Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs Deportivo Pasto, 8h10 ngày 28/1: Đầu xuôi đuôi lọt
- - Chưa đầy 2 tuổi, Ánh mắc bệnh thiếu máu huyết tán, chạy chữa gặp nhiều tốn kém. Cũng từ đó gia đình mâu thuẫn, bố mẹ đường ai nấy đi. Suốt 8 năm nay, Ánh sống nương nhờ vào ông bà nội đã già yếu.Ngã vào đống lửa đang cháy, người phụ nữ bỏng nguy kịch" alt="Cha mẹ ly dị, con quằn quại đau đớn trong bệnh tật" />
- Từ bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB, được Thomas Tuchel kỳ vọng, Lukaku trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi. Cầu thủ người Bỉ sẽ là tâm điểm trận chung kết với Liverpool trên sân Wembley (22h45 ngày 14/5) và người hâm mộ Chelsea chờ đợi điều tích cực chứ không muốn tiếp tục chứng kiến rắc rối.
Nỗi thất vọng của HLV tập sự Lukaku
Romelu Lukakuđã không tham gia cả hai trận đấu của đội tuyển Bỉ trong năm 2022, gặp CH Ireland (2-2) và Burkina Faso. Sự vắng mặt ấy, do chấn thương, khiến anh còn bỏ lỡ cả lớp học chiến thuật.
Từ vài tháng nay, tiền đạo của Chelsea, đội chuẩn bị đá chung kết FA Cup với Liverpool, tranh thủ những lần tập trung cùng tuyển Bỉ để chuẩn bị cho mục tiêu lấy bằng HLV trưởng. Lớp học của anh là một phần trong kế hoạch của Roberto Martinez, HLV trưởng người Tây Ban Nha.
Roberto Martinez đảm nhận công việc hiện tại từ 2016 và đang tìm cách nối dài di sản của thế hệ vàng của bóng đá Bỉ. Ông nghĩ rằng nếu một số cầu thủ hiện tại trở thành HLV, điều đó sẽ đảm bảo rằng những gì họ xây dựng không bị mất đi và nó sẽ phục vụ cho thế hệ sau.
Một trong những người tham gia khoác học có Thomas Vermaelen, người sau khi treo giày đã trở thành một thành viên trong nhóm trợ lý của Martinez. Những ngôi sao khác hiện còn theo học có Kevin de Bruyne của Man City, hay Lukaku.
Trong vài tháng nay, khi còn chưa tốt nghiệp khóa học, Lukaku trở thành nhân vật tranh cãi về chiến thuật ở Chelsea. Từ một trong những tiền đạo ảnh hưởng nhất Serie A với Inter, anh biết mất khi đến Stamford Bridge và có mùa giải tệ hại.
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử tuyển Bỉ (68) đến London vào mùa hè năm ngoái với tư cách là vụ mua đắt nhất trong lịch sử CLB. HLV Thomas Tuchel, sau chức vô địch Champions League 2020-21, tin rằng đội bóng cần một trung phong chất lượng.
Chelseaban đầu đánh giá cao lựa chọn Erling Haaland rồi cuối cùng trả 97,5 triệu bảng (khoảng 115 triệu euro) cho Inter để có Lukaku. Tuchel nhận thức được rằng sự kết hợp mới này sẽ đòi hỏi những điều chỉnh nhất định trong phong cách chơi bóng.
The Blues quen với hệ thống tiền đạo ba người di chuyển linh hoạt trong khu vực tấn công, thường là có "số 9 ảo". Tuchel tin rằng đội bóng của ông có thể ghi thêm nhiều bàn thắng khi đưa Lukaku vào hệ thống này.
Tuchel khao khát một "số 9" cổ điển, ngay cả khi vấn đề này buộc ông phải chuyển hướng phong cách chiến thuật mà mình xây dựng. Trong khi đó, Lukaku từng đến Stamford Bridge khi anh 18 tuổi. Nhiều người chờ đợi sự kết hợp sẽ giúp Chelsea mạnh hơn.
Tuy nhiên, lần trở về nhà không được như ý muốn. Lukaku như thể nói ngôn ngữ khác so với đội bóng. Sau khởi đầu hứa hẹn hơn, anh bắt đầu mất cảm giác, tâm lý có vấn đề, ngày càng lạc lõng với lối chơi của toàn đội.
Quả bom Lukaku
Đến tháng 12/2021, cầu thủ 29 tuổi đã kích hoạt một vụ nổ chấn động: trong một cuộc phỏng vấn với Sky Italia, anh nói rằng mình không hạnh phúc, rằng anh nhớ đội trước của mình và đó là lỗi của HLV, người "đã quyết định chơi với một hệ thống khác". Ngọn lửa bùng lên khủng khiếp.
Trước khi kích nổ quả bom, Lukaku đã không cảnh báo cho bất kỳ ai về những gì anh dự định làm, bao gồm cả người đại diện Federico Pastorello; công ty quản lý quyền hình ảnh của anh, Roc Nation; những người quản lý mối quan hệ của anh với giới truyền thông; cũng như đội ngũ truyền thông của CLB.
Vết thương chưa lành sau nửa năm chỉ ra gốc rễ của sự thất bại trong việc chuyển giao. Lối vận hành của Chelsea không dễ dàng phù hợp với một người ngoài cuộc như Lukaku, và cầu thủ người Bỉ cũng không tìm ra cách để phù hợp với các chuyển động của anh với dòng chảy toàn đội.
So sánh với cùng thời điểm ở Inter năm ngoái và Chelsea, các số liệu chỉ ra Lukaku kém về mọi thứ: ít bàn thắng hơn (0,71 bàn/trận so với 0,36 bàn/trận hiện nay), tham gia vào bàn thắng ít hơn (bao gồm kiến tạo; từ trung bình 0,83 xuống còn 0,40), ít cú sút trúng đích hơn (2,62 còn 1,97), chạm bóng trong vòng cấm ít hơn (8,99 xuống 6,17).
Tuchelkhông tận dụng được Lukaku như Martinez hay Antonio Conte, người dẫn anh ở Inter. Họ cố gắng để Romelu phát huy tốc độ của mình nhiều hơn vào trong không gian rộng. Ngược lại, ở Chelsea, anh ít xử lý bóng bằng chân hơn và phải không chiến nhiều hơn, điều anh vốn không mạnh.
Sự mất kết nối đạt đến giới hạn trong trận đấu với Crystal Palace hồi tháng Hai, trong đó Lukaku chỉ chạm bóng 7 lần, bao gồm cả tình huống anh thực hiện giao bóng. Theo Opta, kể từ khi thu thập dữ liệu Premier League, vào năm 2003, không có cầu thủ nào chơi 90 phút trong một trận đấu lại chạm bóng ít như vậy.
Tuchel bối rối sau trận đấu ấy:"Tôi có thể làm gì đây? Tôi không biết". Lukaku cũng vậy. Người ta thấy cầu thủ người Bỉ trong trận đấu đó khăng khăng chỉ vào khoảng không mà anh ấy muốn chuyền đến, nhưng điều đó không được các đồng đội tiếp nhận. Hình ảnh ấy là thứ được lặp đi lặp lại hết trận này đến trận khác.
Mùa giải sắp kết thúc và Tuchel vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Tối nay, trên sân Wembley, trong trận chung kết FA Cup với Liverpool, nhà cầm quân người Đức cùng với Lukaku đều hy vọng giải câu đố hóc búa, để giúp anh kết nối với đồng đội.
Kim Ngọc
" alt="Chung kết FA Cup Chelsea vs Liverpool: Tuchel và quả bom Lukaku" /> - Mới đây, GS Dương Quang Trung lần thứ hai nhận được giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại Hội nghị GLOBECOM 2019. Trước đó, anh cũng nhận được giải thưởng tương tự tại hội nghị này năm 2016.
GS Dương Quang Trung. Anh là nhà khoa học còn khá trẻ, năm nay vừa tròn 40. Hiện tại, anh đang giảng dạy tại ĐH Queen’s Belfast (vương Quốc Anh).
Trong khoảng hơn 10 năm nghiên cứu khoa học, GS Dương Quang Trung đã giành nhiều giải thưởng danh giá: 1 trong 8 nhà khoa học giành giải Fellowship của Hội Khoa học hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021 (trị giá 1 triệu USD); giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 nghìn bảng Anh); giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016 của ĐH Queen’s; được ĐH Queen’s vinh danh là nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
Anh cũng đoạt giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 và 2019 tại Mỹ, hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia, hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.
Cũng trong năm 2019, GS Dương Quang Trung góp tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất thế giới năm 2017 do Tạp chí PLoS Biology công bố.
Các nhà khoa học Việt Nam và Vương Quốc Anh tham dự hội thảo “UK-Vietnam Workshop in IoT 2018” tại trường Queen's. Gia đình, quê hương là nguồn cội, là động lực để phấn đấu
Dương Quang Trung sinh ra và lớn lên tại thành phố cổ Hội An, Quảng Nam, trong một gia đình cơ bản có ba mẹ là công chức nhà nước, đến nay đã về hưu. Dù cả gia đình không có ai làm nghề giáo hay nghiên cứu khoa học, nhưng với anh, gia đình luôn là nền tảng quan trọng nhất, là động lực hằng ngày để anh phấn đấu.
Việc học của cậu bé Dương Quang Trung ngày nhỏ cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Suốt những năm tháng học trò, Dương Quang Trung tự nhận mình không phải là cậu học sinh giỏi trong các kỳ thi. Nên dù luôn được góp tên trong danh sách dự thi học sinh giỏi nhưng chưa từng giành được giải thưởng nào. Đến nay, khi đã thành danh tại “trời Tây”, Dương Quang Trung vẫn giữ ấn tượng về Trường THPT Trần Quý Cáp, Hội An. Ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 50 năm.
GS trẻ bồi hồi: “Đối với tôi, phố cổ Hội An hay ngôi trường Trần Quý Cáp không chỉ là quê hương, là cái nôi đã sinh tôi ra, mà đó còn là nơi để tôi quay về. Tôi biết rằng ở nơi đó, có người thân, thầy cô và những người bạn luôn dõi theo từng bước đi và ủng hộ mình. Đó là nguồn động lực vô cùng lớn lao”.
“Con đường tôi đi không trải hoa hồng”
Dương Quang Trung từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Bách khoa TPHCM, anh đạt tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Viễn thông. Ngay từ khi còn học đại học, Dương Quang Trung đã được tạo thói quen nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh, anh cảm thấy may mắn vì điều đó giúp anh có nền tảng tốt cho quá trình đi du học sau này.
GS Dương Quang Trung làm chủ tọa tổ chức sự kiện cho các sinh viên ASEAN tham dự về smart cities và IoT, tháng 8 năm 2018. Mặc dù vậy, anh cũng chia sẻ với VietNamNet: “Con đường tôi đi không trải hoa hồng. Tôi từng gặp khá nhiều thất bại”.
Thất bại, hay điều khó khăn đầu tiên mà anh nói chính là khoảng thời gian sau tốt nghiệp đại học. Mặc dù cầm tấm bằng loại giỏi trong tay, nhưng khi nộp hồ sơ du học thạc sĩ, anh bị từ chối với khá nhiều lý do. Phải mất một năm để anh hoàn thiện hồ sơ cá nhân và xin được học bổng toàn phần của chính phủ Hàn Quốc cho sinh viên tài năng ngành IT (học bổng IITA).
Sau khi có bằng Thạc sĩ, năm 2007, anh tiếp tục nộp hồ sơ học Tiến sĩ chuyên ngành hệ thống Viễn thông, và cũng nhận được học bổng toàn phần.
“Tính ra phải mất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi mới nhận được bằng Tiến sĩ, so với nhiều bạn trẻ hiện nay thì đó là khoảng thời gian khá dài. Nhưng tôi nghĩ rằng, chính những bước đi chậm mà chắc đó, đã tạo ra nền tảng cơ bản tốt cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi sau này”, GS nói.
Tận tâm trong vai trò của “người đưa đò”
Tốt nghiệp Tiến sĩ vào cuối năm 2012, vào đầu năm 2013, Dương Quang Trung được nhận vào ngạch Giáo Sư của trường ĐH Queen’s Belfast, không phải trải qua giai đoạn hậu Tiến sĩ (thông thường phải mất từ 3 năm đến 5 năm hay nhiều hơn).
Queen’s Belfast là 1 trong 24 trường ĐH hàng đầu của Vương quốc Anh. Riêng ngành Viễn Thông thì trường Queen’s được xếp hạng 28 trên thế giới, thứ 2 ở Vương Quốc Anh và thứ 5 ở Châu  (theo bảng xếp hạng của Thượng Hải - Shanghai Ranking).
Công tác tại ngôi trường này đến nay đã 6 năm, GS Dương Quang Trung không thể nhớ hết số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh của mình, bởi con số khá lớn. Riêng Tiến sĩ, anh đã đào tạo hơn 10 người, trong đó, nghiên cứu sinh người Việt chiếm đa số.
“Tôi có một nghiên cứu sinh người Việt, sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ đã sang Canada làm việc. Năm ngoái, bạn ấy cũng đã đoạt giải thưởng “Best Paper Award” tại hội nghị lớn của ngành Viễn Thông là IEEE ICC 2018. Giải thưởng của bạn cũng chính là phần thưởng cho một người hướng dẫn như tôi”, GS hạnh phúc nói.
Chương trình “Trại hè nghiên cứu Khoa học 2016” do GS Dương Quang Trung tổ chức tại Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng. Chia sẻ về vấn đề chảy máu chất xám, GS Dương Quang Trung cho rằng không nên có khái niệm này. Theo GS trẻ, bất cứ ai làm công việc giúp gây dựng cho xã hội nói chung và cho Việt Nam nói riêng đều là đóng góp chất xám. “Khoa học không phân biệt biên giới hay chính trị”, anh nhấn mạnh.
Điều đó được thể hiện thông qua việc anh vẫn sắp xếp thời gian về nước ít nhất 4-5 lần mỗi năm, để tham gia các hội thảo khoa học, trình bày các báo cáo chuyên đề, làm việc với các nhóm nghiên cứu, hỗ trợ các bạn sinh viên.
Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng là nơi anh tổ chức “Trại hè nghiên cứu Khoa học” thường niên. Đến nay, qua 5 kỳ, hơn 60% các học viên tham dự trại hè đã xin được học bổng toàn phần ở nhiều quốc gia phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Canada, Bỉ, Nhật, Ý…
Khánh Hòa (Ảnh: NVCC)
GS Việt đoạt giải nghiên cứu khoa học xuất sắc tại hội nghị viễn thông hàng đầu
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019.
" alt="Giáo sư người Việt giành nhiều giải thưởng khoa học quốc tế danh giá" /> - - “Bệnh nhân này đang khó khăn lắm, họ đang rất cần tiền để giữ lấy mạng sống. Bệnh viện cũng đã kêu gọi nhưng vẫn không thể đủ được. Bệnh nhân không chồng không con, sống bằng nghề bán vé số. Tai nạn bất ngờ họ nhập viện mà không một xu dính túi”, chị điều dưỡng nói với chúng tôi.
Mẹ không biết chữ, bố phụ hồ, không tiền chữa bệnh tim" alt="Bi kịch người phụ nữ nghèo nhập viện không xu dính túi" /> - - Một mình chị vò võ chăm đứa con mắc bệnh hiểm nghèo trong bệnh viện. Chị không thể đi làm, vay mượn mãi cũng hết, trước mắt chị là vô vàn khó khăn, thách thức để giúp cậu con trai. Số phận của cậu bé ấy cứ như đang đi vào ngõ cụt…Con ung thư đau đớn, cha mẹ bất lực không tiền chữa bệnh" alt="Cha bỏ đi, mẹ vò võ nuôi con ung thư trong bệnh viện" />
- PGS.TS Ngô Hoàng Long - giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, qua lĩnh hội từ các thành viên ban xây dựng chương trình môn Toán mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn học này.
Chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức lại thành 3 mạch kiến thức chính, gồm: Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và đo lường; Thống kê và xác suất (đặc biệt chú trọng nội dung thống kê).
Trong 3 mạch kiến thức mới mạch có sự thay đổi lớn nhất so với chương trình hiện hành là Thống kê và xác suất.
PGS.TS Ngô Hoàng Long cũng có bài giảng đại chúng giới thiệu về “Thống kê và xác suất trong chương trình giáo dục phổ thông mới” tại Ngày hội Toán học mở năm 2019 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với ĐHQG Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 3/11.
PGS.TS Ngô Hoàng Long, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng Bên lề ngày hội Toán học Mở, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Hoàng Long về chủ đề này:
Phóng viên: Ông có thể cho biết những sự thay đổi đó cụ thể ra sao?
PGS.TS Ngô Hoàng Long: Trước đây thống kê được dạy một chút ở lớp 4 và 5, lên cấp THCS học sinh được học ở lớp 7 và cấp THPT là ở lớp 10. Còn xác suất chỉ xuất hiện trong chương trình lớp 11.
Tinh thần của chương trình phổ thông mới muốn đẩy mạnh ứng dụng của Toán học và xác suất và thống kê là mạch kiến thức rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đó.
Cụ thể, trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
So với chương trình hiện hành, các nội dung về thống kê (thu thập, phân tích và xử lý số liệu; các loại bảng và biểu đồ; các số đặc trưng của mẫu) ở chương trình mới về cơ bản không nhiều thay đổi. Chỉ có một lượng ít kiến thức mới chủ yếu nằm ở lớp 12.
Như vậy, việc tăng về mặt kiến thức là không đáng kể mà chủ yếu ở thời lượng, để học sinh có thời gian xây dựng những kỹ năng giải quyết các bài toán thống kê. Các học sinh sẽ có thêm thời lượng để đọc và khai thác tốt hơn dữ liệu, vẽ bảng biểu, trình bày những hiểu biết về thống kê,...
Ví dụ, trong chương trình hiện hành, ở lớp 7 có đủ cả 3 biểu đồ tranh, quạt và cột. Nhưng chương trình mới thì lớp 6 sẽ học về biểu đồ cột, lớp 7 học về biểu đồ quạt,... Tức tách riêng ra để tăng cường việc luyện tập cho học sinh.
Nhìn chung, thời lượng của mạch kiến thức Thống kê và xác suất tương đối cao trong chương trình mới và tăng dần theo từng khối lớp.
Ở cấp tiểu học, chiếm 3% tổng thời lượng chương trình môn Toán và được nâng dần lên, đến cấp THPT chiếm khoảng 14%.
- Tại sao thống kê và xác suất được định hướng là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán ở chương trình phổ thông mới, thưa ông?
Chúng ta biết công dân của thế kỷ 21 thì ngoài các kỹ năng tư duy cơ bản cần phải có kỹ năng tư duy về mặt thống kê và xác suất. Bởi xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được. Việc có kiến thức về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn và tốt hơn.
Học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới. Ảnh: Thanh Hùng - Các nội dung kiến thức về xác suất và thống kê sẽ được đưa vào lớp 2 như thế nào để các học sinh có khả năng tiếp cận và phù hợp nhận thức?
Ở lớp 2, học sinh sẽ được làm quen từ những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn.
Về xác suất, học sinh sẽ được bắt đầu làm quen với phép thử và chỉ yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ như biết khi nào một kết quả nào đó của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra. Như gieo một con xúc xắc 6 mặt thì có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
Hoặc có thể đặt câu hỏi số chấm xuất hiện có thể nhiều hơn 7 được không? Các em sẽ trả lời được là không, tức sẽ làm quen với việc hiện tượng không xảy ra.
Hay hỏi số chấm đó có thể ghi được bằng các số từ 1 đến 10 hay không. Học sinh cần trả lời là có bởi những việc đó có thể làm được.
Còn về chương trình thống kê, ở lớp 2, học sinh sẽ làm quen với biểu đồ tranh. Ví dụ trong bức tranh cụ thể, có bao nhiêu bông hoa, cái bút,... Rồi phân biệt có bao nhiêu bút xanh, bao nhiêu bút đỏ,... Tức là từ những thao tác thống kê kiểm đếm rất đơn giản.
Tôi nghĩ cái khó không phải nằm ở phía học sinh mà phía các giáo viên. Các thầy cô cần nâng cao trình độ, nhận thức được đúng đắn nội dung của xác suất và thống kê để truyền đạt cho học sinh không bị sai. Có những khái niệm nếu bị truyền đạt sai thì lên các cấp học cao hơn, học sinh sẽ rất khó sửa.
Tuy nhiên khó khăn với giáo viên là việc chuyển từ dạy học theo chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
Cái khó thứ hai là giáo viên tiểu học chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thống kê dạy trong chương trình hiện hành cũng tương đối ít. Do đó việc triển khai nội dung xác suất và thống kê ở trường phổ thông tương đối khó khăn.
Bộ GD-ĐT cũng nhận thức rõ điều này nên thời gian qua đã có những dự án, hoạt động đào tạo cho giáo viên để quen với những kiến thức này và từ đó có thể dạy học sinh được tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng
Học sinh học xác suất và thống kê từ lớp 2 ra sao ở chương trình mới?
- Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn Toán. Thời lượng của mạch kiến thức này được tăng lên.
" alt="Học sinh học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới" />
- ·Nhận định, soi kèo Zamalek vs El Gouna, 22h00 ngày 27/1: Trở lại mạch thắng lợi
- ·Kết quả giải U22 Đông Nam Á 2019, Kết quả của U22 Việt Nam
- ·Triển lãm chuyên ngành kính, thủy tinh và cửa sổ quay trở lại Việt Nam
- ·Sự sống mong manh của bé trai mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền phẫu thuật
- ·Nhận định, soi kèo Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1: Đả bại tân binh
- ·Cha tai nạn nguy kịch, con thơ mỏi mắt trông chờ
- ·Kết quả bóng đá hôm nay ngày 1/10/2021
- ·Mẹ mất ăn mất ngủ lo cứu con ung thư 11 tháng tuổi
- ·Soi kèo phạt góc Western Sydney vs Auckland FC, 13h00 ngày 26/1: Chủ nhà lép vế
- ·Gần 100 lô đất tại vùng ven Hà Nội đấu giá trong tháng cuối năm
- Incheon United biết rất rõ sức nóng, mối quan tâm về Công Phượng từ Việt Nam, và người hâm mộ tại xứ Kim chi. HLV Andersen từng nói rất rõ: Công Phượng là bản hợp đồng tốt của Incheon, cả về tài chính lẫn chuyên môn, khi ông cần bổ sung thêm 1 cầu thủ cho hàng tấn công.
Công Phượng chỉ có tên trong danh sách dự bị là khán giả khấp khởi chờ đợi. Nụ cười này trong lúc khởi động càng khiến các fan phát sốt hơn Chân sút số 1 Việt Nam tạo sức hút lớn để kéo khán giả đến sân cũng như lượng người theo dõi CLB Incheon United gia tăng chóng mặt trên mạng truyền thông xã hội.
Theo báo chí Hàn Quốc, các nhà tổ chức của đội bóng áo xanh - đen dự kiến những yếu tố tích cực sẽ còn tăng hơn nữa, một khi Công Phượng vào sân và để lại dấu ấn!
HLV Andersen khẳng định chọn mua Công Phượng vì lý do chuyên môn, nhưng người ta có thể thấy rất rõ yếu tố thương mại được Incheon United nhắm đến, và vô cùng hân hoan với những gì đã và đang diễn ra.
Sự chờ đợi Công Phượng ra mắt K-League rồi cũng đến dù có phần gây hụt hẫng Giải thích việc Công Phượng chỉ ra mắt chớp nhoáng, vỏn vẹn mấy chục giây ở lượt trận thứ 2 K-League, Incheon thắng Gyeongnam 2-1 vì lý do chiến thuật, và quả nhiên, sự xuất hiện ấy mang nghĩa đầy... chiến thuật.
Khi mà sự thất vọng đang dâng lên lần nữa từ các cầu thủ thứ 12, vì chờ đợi mãi chẳng thấy Công Phượng đâu, CLB này đã... vỗ về bằng cách ấy. Công Phượng trình làng K-League, còn chuyện có chạm được bóng hay trong thời gian bao lâu thì để Incheon tính!
Bởi thế, nếu bảo Incheon mua Incheon chỉ vì chuyên môn là không phải, bởi những giá trị chân sút số 23 mang lại cho đại diện K-League chính là sự khuyếch trương tiếng tăm cho đội, tạo sức hút kéo khán giả đến sân hơn. Với Incheon thế cũng đã là quá thành công.
Cho dù thế, hình ảnh Công Phượng cứ tưng bừng trên mặt báo Hàn Sau trận mở màn (hòa Jeju 1-1) và thắng Gyeongnam ở vòng 2 K-League, Công Phượng đều là tâm điểm được khán giả quan tâm chụp hình, xin chữ ký. Nhìn những hình ảnh dưới đây sẽ càng rõ hơn sức nóng từ tiền đạo HAGL tại xứ Hàn.
Nhưng bảo đó là thương vụ đơn thuần thương mại, cũng là sai. Bởi với sự nghiêm túc quyết tâm của Công Phượng, chắc chắn học trò cưng của HLV Park Hang Seo sẽ được trao cơ hội, và sẽ được chơi trên sân lâu hơn.
Ai có thể hot hơn Công Phượng ở K-League sau 2 vòng đấu? Nghĩa là phần khó nhất, gian nan nhất phụ thuộc cả vào Công Phượng. Liệu anh có tận dụng được cơ hội (rồi sẽ đến với mình) ở giải đấu K-League khốc liệt, đầy áp lực và chất lượng hơn V-League rất nhiều.
Mong Công Phượng chân cứng đá mềm, để biến những hoài nghi thành sức mạnh chuyên môn đầy kiêu hãnh!
Mai Nguyễn
" alt="Công Phượng ra mắt K" /> - Để chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2020, VFF cùng HLV Park Hang Seo về cơ bản đã chốt bản danh sách sơ bộ với 30 cái tên. Đáng chú ý, trong lần tập trung này, thầy Park đã được sự tư vấn của HLV Hoàng Anh Tuấn.
Hầu hết các cầu thủ dưới 23 tuổi tốt nhất hiện tại đều từng qua tay ông Tuấn "con" đào tạo, nên có thể nói bản danh sách lần này gần như không bỏ sót tài năng, trừ những trường hợp chấn thương.
Đình Trọng đã bình phục chấn thương để sẵn sàng khoác áo U23 Việt Nam Đúng như dự đoán trước đó, toàn bộ 7 gương mặt từng lên tuyển Việt Nam tham dự Asian Cup 2019 đều có mặt, gồm: Nguyễn Quang Hải, Trần Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thành Chung.
Trong số này, Đình Trọng dù chưa về nước nhưng sau khi thông báo về tình hình hồi phục chấn thương từ Hàn Quốc, thầy Park đã quyết định điền tên học trò ruột của mình vào danh sách sơ bộ. Dự kiến đầu tháng 3 Đình Trọng sẽ trở về Việt Nam để chuẩn bị tập luyện lấy lại phong độ.
Với trường hợp chấn thương của Tiến Linh, thầy Park sẽ chờ kết quả từ phía CLB Bình Dương. Trong trận tranh Siêu cúp quốc gia 2018, tiền đạo này đã không thể ra sân thi đấu.
Lứa Quang Hải là nòng cốt của U23 Việt Nam Trong đợt tập trung tới đây, HLV Park Hang Seo sẽ làm việc với khá nhiều tân binh, trong đó có 8 cầu thủ ở đội tuyển U22 Việt Nam (trong đó có 4 cầu thủ được HLV Nguyễn Quốc Tuấn tiến cử sau giải U22 Đông Nam Á 2019). Các cầu thủ này gồm: Phan Văn Biểu, Y Eli Nie, Việt Anh, Ngô Tùng Quốc, Trần Thanh Sơn, Hoàng Nam, Phan Thanh Hậu và Trần Danh Trung.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn đánh giá, các cầu thủ trên đều khó có cơ hội canh tranh suất đá chính hay thậm chí là ra sân từ băng ghế dự bị. Văn Biểu và Y Eli Nie không có cửa tranh suất bắt chính với thủ thành Tiến Dũng.
