“Lộ trình cuộc đời được mẹ tôi tính toán một cách cẩn trọng và quyết liệt. Dù biết tôi học kém các môn khoa học tự nhiên nhưng bà vẫn ép tôi học trường Y vì đó là nghề danh giá, không bao giờ sợ “chết đói”.
Chân bước chân ráo xuống Thủ đô, bố mẹ sắm cho Hưng một căn hộ chung cư sang trọng và người giúp việc theo giờ dọn dẹp, nấu nướng.
“Ngoài giờ đến trường, tôi khoá trái cửa cày game vì thực sự tôi không có động lực hay khao khát điều gì. Chương trình học tại trường quá khó, tôi thi lại, học lại liên tục, và đến năm thứ 3 tôi bỏ học”.
Mối quan hệ giữa Hưng và bố mẹ sụp đổ vì họ không biết làm gì ngoài việc lao vào chửi mắng, nguyền rủa.
“Không có yêu thương, gần gũi giữa tôi và bố mẹ vì hầu như họ chỉ dành thời gian theo đuổi tiền bạc và danh vọng. Tôi là “son phấn” giúp cho họ nở mày nở mặt trước họ hàng, đồng nghiệp. Chỉ trong thế giới game online, tôi mới cảm thấy hạnh phúc và thực sự là chính mình.”
Cách nuôi dạy độc đoán, nhằm uốn nắn cuộc đời con trẻ theo ý muốn của mình của nhiều cha mẹ Việt Nam đã đẩy nhiều đứa con vào bi kịch.
Như lý giải của Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang trong cuốn “Tìm mình trong thế giới hậu Tuổi thơ”: Cách nuôi dạy này phủ nhận cái tôi của trẻ. Đứa trẻ sẽ trải qua những cuộc khủng hoảng, những cơn sang chấn và phải dằn vặt giữa các lựa chọn: Hoặc tiếp tục xung đột với cha mẹ để phát triển bản thân theo hướng mình mong muốn trong học hành, công việc, chuyện tình cảm, hoặc buông xuôi, biến thành cục đất sét để cha mẹ nhào nặn. Trong thế giới hậu tuổi thơ này, nhiều bạn phải vật lộn để đi tìm chỗ đứng của bản thân, họ trở nên nổi loạn dữ dội, hoặc thành bạc nhược, chai sạn, trầm cảm. Trường hợp nào thì họ cũng bị phá hủy từ bên trong, họ trở nên căm ghét chính bản thân mình”.
“Người Việt có tuổi thơ dài nhất thế giới”, "Những đứa trẻ không bao giờ lớn”,”Những người lớn chưa cai sữa hoặc chưa cắt dây rốn” là những câu nói xuất hiện trên truyền thông đề cập cách nuôi dạy “nhào nặn”, bao bọc, can thiệp thô bạo vào đời sống tâm sinh lý của những đứa con của nhiều cha mẹ Việt. Có những đứa trẻ lớn lên với ti vi, điện thoại, ông bà hoặc người giúp việc. Có những đứa trẻ bị bắt ép học chính khoá, ngoại khoá, thi trường chuyên, lớp chọn, giành giật giải thưởng này đến giải thưởng kia. Nhiều sinh viên 20 tuổi bố mẹ vẫn kèm cặp đưa đi đón về hàng ngày. Nhiều du học sinh ra nước ngoài bị khủng hoảng tâm lý vì phải sống “tự lập” trong khi từ bé không phải động tay động chân vào bất cứ việc gì.
Không những vậy, nhiều ông bố bà mẹ còn “lập trình cuộc đời” cho con cái theo cách “chạy việc”, “chạy biên chế”, “chạy chức”, chạy cả “hôn nhân” nếu điều đó đem lại lợi ích.
Việc này đã sinh ra nhiều hậu quả, mà theo Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang, hậu quả lớn nhất là “huỷ hoại cái tôi” hay là quá trình tìm hiểu bản thân, xác định danh tính, khẳng định giá trị của mỗi người trẻ.
Có những người 30, 40 tuổi vẫn loay hoay tìm đường vì không trả lời được câu hỏi “Tôi là ai? Tôi đang làm gì trong cuộc đời này? Như thế nào là một cuộc đời đáng sống?” Vì không xác định được danh tính, không tìm được mục đích và ý nghĩa trong đời sống, nhiều người đã tha hoá và lầm lạc, những người khác thì uể oải mỏi mệt trong kiếp sống “mòn”, những người còn lại bế tắc sống cho qua ngày đoạn tháng.
Ở một khía cạnh khác, những áp lực vô hình đến từ sự kỳ vọng và yêu thương cực đoan của cha mẹ đã để lại gánh nặng, nhiều khi là chất độc tàn phá cuộc đời của nhiều con trẻ khi có những học sinh dày bảng thành tích – huy chương nhưng ẩn sâu bên trong lại là tâm hồn tan nát, nhiều bạn bỏ nhà, nổi loạn hoặc tự cắt vào cổ tay.
“Cuộc đua chiến thắng từ vạch xuất phát” của nước Mỹ
Câu chuyện phụ huynh làm trực thăng “vè vè” bên lề cuộc đời con cái đã trở thành hiện tượng toàn thế giới, đặc biệt còn ở Hoa Kỳ - quốc gia đặc trưng với cách nuôi dạy con độc lập, tự chủ.
Theo một thăm dò của tờ Thời báo New York và hãng tư vấn Morning Consult cho thấy 3/4 phụ huynh có con trong độ tuổi từ 18 đến 28 đã hẹn con đi khám bác sĩ hoặc cắt tóc, 16% giúp con viết đơn xin việc hoặc xin thực tập, 11% cho biết họ sẽ gọi cho sếp của con nếu đứa trẻ có vấn đề tại nơi làm việc và hơn một nửa số phụ huynh cung cấp cho con cái họ một khoản hỗ trợ tài chính hàng tháng.
Năm 2019, nước Mỹ chấn động với scandal ngôi sao điện ảnh, doanh nhân, chính khách chi hàng trăm nghìn đô la cho các hoạt động bất hợp pháp như thuê người thi SAT, viết hộ bài luận, làm giả thành tích thể thao, đổi chác từ thiện ... để kiếm suất học cho con cái tại top 10 trường đại học danh giá. Đây là những phụ huynh điển hình cho kiểu cha mẹ “trực thăng” sẵn sàng dọn mọi rào cản, thách thức trên đường đời của con cái.
Quá trình này bắt đầu từ sớm, khi mẹ lựa chọn uống sữa bầu, thuốc bổ, nghe nhạc Mozart để thai nhi được phát triển tối ưu. Sau đó, họ lên danh sách những trường mầm non ưu tú, huấn luyện trẻ lên trả lời phỏng vấn, chi tiền cho các lớp học ngoại khoá dày đặc vào cuối ngày. Đến lúc con bước vào tiểu học hay trung học, nhiều cha mẹ gọi điện cho thầy giáo để tranh cãi về điểm số, gây áp lực cho huấn luyện viên thể thao đưa con họ vào đội, hoặc làm thay bài tập, viết luận cho con.
Madeline Levine - một nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách "Dạy con bạn tốt: Tại sao giá trị và kỹ năng đối phó lại quan trọng hơn điểm số” đã phân tích hiện tượng cha mẹ “gạt tuyết” xuất phát từ nỗi lo sợ con cái bị thua thiệt về kinh tế của nhiều phụ huynh Mỹ. Từ đó, họ quan niệm việc con cái được thụ hưởng những điều kiện tốt nhất, những lợi thế vượt trội nhất sẽ giúp đứa trẻ “chiến thắng từ vạch xuất phát”.
Hậu quả của sự bao bọc con cực đoan khiến nhiều đứa trẻ “không có đủ loại kỹ năng trưởng thành tối thiểu mà một người cần phải có khi học đại học”.
“Một người không thích ăn thức ăn có nước sốt. Cả cuộc đời của cô, cha mẹ đã giúp cô tránh nước sốt bằng cách gọi điện cho bạn bè trước khi đến nhà họ ăn tối. Ở trường đại học, cô ấy không biết làm thế nào để đối phó với những món ăn có nước sốt” - Madeline Levine chia sẻ.
