhiều người dùng Internet.
"Trong khoảnh khắc đau buồn này, một số người lại biến nó thành thú vui. Nếu quen biết họ (những người tham gia thử thách), hãy nói thẳng vào mặt họ bởi thử thách George Floyd là một trò kinh tởm", người dùng Grayson Rowles chia sẻ.
Nhiều người cũng gọi đây là trào lưu "ghê tởm", "đáng sợ" và "vô cảm", đặc biệt khi làn sóng biểu tình, bạo động sau khi Floyd bị giết vẫn đang bùng phát tại Mỹ, lan ra một số nước như Pháp...
Tại Anh, video 2 nữ sinh trung học tham gia thử thách đã khiến họ bị hủy đơn dự tuyển đại học, theo DailyMail. Trong video, một cô gái bị cô kia đè lên cổ, miệng vừa nói "Tôi không thể thở" vừa cười cợt.
Đa số người tham gia thử thách là thanh thiếu niên da trắng. Ảnh: DailyMail. |
Trong khi đó, 2 thanh niên 19 tuổi và một người 18 tuổi đã bị cảnh sát Newcastle, Anh bắt giữ cũng vì tham gia trào lưu George Floyd. Trong hình ảnh đăng lên Snapchat, họ cười đùa bắt chước tư thế cảnh sát Chauvin đè chết Floyd, nội dung bên dưới ghi "police brutality" (bạo lực cảnh sát).
Nói với DailyMail, cảnh sát Newcastle, Anh xác nhận đã điều tra việc hình ảnh 2 thanh niên bắt chước George Floyd bị giết được đăng lên mạng xã hội. Ngày 31/5, cảnh sát đã bắt giữ 2 nam sinh 19 tuổi và một thanh niên 18 tuổi với cáo buộc lan truyền thông tin gây lo lắng, căng thẳng.
Hiện cả 3 đã được tại ngoại, tài khoản Snapchat của họ bị khóa. Có tin cho rằng họ bị dọa giết nên đang được cảnh sát bảo vệ.
Hình ảnh tham gia thử thách tương tự cũng xuất hiện trên Instagram một sinh viên Đại học Hoàng gia London, tuy nhiên người này nói với Heavy rằng tài khoản của anh đã bị hack.
Tại Mỹ, nhân viên công ty xây dựng tại Minnesota đã bị sa thải sau khi tham gia trào lưu George Floyd. Công ty mà người này làm việc đã đăng bài viết xin lỗi, nói rằng một trong những người người tham gia thử thách là con trai của giám đốc.
Hình ảnh người tham gia thử thách George Floyd đè lên cổ một con bò. Ảnh: DailyMail. |
Để đói phó trào lưu bắt chước George Floyd gây phẫn nộ, Facebook cho biết đã xóa toàn bộ bài viết liên quan đến thử thách George Floyd do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, trong khi tìm kiếm hashtag #GeorgeFloydChallenge trên Instagram sẽ trả về kết quả "Hashtag đã bị ẩn". Theo Facebook, những nội dung này có nguy cơ khuyến khích tham gia các hoạt động nguy hiểm.
Trên TikTok, hashtag liên quan đến thử thách đã có hơn 36.000 lượt xem. Trên Change.org, kiến nghị yêu cầu TikTok xóa toàn bộ nội dung liên quan đến thử thách George Floyd đã thu hút hàng nghìn chữ ký, cho rằng đó là trào lưu phân biệt chủng tộc và vô nhân đạo.
Theo Zing
Thử thách mô phỏng cái chết của George Floyd đang xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
" alt=""/>Bị bắt, đuổi học vì trào lưu chụp ảnh bắt chước vụ George Floyd