Tương tự, các vị trí của Việt Anh, Tùng Quốc, Thanh Sơn, Hoàng Nam và Thanh Hậu cũng đều đang có những cầu thủ chơi tốt hơn nhiều. Trường hợp của Danh Trung là có hy vọng nhất khi cầu thủ này đã chơi khá tốt, ghi 3 bàn thắng ở giải Đông Nam Á.
Cơ hội nào cho các gương mặt trẻ ở đội tuyển U22 Việt Nam? Gần như ở U23 Việt Nam lần này lứa U22 của HLV Nguyễn Quốc Tuấn được triệu tập để "học việc", chuẩn bị cho SEA Games 31 năm 2021. Với danh sách được chốt lại là 23 cầu thủ trong số 30 cái tên, rất khó cơ hội cho các học trò của ông Tuấn "mát".
Ngoài những gương mặt mới trên, hai cái tên Trần Thành và thủ môn Văn Toản được đánh giá là có thể ghi điểm với thầy Park. Nếu như Văn Toản có chiều cao gần 1m9 thi đấu cho CLB Hải Phòng được trợ lý HLV Trần Đức Cảnh giới thiệu, thì Trần Thành là người ghi bàn thắng quyết định giúp U19 Việt Nam lọt vào bán kết giải châu Á hồi 2016, qua đó đưa U20 Việt Nam góp mặt tại World Cup U20.
Cuối cùng, HLV Park Hang Seo đặt niềm tin vào những cầu thủ đang được thi đấu nhiều ở V-League như Trọng Đại, Tùng Quốc, Tấn Sinh... nhưng vẫn cần phải kiểm tra phon độ trong những ngày tới.
Bảng K vòng loại U23 châu Á diễn ra từ ngày 22 đến 26/3 tại Hà Nội. Các đối thủ của thầy trò HLV Park Hang Seo là Brunei (ngày 22/3), Indonesia (ngày 24/3) và Thái Lan (ngày 26/3). Đội tuyển U23 Việt Nam tập trung từ 6/3, sau vòng 3 V-League.
Danh sách sơ bộ U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2020:
Thủ môn: Phan Văn Biểu (Đà Nẵng); Y Eli Nie (Đăk Lăk); Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng); Bùi Tiến Dũng (Hà Nội).
Hậu vệ: Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng (Hà Nội); Hồ Tấn Tài (B.BD); Bùi Hoàng Việt Anh (HL Hà Tĩnh); Ngô Tùng Quốc (TP HCM); Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam).
Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Hồ Minh Dĩ, Trương Văn Thái Quý (Hà Nội); Lương Hoàng Nam (Hải Phòng); Trần Thanh Sơn, Phan Thanh Hậu, Triệu Việt Hưng (HAGL); Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Trọng Đại (Viettel); Bùi Tiến Dụng (Đà Nẵng)
Tiền đạo: Hà Đức Chinh (Đà Nẵng); Nguyễn Tiến Linh (B.BD); Trần Thành, Trần Danh Trung (Huế); Đinh Thanh Bình (Viettel)." alt="Danh sách U23 Việt Nam dự vòng loại U23 châu Á 2020: Quang Hải trở lại" /> - Sau 3 trận im hơi lặng tiếng, cuối cùng Messicũng mở ‘tài khoản’ ghi bàn ở Paris, và không thể tốt hơn khi đó là trước đối thủ mạnh Man Cityở đấu trường Champions League.
HLV Pochettino sung sướng tận hưởng niềm vui khoảnh khắc Messi ghi bàn ở đội bóng do chính ông dẫn dắt Bàn thắng tuyệt đẹp của Messi ở phút 74 cho PSG, sau pha đánh gót kiến tạo của Mbappe, mang lại cảm xúc bùng nổ cho cựu đội trưởng Barca, như thể đó là bàn đầu tiên trong sự nghiệp chứ không phải đánh dấu con số 673 bàn anh đã ghi.
Từ bên ngoài sân, như HLV Pochettinochia sẻ sau đó, ông cũng đã hét lên vì pha lập công của chân sút đồng hương, tận hưởng niềm vui:
“Hôm nay tôi đã ăn mừng. Tôi không thường ăn mừng các bàn thắng, nhưng mà hôm nay tôi đã hét lên khi Messi ghi bàn.
Bộ ba tấn công Messi, Neymar và Mbappe sau chiến thắng Tôi đã trải qua đủ lâu để chứng kiến cảnh Messi ghi những bàn ở phía bên kia chiến tuyến. Do vậy, hôm nay tôi phải ăn mừng bàn thắng dành cho mình. Bây giờ chúng tôi ở cùng một đội. Tôi rất thích và hạnh phúc khi ở đây tận hưởng bàn thắng đầu tiên của Leo”.
Đánh giá chung về trận đấu với Man City, HLV Pochettino cho nay: “Tôi nghĩ PSG đã có một màn trình diễn tốt. Chúng tôi có thể chịu áp lực trong những thời điểm khó khăn của trận đấu, trước một Man City chơi rất tốt.
PSG có một đội hình rất tích cực và biết mình cần phải làm gì. Đó là một trận đấu tuyệt vời từ các cầu thủ của tôi. Họ cần phải được chúc mừng. Đó là nỗ lực của một tập thể tuyệt vời. Tất nhiên, chúng tôi còn những thứ phải cải thiện và xây dựng”.
L.H
Messi lập siêu phẩm, PSG đánh gục Man City
Lionel Messi khai hỏa với một siêu phẩm, mang về chiến thắng ấn tượng 2-0 cho PSG trước Man City, ở lượt trận thứ hai bảng A Champions League.
" alt="HLV Pochettino 'phá lệ' khi Messi ghi bàn cho PSG 2" />
PGS. TS Phạm Đức Chính. Ảnh: Thanh Nhàn.
Để đánh giá tường tận về một con người hay một sự việc, người ta cần có độ lùi cần thiết về không gian và thời gian, đủ sức gạt bỏ những yếu tố gây “nhiễu” hoặc những ấn tượng ban đầu dễ làm hiểu sai lệch bản chất vấn đề. Với trường hợp PGS. TS Phạm Đức Chính cũng vậy, đôi khi cái nhìn của nhà nghiên cứu thế hệ sau lại vượt qua được những yếu tố nhiễu đó. Trong một cuộc trò chuyện qua mạng internet với Tia Sáng cách đây vài năm, PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ TPHCM) – một “thủ lĩnh” trẻ của ngành Cơ học Việt Nam với 5 lần lọt vào top 1% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới, không ngần ngại đánh giá: ngành Cơ học với nếp làm việc dựa trên các chuẩn mực quốc tế, tạo cơ hội và khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ như ngày hôm nay là nhờ có sự đóng góp rất lớn của thầy Chính. Từ những nỗ lực và kiên trì đấu tranh trong nhiều năm của thầy Chính mà những nhà nghiên cứu đi sau như anh và đồng nghiệp có thêm nhiều cố gắng để tiếp tục làm nhiều điều có ý nghĩa cho ngành.Đấu tranh trực diện để thay đổi ngành Cơ
Mỗi khi nhắc đến cái tên Phạm Đức Chính, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành Cơ học thường nhìn nhau cười “từ hồi trước, tay ấy đã thích tranh luận, mổ xẻ để làm rõ vấn đề”. Thực ra, những thứ mà PGS. TS Phạm Đức Chính thích tranh luận đó thường chỉ gói gọn trong các vấn đề liên quan tới chuyên môn, còn những thứ là “chuyện cá nhân con người tự nhiên như để tóc dài quá tai, thi thoảng đi nhảy với bạn bè thì mình tránh, khó có thể thể làm theo yêu cầu của chi đoàn”, anh nhớ lại thời sinh viên ở Belarus vẫn bị chi đoàn phê là thiếu tinh thần đấu tranh.