Julie Lythcott-Haims, tác giả của cuốn sách "Cách nuôi dạy một người lớn” cũng phân tích: “Nếu làm mọi thứ cho con mình, chúng ta sẽ cướp đi khả năng vượt qua chướng ngại vật và các kỹ năng sống quan trọng con cần học. Hậu quả là những đứa trẻ này sẽ nản chí, ít có khả năng chấp nhận rủi ro, khó khăn khi tự mình đưa ra quyết định, thất bại khi đối phó với nghịch cảnh trong đời”.
Thu Phương
Làm cha mẹ luôn là điều khó khăn nhất trong mọi công việc, vì thế các bậc phụ huynh thường không tránh khỏi sai lầm.
" alt=""/>Bi kịch của phụ huynh nuôi con trong 'lồng ấp'Chị Dung kể, khoảng 21h ngày 10/3 vừa qua, cả gia đình (gồm cả 2 cháu nhỏ) khi trên đường từ nhà ông bà nội về, do trời mưa phùn, tầm nhìn bị hạn chế, chồng chị là anh Nguyễn Văn Hoàng (SN 1999) cầm lái đã tông trực diện vào chiếc xe container đậu ven đường.
“Em chỉ biết đến đó, sau khi tỉnh dậy đã thấy mình đang nằm trong bệnh viện rồi. Quá hoảng hốt, em đòi gặp chồng và các con thì người nhà giấu vì sợ bệnh tim em không chịu được cú sốc này. Mọi người nói chồng đang nằm ở tầng khác, các con không sao và đang ở nhà với bà ngoại”, chị Dung kể lại. "Khi biết chồng đã chết, tim em dội lên từng cơn như ngừng đập, nghĩ về các con em phải gắng vượt qua".
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đám tang anh Hoàng cũng sơ sài |
Nhớ lại, chị Dung lại xót xa cho số phận khốn khổ của anh. Năm 10 tuổi, bố anh Hoàng mất, 49 ngày sau mẹ anh đi phụ hồ không may ngã từ trên mái nhà xuống cũng qua đời. Từ đó, 3 anh em phải tự nuôi nhau, bữa no bữa đói.
Về phần chị, mẹ tàn tật, chị Dung ra đời là kết quả của một lần mẹ chị bị "người lạ" làm cho mang thai ngoài ý muốn.
Mất đi trụ cột gia đình, hai đứa trẻ chỉ còn biết dựa vào người mẹ bệnh tật |
Mẹ con chị Dung sống nhờ vào sự cưu mang của anh em họ hàng, bà con lối xóm và những đồng tiền trợ cấp ít ỏi do mẹ tàn tật. Bản thân chị bị tim bẩm sinh, nhiều lần đau đến chết đi sống lại. Căn nhà hai mẹ con ở là nhà tình thương do chính quyền địa phương giúp đỡ xây dựng.
Cùng thương cho hoàn cảnh của nhau, chị Dung và anh Hoàng quyết định kết hôn. Để tiện cho việc chăm sóc mẹ già tàn tật, anh Hoàng không ngần ngại về ở nhà vợ.
Chị Dung bị tim bẩm sinh nên thường phải nằm trên giường bệnh |
“Ngày sinh đứa thứ 2, vợ chồng em đi vay mượn hàng xóm được 30 triệu đồng lo sinh đẻ, mua đồ đạc cho các cháu. Nhà thuộc diện hộ nghèo, chồng làm phụ hồ lúc có việc lúc không. Anh ấy là trụ cột chính của gia đình, giờ bỏ mẹ con em ở lại, không biết phải sống sao đây”, chị Dung nói trong nước mắt.
Số tiền 30 triệu đồng vay mượn hàng xóm, vợ chồng chị hứa đến tết sẽ trả. Do không có tiền, lại không muốn mang tiếng là kẻ thất hứa nên đến hạn, anh chị đã vay tín dụng đen với lãi suất hơn 2 triệu đồng/tháng để trả nợ.
