当前位置:首页 > Bóng đá

Thời làm bất động sản còn 'sướng', tôi cũng không dám mua ô tô quá 700 triệu

LTS: Nhân câu chuyện “Thu nhập dưới 30 triệu thì đừng nên mua ô tô” của độc giả Lê Đức Quang (Hà Nội) đang được bàn tán sôi nổi trên các hội nhóm,ờilàmbấtđộngsảncònsướngtôicũngkhôngdámmuaôtôquátriệbảng xep hạng ngoại hạng anh diễn đàn với nhiều ý kiến khác nhau, anh Nguyễn Văn Đạt, một nhân viên làm nghề kinh doanh môi giới bất động sản tại TP.HCM đã chia sẻ về trường hợp của mình với VietNamNet.

Tôi sinh năm 1998, quê ở Quảng Ngãi, bước vào nghề kinh doanh và môi giới bất động sản từ lúc 20 tuổi, khi đang là sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Đến nay, ra trường với 6 năm kinh nghiệm, giờ tôi đã có quan hệ liên kết với nhiều chủ đầu tư ở TP.HCM và các tỉnh lân cận để phát triển công việc.

Năm 2022, thị trường bất động sản miền Nam “ấm” lên, kinh doanh khấm khá và có sự hỗ trợ nhỏ từ phía gia đình, tôi đã có ngân sách 630 triệu đồng để mua chiếc KIA Seltos Luxury. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện tất cả thủ tục, chi phí lăn bánh tăng lên, mất khoảng 800 triệu.

Tôi quyết định vay ngân hàng khoản tiền mua xe còn thiếu là 170 triệu đồng trong 5 năm. Lãi suất trung bình ước chừng 11%/năm và mỗi tháng, tôi phải trả khoảng 4,4 triệu đồng cả gốc và lãi.

Thời điểm nửa đầu năm 2022, làm bất động sản sướng lắm, mỗi tháng tôi bỏ túi khoảng 40 triệu. Khoản thu nhập này khá thoải mái để tôi "nuôi xe".

Đầu tiên, các khoản phí cố định cho chiếc xe bao gồm: phí bảo hiểm bắt buộc (437 nghìn đồng/năm), phí bảo trì đường bộ (1,56 triệu đồng/năm), bảo hiểm thân vỏ (khoảng 10 triệu đồng/năm), tổng cộng tốn gần 12 triệu đồng/năm, tức 1 triệu đồng/tháng.

Kế đến là các khoản chi lưu động, trong đó, tiền xăng là khoản chi khá lớn. Vì tính chất công việc, tôi di chuyển thường xuyên bằng ô tô, kéo theo, tiền xăng mỗi tháng bằng tiền trả lãi ngân hàng. Trung bình, chiếc KIA Seltos của tôi phải đổ xăng khoảng 4 lần, mỗi lần mất khoảng 1,1 triệu đồng đầy bình, nghĩa là một tháng mất 4,4 triệu tiền xăng.

Khoản thứ hai là chi phí cầu đường, ước chừng trên dưới 500 nghìn đồng/tháng. May mắn là, nhờ thuê được căn hộ dịch vụ trong nội khu, tôi không phải tốn phí gửi xe hàng tháng.

Như vậy, tôi phải bỏ ra khoảng 10,3 triệu đồng để “nuôi” xe mỗi tháng. Với thu nhập khá, tôi ăn tiêu khá rủng rỉnh với gần 30 triệu đồng còn lại và còn tích lũy được một chút để tiết kiệm.

432750697 1451802225732360 5084989865331317724 n.jpeg
Nhờ vay ít, anh Đạt không bị áp lực nhiều về chi phí “nuôi” xe (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, năm 2023, thị trường bất động sản đóng băng, giờ tôi chỉ còn kiếm được khoảng 25 triệu mỗi tháng, giảm tới gần 40% thu nhập. Trừ tiền nhà 8 triệu đồng và lãi vay ngân hàng dù giảm chút ít theo thị trường, vẫn phải trả khoảng 4 triệu đồng/tháng, tôi chỉ còn 13 triệu đồng cho sinh hoạt, đi lại, xe cộ, công việc...

Lúc này, tôi buộc phải thay đổi thói quen sử dụng ô tô. Tôi không thể thoải mái lúc nào cũng sử dụng xe hơi như trước. Chỉ khi đưa khách đi xem nhà, dự án ở xa, tôi mới lái ô tô đi cho tiện lợi. Bỏ thói quen đi ô tô hàng ngày, mỗi tháng tôi chỉ còn tốn khoảng 2,5 triệu tiền xăng và 300 nghìn chi phí cầu đường.

Nhờ đó, tổng mức chi phí mà tôi phải “nuôi” ô tô hiện tại còn khoảng 8,3 triệu đồng, bao gồm cả tiền vay ngân hàng. Tôi vẫn còn 8,7 triệu đồng cho sinh hoạt... Thực sự, đây là khoản tiền "eo hẹp" đối với một người làm nghề kinh doanh bất động sản khi công việc đòi hỏi ngoại giao, tiếp khách nhiều. 

Có thể nhiều người nghĩ, tại sao tôi không mua nhà trước rồi hãy mua xe? Xe là tiêu sản, đã lăn bánh là giảm giá trị. Còn nhà là năm này qua năm khác, giá trị thường chỉ tăng lên.

Tuy nhiên, tôi vẫn thoải mái, vui vẻ với "gánh nặng nuôi xe" của mình. Từ khi có chiếc xe, tôi tự tin hơn hẳn và có động lực để chăm chỉ và sáng tạo hơn trong công việc. Chiếc xe đối với tôi là phương tiện đi lại cần thiết trong hành trình khởi nghiệp của mình. Nó cũng là thành quả đầu tiên để tôi tự hào khoe với bố mẹ, họ hàng kể từ khi ra trường. Tất nhiên, tôi còn là thanh niên độc thân, chưa vướng bận gia đình nên chuyện "nuôi xe" khi túi tiền bị "teo tóp" đi không thành vấn đề lớn.

Tôi thấy nhiều người phản đối quan điểm "thu nhập dưới 30 triệu thì đừng nên mua xe", nhưng tôi nghĩ khác, việc mua xe ô tô là cần theo nhu cầu và năng lực tài chính. 

Dù công việc khó khăn hơn, tôi vẫn quản lý được rủi ro tài chính của mình để không bị "mắc lầy" bởi chiếc xe. Khi thu nhập đỉnh cao, làm bất động còn sướng, tôi cũng không dám mua chiếc ô tô quá 700 triệu đồng. Nếu trước đây, tôi mua chiếc xe hơn 1 tỷ, vay từ 500-600 triệu đồng thì hiện tại chắc phải bán xe. Chỉ nên mua những chiếc xe và vay ngân hàng với khoản tiền thực sự nằm trong khả năng của mình. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp chúng ta đỡ “ngợp” hơn khi kinh tế biến động.

Độc giả Nguyễn Văn Đạt (TP.HCM)

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên?  Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Thu nhập 35 triệu đồng mà vẫn không 'nuôi' được ô tô thì nên tự trách mình

Thu nhập 35 triệu đồng mà vẫn không 'nuôi' được ô tô thì nên tự trách mình

Với tổng thu nhập 35 triệu đồng, tôi tin rằng mua xe và nuôi xe là hoàn toàn khả thi. Vấn đề chỉ là nằm ở nhu cầu thế nào và việc mua ô tô sẽ chiếm bao nhiêu trong tổng thu nhập.

分享到: