Những bữa 'ăn hương ăn hoa' của người miền Tây

![]() |
Trong nồi lẩu mắm cá linh của người miền Tây, không thể thiếu bông điên điển. Ảnh: ĐMX. |
Tối trước ở Chàm Chim tôi cũng được thử vài món địa phương cực ép phê là tép xào bông điên điển và lẩu mắm cá linh. Thói quen ẩm thực của mỗi vùng miền có khi nào mà tách rời được đặc tính địa lý của quê nhà. Dân ở đâu sợ lũ chứ dân miền Tây không thấy lũ về có mà lo ngay ngáy.
Cứ rằm tháng bảy, lũ thượng nguồn sông Mê-kông lại đổ về miền Tây trước khi xối thẳng ra biển cả. Nước lũ kéo theo vô số đãi ngộ cho nồi cơm của dân vùng này. Cá linh và bông điên điển chính là hai món trời cho xuôi theo dòng nước. Con nước càng cao, cá về càng nhiều. Cá linh thừa ứ, người ta đem nướng tre, rim tiêu, kho dừa.
Ăn tươi chán đem ra làm mắm. Mắm ấy cho vào lẩu thành hương vị dậy mùi khó quên. Nồi lẩu còn kèm theo một rổ bông điên điển vàng ươm. Thả hoa vào nước lẩu, ăn thay rau. Hai thứ ấy song hành, kết nhau như đậu phụ với mắm tôm. Thịt chó và riềng mẻ vậy. Đâm ra mới ngân nga thành câu ca dao: “Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon”.
Bữa ăn hàng ngày của người Đồng Tháp vì thế nghe có vẻ tiện lợi. Chuột thì bắt đồng cạn, bông điên điển thì hái ngoài đồng sâu, còn tráng miệng sẽ bằng sen ngũ vị Tháp Mười: Sen sấy khô thơm bùi, sen xay sữa béo ngậy, sen làm mứt ngọt lừng…
Ngồi ăn những món lạ lùng ấy trên cái chòi đua ra dòng nước, vừa ăn vừa đưa tay vợt những con muỗi khổng lồ, trong ánh đèn vàng quạch đang cố gắng chống chọi với bóng tối bắt đầu xâm chiếm lên những dòng kênh và đầm lầy đen đặc bóng tràm, mới hốt hoảng rằng chẳng còn hạnh phúc nào hơn thế. Chính là cảm giác thăng hoa tuyệt đỉnh khi ta lần đầu tiên trải nghiệm những gì thoáng qua trên màn ảnh nhỏ.
Rời Đồng Tháp xuôi về Kiên Giang, rồi đi sâu vào U Minh Thượng, món ăn còn tăng cấp độ kinh ngạc hơn nữa. Một nồi lẩu bình thường sẽ chứa đầy những con cá kỳ lạ và các loài hoa độc nhất vô nhị: Nụ áo, bông bí, điên điển, bông súng, môn nước, so đũa, đậu bắp…
Ngoài mướp đắng và cà tím là hai thứ mà tôi đã quen thuộc, nhưng cũng chẳng bao giờ có hứng thú thả vào nồi lẩu, còn lại những thứ ở trên bàn cứ như thể một vườn hoa rực rỡ ngoài cánh đồng chứ chẳng phải rau. Thì đây kim châm, bông bí, điên điển vàng rực, so đũa đỏ tươi, lục bình tím ngắt, thiên lý biếc xanh, hoa hẹ trắng ngần.
Tôi gắp hết đống hoa hoét xanh đỏ tím vàng ấy vào bát rồi toét miệng cười. Người Bắc chỉ ăn có mỗi thiên lý, bông bí và hoa chuối, vô đây người ta chén sạch cả đồng hoa chắc. Hóa ra miền Tây cũng có một món lẩu tên “Lẩu hoa”. Thiệt đúng là “ăn hương ăn hoa” mà hổng phải thế.
相关文章
Nhận định, soi kèo Millonarios vs Independiente Santa Fe, 08h30 ngày 27/3: Chia điểm
Nguyễn Quang Hải - 26/03/2025 11:30 Nhận định2025-03-29Nhận định, soi kèo Kyrgyzstan vs Qatar, 20h45 ngày 25/3: Lấy lại đẳng cấp
Pha lê - 24/03/2025 15:53 World Cup 20262025-03-29Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường phổ thông ở TP.HCM cho hay, mỗi bộ SGK có sở trường, sở đoản nhưng có đặc điểm chung là cấu trúc chương trình như Bộ GD-ĐT quy định, dù các tác giả có viết thêm 5-10% nội dung để làm phong phú sách.