Vậy có mâu thuẫn giữa một người còn bị phê “thiếu tinh thần đấu tranh” hồi sinh viên với một nhà nghiên cứu được nhiều người biết đến vì dũng cảm nói thật về những vấn đề tiêu cực của ngành mình không? PGS. TS Phạm Đức Chính trầm ngâm, “việc đấu tranh sau này thì do tình huống mang đến. Khi mình đấu tranh thì bị phản công, mà khi ở thế cưỡi lên lưng hổ thì mình phải đấu tranh tiếp, không có đường lùi nữa”.
Câu chuyện đấu tranh của PGS. TS Phạm Đức Chính bắt đầu từ những bức xúc trước chuyện tiêu cực trong khoa học Việt Nam những năm 2000, “dù hồi xưa tôi cũng nép mình lắm, chỉ nghĩ đến chuyện nghiên cứu chứ không dám nói gì đến chuyện khác. Song có nhiều chuyện ngang tai trái mắt trong Viện Cơ, ví dụ các đề tài khoa học ưu tiên giao một cách nhập nhèm cho những chủ trì không xứng đáng, phớt lờ các chuẩn mực quốc tế khách quan. Không riêng gì trong viện mà nhìn rộng ra, cả ngành Cơ còn lạc hậu và trì trệ, thậm chí, “khái niệm công bố quốc tế còn chưa phổ biến, hoặc có được đề cập đến nhưng chỉ là bề ngoài còn trên thực tế thì chả quan tâm gì”. Nguyên nhân sâu xa khiến ngành Cơ lúc đó tụt hậu so với ngành toán và lý, theo lý giải của PGS. TS Phạm Đức Chính, “ở ngành toán còn có những người như bác Hoàng Tụy cố gắng gây dựng một văn hóa học thuật nghiêm túc” trong khi “từ rất nhiều năm, trong ngành Cơ thì chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện làm khoa học phải hướng tới chuẩn mực quốc tế. Những quan chức đầu ngành, dù là những người được đào tạo ở Tây về, nhưng lại chỉ hài lòng với tư duy bao cấp cũ, chỉ thích làm chủ nhiệm các đề tài ‘to’ thông qua hệ thống quản lý xét duyệt quan liêu nên Viện Cơ và ngành Cơ gần như không có công bố quốc tế”.
Vậy bằng cách nào anh có thể góp phần xoay chuyển tình thế? “Tôi ‘tấn công’ trực diện luôn, công khai nói về những vấn đề của ngành và cả khoa học Việt Nam nói chung ở các diễn đàn, trong đó có Tia Sáng”, anh kể. Tuy nhiên, anh vẫn luôn cho rằng, việc mình cất lên một tiếng nói là vì khó nhắm mắt làm ngơ trước cảnh những hội đồng nghiên cứu cơ bản có “những nhà quản lý lũng đoạn, né tránh tiến trình hội nhập đang diễn ra rộng khắp ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội Việt Nam những năm 2000. Các đề tài khoa học rởm thì nhiều còn những người làm nghiêm túc, có chất lượng khoa học thực sự lại rất ít ỏi”.
“Tôi muốn đấu tranh để quyền lực không tập trung vào một số người trì trệ và tiêu cực, để đem lại sự trong sạch và minh bạch của khoa học Việt Nam nói chung, chứ không phải riêng chuyện nội bộ cơ quan”. (PGS. TS Phạm Đức Chính)
Trong quá trình đấu tranh chống những tiêu cực trong nghiên cứu của khoa học, PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng mình có ba điểm thuận lợi: Thứ nhất là người đi sau, tiếp nối những đề xướng của “các bác Hoàng Tụy ngành Toán, bác Phạm Duy Hiển ngành Lý – những nhà khoa học lão thành có uy tín ‘đã nổ những phát súng đầu tiên’ qua những bài viết đề cập đến một số mặt lạc hậu của khoa học Việt Nam trên Tia Sáng”; Thứ hai, anh không đơn độc trong cuộc đấu tranh này do “có nhiều anh em tiến bộ trong ngành Cơ và nhất là ở nhiều ngành khác họ ủng hộ mình, dù là không trực tiếp lên tiếng”; Thứ ba là những năm 2000, đất nước đã mở cửa trên tiến trình hội nhập nên xu hướng cởi mở hơn trước, “đến đội tuyển bóng đá cũng đã mời huấn luyện viên nước ngoài và sẵn sàng sa thải nếu không đạt được mục tiêu huy chương”, anh nhấn mạnh.
Trong ba yếu tố đó, điều quan trọng nhất là PGS. TS Phạm Đức Chính được những “anh em tiến bộ” ủng hộ, đó đều là những người có uy tín về học thuật như các GS. TS Ngô Việt Trung, Lê Tuấn Hoa, Nguyễn Đông Yên, Phùng Hồ Hải, Hoàng Xuân Phú (Viện Toán), Hoàng Ngọc Long, PGS. TS Nguyễn Bá Ân, Trần Minh Tiến, Nguyễn Hồng Quang (Viện Vật lý), Nguyễn Ngọc Châu (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)…, vì “họ cũng bức xúc vì những chuyện tiêu cực đó” nên “khi tôi nói thì mọi người nói rất ủng hộ, đặc biệt sự khuyến khích của các bác Hoàng Tụy và Phạm Duy Hiển đã cổ vũ chúng tôi rất nhiều”.
Để có được tiếng nói sắc bén và vạch ra những tồn tại của ngành cơ nói riêng cũng như trong quản lý khoa học cơ bản nói chung, PGS. TS Phạm Đức Chính đã phải dành rất nhiều thời gian tới các Viện Toán, Viện Lý gặp gỡ bàn thảo với các đồng nghiệp nhằm đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng bởi theo quan điểm của anh, viết bài phản biện trên Tia Sáng “phải nêu được phương án giải quyết, chứ chỉ vạch ra cái xấu thì để làm gì, họ lại bảo mình bất mãn. Điều quan trọng là phải xử lý [vấn đề] như thế nào, cái nào hợp với hoàn cảnh Việt Nam, không cứ nguyên mẫu Tây bê nguyên xi vào là ổn”.
PGS. TS Phạm Đức Chính được mời tham gia viết bộ sách “Bách khoa toàn thư về mài mòn, ma sát và bôi trơn” (Springer, New York, 2013). Ảnh: Springer Link
Là một người làm nghiên cứu nên anh có một cách định lượng rất riêng về ảnh hưởng của việc đấu tranh, “thời kỳ 2008-2010, số lượng bài báo khoa học tôi viết ít hẳn đi so với thời gian trước và sau đó (3 năm chỉ công bố 4 bài ISI) vì mất rất nhiều thời giờ vào việc ấy, tốn thời gian kinh khủng”.
Dẫu cho rằng ở Viện Cơ hồi đó không có ai cản trở anh trong công việc nhưng không hẳn PGS. TS Phạm Đức Chính có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Đôi khi, khách đến Viện gặp anh cũng bị "tra khảo" dò xét, và những nội tình trong viện khiến anh có lần gửi email tới các nhà khoa học tiến bộ, trong đó có cả Tia Sáng, chia sẻ nỗi niềm: “Trong viện, người ta cho rằng tôi chơi nổi, muốn đạp đổ mọi chuyện…” Đỉnh điểm của chuyện chống tiêu cực là năm 2008, một cuộc họp Hội đồng Khoa học Viện Cơ diễn ra với nội dung duy nhất: mười mấy người lần lượt đứng lên phê phán anh - một thành viên của Hội đồng, là người muốn phá tung hệ thống và có những hành động, lời nói bất mãn làm mất uy tín lãnh đạo và cơ quan. Năm đó, PGS. TS Phạm Đức Chính mất danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Sau khi Quỹ NAFOSTED ra đời, một số thành viên Hội đồng đã từng phê phán anh kịch liệt đã tới bắt tay, “chúc mừng thành công - thỏa mãn nhé, muốn gì được nấy”.
Tuy nhiên, anh không lấy điều đó làm phiền, vì quan trọng nhất là đã bảo vệ được quan điểm của mình, “tôi muốn đấu tranh để quyền lực không tập trung vào một số người trì trệ và tiêu cực, để đem lại sự trong sạch và minh bạch của khoa học Việt Nam nói chung, chứ không phải riêng chuyện nội bộ cơ quan” như lời anh phản bác trong phiên họp đó. Và dù chuyện gì xảy ra, đông đảo anh em làm khoa học trong Viện Cơ vẫn tín nhiệm anh, “dù bị phê phán kịch liệt như thế thì tôi vẫn luôn được bầu vào Hội đồng Khoa học viện với số phiếu cao. Nếu tôi là người cá nhân, vụ lợi thì đừng có hòng”, anh nói.
Rút cục, đấu tranh của những nhà khoa học tiến bộ, trong đó có tiếng nói của PGS. TS Phạm Đức Chính, cũng đi đến thắng lợi: năm 2009, những đổi mới trong quản lý khoa học đã dẫn đến sự ra đời của Quỹ NAFOSTED – một mô hình tài trợ cho các đề tài khoa học cơ bản theo cơ chế quỹ với những tiêu chí công bằng và minh bạch. “Mọi chuyện tốt dần lên, cái xấu bị giảm thiểu và không thể lấn át cái tốt được nữa”, anh kết luận.
Tĩnh tâm làm nghiên cứu
Câu chuyện làm nghiên cứu của PGS. TS Phạm Đức Chính dường như dao động quanh hai thái cực, một bên là động với những nhiệt tình đấu tranh chống tiêu cực trong khoa học, một bên là tĩnh với những tập trung nghiên cứu về lý thuyết. Anh giải thích: “Tôi thấy trên thế giới có những nhà khoa học thích ngồi một chỗ làm việc. Tôi cũng là một kiểu như thế, mà người làm lý thuyết nói chung hay thích như thế”.
Do cái thích riêng biệt này mà không như nhiều đồng nghiệp khác, PGS. TS Phạm Đức Chính ít đi công tác nước ngoài dài hạn, ngoại trừ hai chuyến đi dưới một năm theo học bổng Humboldt (Aachen, Đức) vào năm 1999 và Fullbright (Princeton, Mỹ) năm 2002. Cả hai chuyến đi đều để lại dấu ấn đậm nét trong con đường nghiên cứu của PGS. TS Phạm Đức Chính: chuyến đi Đức tập trung vào hướng thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực, chuyến còn lại là về cơ học vi mô và đồng nhất hóa vật liệu – đều là những vấn đề đã được đặt ra từ thế kỷ trước. “Tôi không thấy người khác cùng lúc làm theo hai hướng nghiên cứu khác nhau đó nhưng tôi thấy, theo đuổi nó cũng có cái hay là thỉnh thoảng có thể nhảy sang làm cái này rồi lại sang cái kia, không khi nào thấy nhàm chán cả”, anh nói.Sống trong thời đại của cơ học tính toán, khi những bài toán kỹ thuật với kích cỡ hàng ki lô mét đến nano mét đều có thể diễn tả bằng các mô hình số trên máy tính thì việc một nhà nghiên cứu theo đuổi các vấn đề lý thuyết cổ điển có lạc hậu? Anh giải thích, “việc tôi chọn ‘chiến đấu’ với các vấn đề cổ điển đã được bàn thảo rộng rãi là vì nó là vấn đề mang tính nền tảng và cũng là thế mạnh của mình. Để tiếp cận những vấn đề thời sự như cơ học nano (lý thuyết còn rất thô), mình cần được tham gia vào các thực nghiệm công nghệ như các đồng nghiệp quốc tế. Ở Việt Nam thì rất khó vươn lên tuyến đầu”. Với một số đồng nghiệp, giải bài toán là điều quan trọng nhất nhưng với anh, việc xây dựng mô hình lý thuyết thú vị nhất, bởi “phải xây dựng được phương trình phản ánh vấn đề thực tế và biến nó thành bài toán tổng quát, không phải cho chỉ một vật liệu cụ thể mà những vật liệu trên một diện rộng, xây dựng những giả thuyết mà người khác có thể thấy là nó đủ rộng và đủ tin cậy”.
Việc kiên trì theo đuổi các vấn đề lý thuyết, đặc biệt lý thuyết thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực – vốn đem lại cho PGS. TS Phạm Đức Chính hơn 1/4 trong tổng số hơn 100 bài công bố quốc tế ISI (hầu hết được thực hiện độc lập từ VN), trong số đó là một đề cử giúp anh giành giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019 (đề cử đầu tiên năm 2014 là nghiên cứu về đa tinh thể hỗn độn - trên hướng cơ học vi mô và đồng nhất hóa vật liệu), đã đem lại cho anh một uy tín nhất định trên diễn đàn quốc tế: được mời viết chương-bài về hướng nghiên cứu này cho các bộ sách “Bách khoa toàn thư về mài mòn, ma sát và bôi trơn” (Springer, New York, 2013), và “Bách khoa toàn thư về cơ học môi trường liên tục” (Springer, Berlin, Heidelberg, sẽ xuất bản trong thời gian tới).
Để có được những điều đó, thật không phải là điều dễ dàng. Nhớ lại quãng thời gian bắt đầu làm nghiên cứu, PGS. TS Phạm Đức Chính kể: “Thời gian đầu tôi gửi bài toàn bị từ chối với lời bình là có ý tưởng nhưng thiếu thông tin về những kết quả đã có trong lĩnh vực, tiếng Anh thì kém. Đến 5, 6 bài bị trả lại như vậy”. Thật khó hình dung tình thế của một nhà nghiên cứu vào thời điểm đó cứ mò mẫm viết bài, ngày nghỉ đến viện để mượn máy chữ gõ, công thức ghi bằng tay và mỗi lần gửi bài đi mất hàng trăm nghìn tiền cước. “Thời gian đầu, tôi cũng phải dùng đến lương. Sau thì có tiền từ đề tài nghiên cứu cơ bản, người ta dùng để tiêu pha còn tôi dồn vào việc gửi bài. Cũng may giai đoạn đó tôi chưa lập gia đình, nếu không cũng khó”, anh kể. Có lần, anh tập hợp hóa đơn kinh phí gửi bài trong một năm, “tính đến cả triệu” và gửi lãnh đạo Viện đề nghị hỗ trợ thì bị gạt đi, “nếu hồi đó mình tinh ý ghi tên lãnh đạo vào bài báo của mình thì có thể cũng được duyệt đấy nhưng tôi không làm điều đó. Cái vất vả của tôi nó cứ dài dài như thế”, anh nói hài hước về gian nan làm nghiên cứu của mình.
Bất luận hoàn cảnh thế nào thì niềm say mê làm nghiên cứu với anh không thay đổi. Gương mặt anh sáng lên khi nói về lý thuyết thích nghi và hỏng dẻo kết cấu chịu lực, hướng nghiên cứu mà mình đã có công bố từ những năm 1990. Được khởi xướng từ thế kỷ trước, lý thuyết thích nghi sau được phát triển cho các vật liệu phức tạp hơn với mô hình đàn dẻo tái bền giới hạn. Sau chuyến đi Đức, anh tập trung vào vật liệu đàn dẻo tái bền chứ không phải vật liệu đàn dẻo lý tưởng vì “các quy luật dẻo tái bền phi tuyến của các vật liệu thực, vốn phụ thuộc vật liệu cụ thể, nói chung là không xác định duy nhất và thường phụ thuộc vào đường đặt tải”, anh giải thích.
Những bài toán về vật liệu đàn dẻo tái bền hết sức phức tạp. Theo PGS. TS Phạm Đức Chính, “lý thuyết thích nghi phải dành cho những vật liệu đàn dẻo tái bền mới phản ánh đúng các vật liệu thực, kết cấu thực, chứ còn lý thuyết thích nghi cổ điển trên vật liệu đàn dẻo lý tưởng bị hạn chế rất nhiều”. Trong vật liệu đàn dẻo tái bền, quan hệ biến dạng - ứng suất là phi tuyến, phụ thuộc đường đặt tải, không duy nhất, “không thực nghiệm nào mô tả được hết tất cả các đường ấy cả. Trong không gian tải trọng đa chiều, anh đề cập đến việc khó đưa ra được một lý thuyết thích nghi theo tinh thần kinh điển không phụ thuộc đường đặt tải đối với một vật liệu chứa đựng nhiều yếu tố không xác định.
Với dân Cơ học, khó không có nghĩa là không làm được. PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng, cần phải xây dựng thêm một số giả thiết cho vật liệu đàn dẻo tái bền, đặt để nó thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định theo cảm nhận vật lý của mình. Suy nghĩ như vậy nhưng cũng phải mất nhiều năm, từ năm 2001 khi bắt đầu quan tâm đến lý thuyết này, trải qua quá trình nghiên cứu hoàn chỉnh lý thuyết thích nghi cổ điển cho vật liệu đàn dẻo lý tưởng đến việc bổ sung và xây dựng đủ các giả thiết vào năm 2017: 1. Hao tán dẻo tối đa (vốn gắn liền với các tên tuổi ngành Cơ thế kỷ 20 như Hill, Drucker, Prager); 2. Hysteresis dương trong không gian đa chiều (được xây dựng trong một bài báo đăng năm 2008 của anh); 3. Tái bền ổn định mạnh; 4. Bauschinger đa chiều. Trong đó, bài báo giúp anh nhận giải Tạ Quang Bửu 2019 đã bổ sung 2 giả thiết cuối cùng. “Xuất phát từ việc có một số vấn đề mâu thuẫn không giải thích được xảy ra khi nhiều khoa học áp dụng lý thuyết cho bài toán cụ thể, tôi đã xây dựng thêm 2 giả thiết mới để giải quyết những mâu thuẫn đó”, PGS. TS Phạm Đức Chính nói. Với các giả thiết này, chỉ cần cho trước biên của vùng lực tác động, bất kể quy luật tái bền dẻo như thế nào, người ta vẫn có thể trả lời được câu hỏi kết cấu có bị hỏng dẻo (mất khả năng chịu lực) hay không. Anh nhận xét: “Mọi người chấp nhận giả thiết của tôi vì nó tương đối phản ánh đúng thực nghiệm”.
Có công bố xuất sắc nhưng PGS. TS Phạm Đức Chính cho rằng, “mình làm tốt việc của mình thôi, không có ý định tham gia giải thưởng Tạ Quang Bửu lần hai”. Ý nghĩ này của anh khiến Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu suýt mất cơ hội xét giải cho một công trình tốt. Chỉ gần một tuần trước khi “khóa sổ”, anh mới quyết định lập hồ sơ, sau khi được Hội đồng khoa học ngành Cơ (NAFOSTED) chủ động khuyến nghị anh đăng ký. “Anh Chính là một nhà khoa học đích thực, ngại nói về mình, nói về công trình của mình, vì thế ngay cả hồ sơ đề cử giải thưởng cũng không cố giải thích một cách tường tận mà chỉ trình bày vấn đề rất ngắn gọn”, TS. Phạm Đình Nguyên - Phó giám đốc NAFOSTED, đề cập đến “trường hợp đặc biệt” này của giải thưởng năm nay.
***
Có lẽ bắt đầu con đường làm khoa học của mình, PGS. TS Phạm Đức Chính chưa khi nào nghĩ, “một nghiên cứu viên như mình lại có thể phá bỏ những ‘lô cốt’ bền vững” (cách anh gọi những hội đồng xét duyệt nghiên cứu cơ bản kiểu cũ) trong khi đang phải dồn sức vượt khó trong chuyên môn. Rút cục thành công cũng đến với anh, dù chật vật và trầy trật. Bây giờ, mọi thứ với anh đều rõ ràng và giản dị: tập trung vào làm những thứ mình thật sự thích, và hơn nữa, không quên đấu tranh làm trong sạch môi trường nghiên cứu ngành Cơ, khi một số điều “ngang tai chướng mắt” và một số vấn đề mới phát sinh còn chưa được giải quyết.Theo tiasang.com.vn
Trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học xuất sắc
Ngày 18/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc.
" alt="PGS.TS Phạm Đức Chính: Giữa tĩnh và động" />
- ·Soi kèo góc Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1
- ·2020: Bà Rịa
- ·Messi liên kết ‘trù dập’ thủ thành Donnarumma, PSG nổi sóng ngầm
- ·Mỹ nêu số tiền Nga đã chi cho chiến dịch quân sự gần 3 năm ở Ukraine
- ·Nhận định, soi kèo Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01: Khách trượt dài
- ·Việt Nam đấu Nhật Bản: Osako e ngại tuyển Việt Nam
- ·Cần quan tâm nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải đường thủy
- ·Tuyển thủ Việt Nam hóa thân thành trai đẹp Ả
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Inter Kashi, 17h00 ngày 28/1: Xa nhà là thất vọng
- ·“Tuyển dụng 50 nhân viên thì có tới 49 sinh viên trường nghề trúng tuyển”