Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAE | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
20/01 | ||||||||
20/01 | 18:00 | Jordan | ![]() | 1:1 (pen 2-4) | ![]() | Việt Nam | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
20/01 | 21:00 | Thái Lan | ![]() | 1:2 | ![]() | Trung Quốc | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
21/01 | ||||||||
21/01 | 00:00 | Iran | 2:0 | ![]() | Oman | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAE | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
20/01 | ||||||||
20/01 | 18:00 | Jordan | ![]() | 1:1 (pen 2-4) | ![]() | Việt Nam | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
20/01 | 21:00 | Thái Lan | ![]() | 1:2 | ![]() | Trung Quốc | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
21/01 | ||||||||
21/01 | 00:00 | Iran | 2:0 | ![]() | Oman | Vòng 1/8 | VTV5 VTV6 |
Hồi tháng 12 năm ngoái, Yun - một cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc bị bán ra nước ngoài. Trước đó vài ngày, một người đàn ông đã liên hệ với Yun qua một ứng dụng video và đưa ra lời mời làm việc hấp dẫn. Yun - một đứa trẻ mới bỏ học, bị gia đình ghẻ lạnh và hay nhảy việc từ nhà máy này sang nhà máy khác - nhận thấy mức lương được hứa hẹn quá hấp dẫn.
Một vài đứa trẻ khác đã đi theo Yun. Đến khi chúng biết mình bị lừa thì đã quá muộn. Những người đàn ông lạ mặt đưa bọn trẻ vượt biên bằng cả xe hơi, đi bộ xuyên núi, thậm chí là ẩn náu bên trong một chiếc thuyền. Rồi đột nhiên, các bảng hiệu có chữ nước ngoài hiện lên trước mặt chúng.
Tại điểm đến, 6 đứa trẻ - tất cả đều chưa đủ tuổi - bị bán vào một khu phức hợp ở thành phố Sihanoukville của Campuchia. Ở đó, chúng bị giam giữ và buộc phải tham gia vào công việc lừa đảo những người khác qua mạng.
Yun nói: “Chúng cháu kết bạn với họ trên WeChat” - ứng dụng nhắn tin - “và tiếp tục trò chuyện với họ để tạo mối quan hệ tốt đẹp”. Sau đó, bọn trẻ sẽ thuyết phục nạn nhân của mình tham gia một kế hoạch đầu tư lừa đảo.
Việc mà Yun và đám bạn phải làm là một kịch bản phổ biến. Sihanoukville, một thành phố ven biển mới nổi bởi các khoản đầu tư của Trung Quốc, đã trở thành một trong những điểm nóng lớn nhất trên toàn cầu về các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các băng đảng chiêu dụ người tìm việc làm bằng những lời hứa hão huyền, sau đó giam cầm họ. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng những thanh thiếu niên non nớt thường rơi vào bẫy của chúng.
Trong nhiều năm, cứu cánh cho những nạn nhân như Yun là một nhóm doanh nhân - những người tình nguyện dành thời gian, nguồn lực và mối quan hệ của họ để giành lại quyền tự do cho những người đồng hương bị lừa đảo.
‘Mổ lợn’
Khu nhà nơi Yun và những người bạn của cậu bị giam giữ trông giống như một văn phòng - có rất nhiều máy tính và điện thoại. Đám quản lý thường hô to các khẩu hiệu truyền cảm hứng và đào tạo những người mới đến.
Để tránh sự theo dõi của các nhà chức trách Trung Quốc, những kẻ cầm đầu liên lạc với người của mình thông qua ứng dụng nhắn tin được mã hóa Telegram.
Ming, một cô bé 15 tuổi bị bán cùng với Yun, chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng những kẻ bắt giữ đe dọa chúng bằng cách gửi những đoạn video đẫm máu đến các nhóm làm việc trên Telegram để nạn nhân thấy hậu quả của việc không phối hợp. “Thật là đáng sợ” - Ming nói.
Những kẻ lừa đảo lạ mặt khiến Yun lo lắng. Cậu không hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và không sẵn sàng tham gia, nhưng cậu cũng không dám phản đối vì sợ bị trừng phạt.
Mới 14 tuổi, Yun là người nhỏ tuổi nhất trong số các nạn nhân, nhưng cậu đã bị đánh 2 lần vì không “câu” được ai.