Theo vị hiệu trưởng này, sách giáo khoa không bắt buộc học sinh phải mua, tuy nhiên người thầy đứng lớp dạy cuốn sách nào thì phải giới thiệu cho học sinh biết cuốn sách đó để có sự tương thích giữa cách dạy của thầy và cách đọc sách của trò. Người thầy cũng phải hướng dẫn học sinh lên mạng tìm kiến thức phục vụ cho các bài học.
“Không nhất thiết phải có sách giáo khoa mới học được. Giáo viên có thể tóm tắt trên giấy A4 để học sinh chụp lại lưu trong điện thoại và học. Điều đó có nghĩa có nhiều cách chứ không nhất thiết phải triển khai nhiều bộ sách giáo khoa”- vị hiệu trưởng nói.Trường học dùng 4 bộ sách giáo khoa khác nhau Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay đã xã hội hoá sách giáo khoa, tránh tình trạng 1 bộ sách để xảy ra các hiện tượng như chủ quan, thiếu tính sáng tạo hay các hạn chế khác. Tất cả sách giáo khoa dù của tác giả nào thì vẫn là tài liệu quan trọng, cần thiết nhưng trên nền tảng chương trình. Sách giáo khoa là cụ thể hoá chương trình, những bộ sách giáo khoa phát hành đều được hội đồng thẩm định phê duyệt. Thực tế, bộ sách này phù hợp với vùng miền này nhưng có thể không phù hợp với địa phương khác, do vậy từng địa phương, trường học lựa chọn bộ sách nào đã được giao quyền để phù hợp với học sinh.
Theo ông Ngai, việc một trường học chọn một lúc 4 bộ sách giáo khoa, trong đó môn này chọn bộ sách này, môn khác chọn bộ sách khác cũng có cái hay vì bộ sách nào cũng có mặt tốt và hạn chế. Điều này thể hiện trách nhiệm của các giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa, và việc dạy học cũng không gây khó khăn gì. Nếu có điều kiện, các trường nên mua đủ những bộ sách giáo khoa do các nhóm tác giả khác nhau biên soạn và đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép sử dụng trong nhà trường (mỗi nhóm tác giả một số bộ gồm đủ các môn học) để ở thư viện cho giáo viên, học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học.
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT và các cấp quản lý giáo dục nên quản lý mục tiêu cả chương trình giáo dục đã được Chính phủ ban hành.Tất cả các cấp quản lý và giáo viên phải nắm thật vững chương trình và giáo viên phải nắm chắc chương trình môn học, khối lớp mình giảng dạy để từ đó chọn tài liệu giảng dạy hiệu quả nhất.
Đối với việc một trường học lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau, ông Điệp cho rằng sách giáo khoa tất cả đều được thẩm định và được phép phát hành và được sử dụng hợp pháp. Sách giáo khoa soạn theo chương trình, nhưng một bộ sách không phải tất cả đều hay đều tốt. Do vậy hội đồng giáo viên sau khi nghiên cứu chọn quyển nào mà dạy cho học sinh dễ hiểu nhất hiệu quả nhất là có trách nhiệm với học sinh để hoàn thành cao nhất chương trình và mục tiêu giáo dục.
Ông Điệp cho rằng nên khuyến khích các nhà giáo tâm huyết, có kinh nghiệm và có kiến thức soạn sách giáo khoa ở môn học nào mình có thể giúp giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt mà không phải nằm trong một êkip của bộ sách này hay bộ sách kia.
Theo ông Điệp, Bộ GD-ĐT nên có 1 ban chuyên về sách giáo khoa phổ thông. Ban này có nhiệm vụ theo dõi việc sử dụng, hiệu quả của sách giáo khoa, những bất hợp lý phát sinh đồng thời cũng nhận tài liệu biên soạn của tất cả tác giả để thẩm định và cấp phép cho giáo viên, học sinh được sử dụng nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu chương trình giáo dục.
Ông Điệp nói, một điều quan trọng nữa là hãy tìm cách mở rộng và huy động khối óc, trí tuệ, kinh nghiệm của tất cả nhà giáo để thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục nhằm thổi làn gió sáng tạo vào việc đóng góp cho giáo dục nước nhà. Một nền giáo dục mà giáo viên chỉ biết vâng lệnh và làm theo thì khó có sáng tạo và giúp học sinh có động lực sáng tạo.Một trường học Hà Nội dùng 4 bộ sách khác nhau
Nhận thông báo của trường về việc mua sách giáo khoa cho con, chị H.N (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay đau hết cả mắt, và mất nhiều thời gian để tìm mua cho con vào lớp 6.'/>
最新评论