Nền tảng này cũng sẽ liên tục cập nhật thông tin quảng bá các địa phương, tổng hợp những hình ảnh/video đẹp về Việt Nam. Ngoài ra còn có mục số hóa Việt Nam thực trên không gian số và giới thiệu những gương mặt tiêu biểu.
Trang vietnam.vn cũng sẽ trở thành một diễn đàn rộng mở để người trong và ngoài nước có thể bày tỏ quan điểm, góc nhìn về Việt Nam thông qua mục Góc nhìn (Views).
Để lan tỏa nhiều hơn ra thế giới, vietnam.vn sử dụng công cụ hỗ trợ dịch tự động của Google để dịch toàn bộ nội dung sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trang web cũng liên tục cập nhật thông tin quảng bá các địa phương (chuyên mục Destinations); tổng hợp những hình ảnh/video đẹp về Việt Nam (chuyên mục Multimedia); số hóa Việt Nam trên không gian số (chuyên mục Vietnam 3D); giới thiệu những gương mặt tiêu biểu của công chúng (chuyên mục Figure).
Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) Phạm Anh Tuấn cho biết, Bộ trưởng TT&TT đã giao nhiệm vụ phải đưa trang thông tin điện tử https://vietnam.vn trở thành một nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Tên miền của trang thông tin điện tử có từ khoảng 15 năm nay, tuy nhiên chưa được lan tỏa rộng rãi.
Đến nay ngoài các trang thông tin địa phương thì hầu hết các cơ quan báo chí đã đồng ý cho dẫn nguồn sang trang web, cho nên nền tảng đã tích lũy được một kho tàng phong phú với trên 10.000 tư liệu, tới đây sẽ lên tới 15.000 tư liệu về con người và đất nước Việt Nam.
Nhân dịp ra mắt nền tảng vietnam.vn, Cục Thông tin đối ngoại thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát động cuộc thi "Happy Vietnam 2023" với chủ đề "Vì hạnh phúc mỗi người". Đây là cuộc thi ảnh và video clip dành cho người Việt Nam và người nước ngoài trên toàn cầu. Cuộc thi nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia quảng bá hình ảnh Việt Nam với cơ cấu giải thưởng lên đến 400 triệu đồng. Tiêu chí chung về nội dung là giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, con người trên khắp các vùng miền đất nước Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong thời đại mới; phản ánh thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch… |
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 được khởi công năm 2014, khánh thành năm 2018 và bỏ hoang từ đó đến nay.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng có nhiều chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công. Do đó, nhiều công trình, dự án được kịp thời khắc phục vướng mắc, hồi sinh và đưa vào vận hành hoạt động tốt.
Cụ thể như dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, dự án khai thác Mỏ khí Lô B và Trung tâm nhiệt điện Ô môn, tháo gỡ một số vướng mắc của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, sân bay quốc tế Long Thành…
Nhiều công trình được triển khai thần tốc, rút ngắn thời gian thi công như công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng, không để lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo niềm tin cho Nhân dân.
Song, Thủ tướng nhìn nhận còn nhiều công trình, dự án chưa được tháo gỡ khó khăn, để tồn đọng, dừng thi công kéo dài như dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, dự án chống ngập úng khu vực TP.HCM, Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem… gây lãng phí nguồn lực, bức xúc trong dư luận xã hội.
Để tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, trụ sở, công sở, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài.
"Kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực...", công điện nêu rõ.
Thủ tướng giao người đứng đầu Bộ ngành và địa phương rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.
Đặc biệt, Thủ tướng quán triệt việc khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ; sử dụng hiệu quả công trình trụ sở, công sở, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/11.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý cần xác định rõ trách nhiệm nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá.
Đối với những nội dung công việc thuộc thẩm quyền, các đơn vị chủ động có giải pháp xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại, đồng thời bố trí, huy động các nguồn lực để triển khai nhanh các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, chậm tiến độ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả mục tiêu dự án.
Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, các đơn vị khẩn trương rà soát, báo cáo rõ nội dung, quy định vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý, cơ quan có trách nhiệm giải quyết và cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời trước ngày 30/11.
Anh Văn" alt=""/>Thủ tướng: Xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án chậm tiến độ kéo dài