Vào ban đêm, bên trong căn phòng ngủ chung mà Yun đã được chỉ định, cậu vừa khóc vừa trốn dưới lớp chăn. “Nếu bị những người đó nhìn thấy, chắc chắn cháu sẽ bị nghi ngờ là muốn bỏ trốn” - Yun nói.
Lừa đảo qua mạng là kiểu lừa đảo mà nhiều thanh thiếu niên bị mắc bẫy và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Sihanoukville, các băng nhóm người Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng các hoạt động nhằm vào các công dân nước khác đang gia tăng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo công dân từ Campuchia. Cụ thể, vào năm 2019, họ đã thiết lập một văn phòng thực thi chung với các cơ quan chức năng Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Năm ngoái, hơn 610 công dân Trung Quốc được cho là bị lừa đảo qua mạng đã được hồi hương. Tuy nhiên, các mạng lưới này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang mở rộng hoạt động của chúng sang Myanmar, Dubai...
Một trò lừa đảo phổ biến khác còn được gọi là “kế hoạch mổ lợn”. Kẻ lừa đảo đóng giả là một người hấp dẫn và thành công để phát triển một mối quan hệ yêu đương qua mạng trước khi "giết thịt" nạn nhân. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ nạn nhân trả tiền cho các âm mưu liên quan đến tiền điện tử, cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Theo Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 6/2021 bởi một phụ nữ Singapore sau khi cô trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo này, những trò lừa đảo như vậy thường nhắm vào người thất tình và đang trở thành hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.
Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ) cho biết, kể từ khi đại dịch bắt đầu, lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ. Năm 2021, báo cáo từ các nạn nhân cho thấy số tiền bị lừa lên đến 547 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2020.
Ở Sihanoukville, đám trẻ nhanh chóng biết rằng rằng chúng phải chạy trốn. Với hy vọng thoát nạn, chúng đã liên lạc với gia đình. Ming đã chuyển đổi giữa hai tài khoản WeChat để có thể che giấu việc này với những kẻ bắt giữ mình. Tuy nhiên, không một người thân nào của đám trẻ có động thái gì về việc đưa con mình thoát ra khỏi nơi đó.
Sau khoảng 1 tuần, cuối cùng Ming cũng tìm được người giúp đỡ. Theo gợi ý của một người bạn cũng bị giam giữ, cô đã liên hệ với Chen Baorong, một doanh nhân ở Phnom Penh và là người tổ chức Đội Từ thiện Trung Quốc - Campuchia - nhóm tình nguyện viên giải cứu nạn nhân buôn người.
Chen - người sáng lập Đội Từ thiện đã trấn an đám trẻ và nói với chúng rằng hãy đề nghị cha mẹ báo cáo tình hình của chúng cho cảnh sát địa phương. Thông qua các mối quan hệ của mình, Chen đã liên lạc được với kẻ bắt giữ. Ban đầu hắn ta yêu cầu trả tiền chuộc, nhưng sau đó đồng ý thả bọn trẻ với điều kiện chúng phải xóa mọi thứ liên quan đến công ty khỏi điện thoại của mình.
Chúng được gửi đến khách sạn Changcheng ở Phnom Penh, một ngôi nhà an toàn cho các nạn nhân bị buôn bán do Li Jie, một thành viên của Đội Từ thiện làm chủ. Một phần do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, phải mất vài tháng sau đám trẻ mới có thể về nhà. Chen đã giúp chúng xin được giấy phép chính thức tại Đại sứ quán Trung Quốc trong trường hợp chúng không có hộ chiếu và thị thực. Và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã giúp thu xếp hành trình trở về của các em. (Trung Quốc và Campuchia không có chung đường biên giới.)
Yun và các bạn là những người may mắn. Một nạn nhân khác, 17 tuổi, từng là thợ xăm ở Trung Quốc trước khi bị dụ vào một khu nhà ở Sihanoukville.
Bọn lừa đảo đã gọi video cho mẹ cậu và quay cảnh đánh đập cậu để đòi khoản tiền chuộc hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) nếu muốn đưa cậu và bạn gái ra ngoài. Mặc dù gia đình đã trả tiền, nhưng cuối cùng cậu lại bị bán cho một công ty khác, trước khi được Chen giải cứu.
Theo Sixth Tone
(Còn tiếp)
Phần 2: Mối nguy đe doạ những người giải cứu
" alt=""/>Bên trong 'sào huyệt' của những kẻ buôn người ở CampuchiaQuay lại văn phòng hoặc nghỉ việc
Nhưng giống như cuộc cách mạng Uber dựa trên một loạt các điều kiện kinh tế thay đổi nhanh chóng, “work from home” cũng có thể nhạy cảm với yếu tố tương tự.
Nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ của một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Lạm phát ở mức cao nhất kỷ lục trong hơn 40 năm qua khiến giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao.
Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang cố gắng hạ nhiệt tình hình bằng cách tăng lãi suất ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine làm thắt chặt nguồn cung dầu thô.
Mặc dù có thể đưa đất nước thoát khỏi viễn cảnh tồi tệ, động thái của FED có nguy cơ phá hủy quá nhiều nhu cầu đến mức Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái thật sự trong 1-2 năm tới.
Lãi suất tăng dẫn đến xứ cờ hoa sẽ tạo ra ít nguồn đầu tư hơn, tăng trưởng kém đi, sa thải nhân viên và tỷ lệ thất nghiệp đón nhận xu hướng tiêu cực.
Khi đó, trong tương lai gần, những nhà quản lý có thể giành lại thế thượng phong từ tay nhân viên, vì làn sóng “đại từ chức” (Great Resignation) sẽ trở thành “đại suy giảm lực lượng lao động” (Great Labor Slackening).
Văn hóa công ty sẽ phụ thuộc vào những gì ông chủ muốn xây dựng hơn là nhu cầu của người lao động.
Theo khảo sát của nhà kinh tế học Nicholas Bloom của Đại học Stanford, gần 80% dân công sở nói rằng họ thích làm việc ở nhà ít nhất một ngày/tuần. Nhưng các nhà quản lý e ngại điều đó khiến họ không đo lường được năng suất của cấp dưới.
Từ đó gây nên sự chia rẽ nội bộ sâu sắc, giữa sếp và nhân viên.
Vài tuần trước, Elon Musk đã yêu cầu các nhân viên của mình quay trở lại văn phòng nếu không sẽ mất việc.
Ban đầu, điều này trông giống như một lời đe dọa thẳng thắn từ CEO “lập dị”. Nhưng vài ngày sau, Tesla lại đưa ra thông báo họ có thể sẽ sa thải 10% lực lượng lao động, cho thấy Musk đang sử dụng lời yêu cầu để khiến một số nhân viên tự nghỉ việc mà không cần phải thông báo.
Theo nhà đầu tư Jason Calacanis, một số công ty công nghệ, bao gồm cả Apple đã thử một phiên bản khác của chiến lược sa thải tàng hình này.
Tỷ phú bất động sản Stephen Ross cũng nhìn ra mặt trái của động thái này. Ông nhận định giống như các nhà tuyển dụng sử dụng chính sách quay trở lại văn phòng để thúc đẩy người lao động nghỉ việc thì họ cũng có thể dùng chiêu trò khác để giành được tình cảm của sếp trước khi làn sóng sa thải bắt đầu.
“Nhiều người có phần do dự vì họ không muốn mất nhân viên của mình. Nhưng tôi nghĩ khi rơi vào thời kỳ suy thoái và lo sợ thất nghiệp, mọi người buộc phải trở lại bàn làm việc. Họ sẽ làm bất cứ việc gì để duy trì cuộc sống”, Ross nói với Bloomberg.
Cục diện thay đổi
Theo The Atlantic, hình thức làm việc từ xa không chỉ là sự phát triển kinh tế vĩ mô mà còn là xu hướng văn hóa, vậy nên nó rất nhạy cảm với phản ứng dữ dội.
Ở những công ty không có quy định phức tạp, nhiều người lao động trẻ có thể giải quyết nhiệm vụ tại bất cứ đầu, miễn có kết nối Internet.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của bão giá, họ sẽ phải trở lại góc làm việc của mình ở cơ quan. Khi xây dựng các kỹ năng bổ trợ cho nhau, sự hoài nghi về tính hiệu quả của “work from home” có thể hình thành trong cộng đồng Gen Z.
Kết hợp với nền tảng công nghệ, Gen Z sẽ tạo ra các video có tính lan truyền về góc nhìn thực tế trong cuộc sống công sở của đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Đối với thế hệ Millennials, làm việc tại nhà có thể là điều không tưởng và khó chấp nhận.
Mặc dù vậy, Thompson tin rằng suy thoái kinh tế sẽ không thể dập tắt cuộc cách mạng làm việc từ xa vì 3 lý do.