“Từ hôm chồng mất, mọi chi phí lo đám tang khiến trong nhà không còn nổi một đồng. Mới hôm vừa rồi em chỉ mới chậm trả lãi có 2 ngày thôi mà bên tín dụng họ nhắn tin đe dọa sẽ dán ảnh của nhà em khắp nơi…”, chị Dung kể.
Nhìn các con còn thơ dại, mỗi lần chúng nhìn lên bàn thờ của bố hỏi “mẹ ơi bố đi đâu, sao không về với con…”, chị lại ứa nước mắt, nói dối: “Bố phải đi làm xa kiếm tiền mua sữa”.
Hoàn cảnh đáng thương của ba mẹ con chị Dung đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ từ cộng đồng. Tương lai của những đứa trẻ tội nghiệp trông mong vào tấm lòng thơm thảo của quý bạn đọc.
Lê Dương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Trong cuộc chiến gian nan chống lại dịch bệnh, bố mẹ của Hà Anh đang vừa gồng mình giúp đỡ các bệnh nhân ung thư, vừa khắc khoải hướng về tổ ấm nhỏ, về những đứa con ngây thơ ngóng chờ. Đọc được bức thư con gái nhắn gửi, anh chị xót xa đến rơi nước mắt. Tâm sự của con cũng là của rất nhiều những bạn nhỏ khác đang có bố, có mẹ chiến đấu kiên cường trong tâm dịch.
Nguyên văn bức thư của Hà Anh:
"Con là Đỗ Hà Anh, con gái của bác sĩ Huyền. Trong tình cảnh phải đối mặt với dịch bệnh, bố mẹ con cùng các cô chú bác sĩ, điều dưỡng và cả bệnh nhân đang phải cách ly trong bệnh viện.
Mọi người chắc hẳn đều rất mệt, stress, nhớ nhà và gia đình. Con cũng vô cùng nhớ bố mẹ, hằng ngày chỉ gọi điện và nhắn tin nhưng không được gặp. Đây là lần đầu tiên con xa bố mẹ lâu đến thế. Con rất mong dịch bệnh mau qua để chúng ta được gặp lại gia đình, bạn bè.
Bệnh viện K là tuyến đầu điều trị bệnh nhân ung thư, vì vậy sức khoẻ hay cả mạng sống đều phụ thuộc vào mọi người. Vì vậy, con mong các cô chú bác sĩ, điều dưỡng hãy đánh bại dịch bệnh. Con, cũng như gia đình mọi người luôn cổ vũ, tin tưởng rằng Bệnh viện K sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Bệnh viện K cố lên!".
Kèm theo bức thư, Hà Anh vẽ một bức tranh chân dung người bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, vì mệt mỏi mà thiếp đi trên ghế. Bức tranh khiến người xem có thể cảm nhận được sự nỗ lực, cống hiến của các y bác sĩ trong thời điểm căng thẳng này.
Từ tâm dịch, bố mẹ Hà Anh nhắn gửi đến các con và gia đình: “Hãy cố gắng góp phần nhỏ bé của mình để cùng chung tay chống lại dịch bệnh, yêu thương và sẻ chia là điều các con nên làm và trao đi.
Dù có khó khăn đến đâu chỉ cần chúng ta chung sức, đồng lòng chắc chắn sẽ vượt qua, và các con yêu, dù không ở gần nhau nhưng bố mẹ luôn dõi theo, hướng về các con và tổ ấm nhỏ của gia đình mình, bố mẹ sẽ sớm trở về với chiến thắng huy hoàng để các con tự hào và khắc ghi cả cuộc đời. Yêu con!”
Thái Hà
Tính đến sáng 20/5, toàn tỉnh Bắc Giang có 618 ca dương tính covid. Ngoài đội ngũ y, bác sĩ, tình nguyện trực tiếp chi viện thì trên “mặt trận” mạng xã hội, người dân cả nước luôn đồng lòng hướng về miền quê 98.
" alt=""/>Xúc động bức thư của bé gái gửi bố mẹ đang cách ly tại Bệnh viện K Tân Triều