Đầu tiên, hàng triệu nhân viên yêu thích “work from home” đến mức thêm vào lịch trình hàng ngày của họ. Thứ 2, suy thoái dẫn đến phá sản, đặc biệt là giữa các công ty có cơ cấu chi phí lộn xộn.
Giống như câu nói “tre già măng mọc”, các công ty phụ thuộc vào văn phòng sẽ biến mất để nhường chỗ cho những doanh nghiệp trẻ, có thể thích nghi với hình thức làm việc linh hoạt.
Thứ 3, từ quan điểm toán học thuần túy, điều hợp lý nhất mà một tổ chức truyền thống sẽ làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế là cắt giảm chi tiêu cho mọi thứ liên quan đến không gian cố định.
“Giảm diện tích văn phòng và chuyển sang nền tảng online là cách tiết kiệm chi phí nhất”, Adam Ozimek, nhà kinh tế học ủng hộ công việc từ xa, chia sẻ.
Ngoài ra, Thompson còn xét đến yếu tố những việc làm trực tuyến bắt đầu phổ biến trên thị trường khi đại dịch hoành hành. Khi đó, những lao động tri thức có vô số sự lựa chọn cho bản thân.
“Một số nhà tuyển dụng sẽ phản ứng với tình trạng trên bằng kế hoạch quay trở lại văn phòng. Không ít người vui mừng vì 20% nhân viên rời đi. Nhưng những người khác có thể bảo vệ tài năng hàng đầu và sẵn sàng luồn lách để giữ chân họ”, Ozimek nói thêm.
Theo Zing
" alt=""/>Lạm phát chia rẽ sếp và nhân viên ở MỹAnh cho biết, việc đầu tiên là hai tay ghì chặt vô lăng, rà phanh nhẹ, xác định trong đầu là đi cả vành luôn cho khỏi xót, cần hãm xe an toàn là trên hết.
![]() |
Chiếc Mitsubishi Pajero Sport sử dụng 4 lốp Bridge Stone, mới được anh Hùng thay mới từ tháng 12/2021. |
Tay lái lúc ấy đảo liên tục, xe giật lên khùng khục, tiếng vành rít trên đường chát chúa. Tôi lúc ấy rà phanh nhẹ, xi nhan phải, liếc gương chiếu hậu và gương phải, tay ghì chặt vô lăng. May mắn là an toàn táp vào lề. Sau đó mất khoảng 30 phút thay lốp dự phòng và lại lên đường. Kinh nghiệm là cần hết sức bình tĩnh, và tuyệt đối không đạp phanh gấp", anh Hùng kể.
Câu chuyện và cách xử trí của anh Hùng nhận được nhiều lời khen và quan tâm từ các chủ xe. Đa số đều đồng tình với cách xử lý của anh. Nhiều người cũng kể lại kinh nghiệm xương máu của mình khi gặp phải tình huống tương tự.
"Xe tôi cũng từng bị nổ lốp trước bên phụ ở tốc độ 120km/h. Lốp nổ cái, xe nhao luôn ra làn giữa cao tốc. Lúc đấy tôi cũng ghì lái, chân rà phanh. Tuyệt đối không đạp phanh gấp vì dễ lật xe. May xe chạy buổi trưa nên ít phương tiện lưu thông chứ không lúc nhao ra làn giữa rất nguy hiểm", anh Minh Nhật, một tài xế khác bình luận.
"Năm 2017, mình đang vượt xe container trên cao tốc thì bánh sau bên phụ nổ tan tành, lúc đó vẫn phải giữ ga vượt cho xong mới ngớt ga để tấp lề. Hậu quả toàn bộ vè sau vỡ tung tóe", anh Khoa, một tài xế cũng chia sẻ câu chuyện của mình.
Bên cạnh cách ứng phó tình huống nổ lốp xe khi đi trên đường cao tốc thế nào để rủi ro thấp nhất, anh Hùng cũng đưa lời khuyên cho các tài xế, trước những chuyến đi dài thì mọi người nên kiểm tra, soi kĩ lại toàn bộ lốp xe để bảo đảm chuyến đi của mình được an toàn nhất.
Y Nhụy (Ảnh: Bùi Hùng)
Mừi bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc ô tô chở Phó Chủ tịch TP.HCM (đã tử vong) gặp tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương ngày 29/3 đã bị nổ lốp. Đây là sự cố rất nguy hiểm khi xe ô tô lưu thông với tốc độ cao.
" alt=""/>Tài xế chia sẻ cách ứng phó xe bị nổ lốp trên cao tốc