Những ngày này,ắngnóngBệnhnhânungthưkiệtsứclảđidướimáitôngầnđộ90 phút bóng đá nhiều bệnh nhân ở xóm ung thư Tựu Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) đang quay quắt vì nắng nóng và nỗi đau bệnh tật trong các khu nhà trọ lụp xụp, mái lợp tôn.
Những ngày này,ắngnóngBệnhnhânungthưkiệtsứclảđidướimáitôngầnđộ90 phút bóng đá nhiều bệnh nhân ở xóm ung thư Tựu Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) đang quay quắt vì nắng nóng và nỗi đau bệnh tật trong các khu nhà trọ lụp xụp, mái lợp tôn.
Theo cuộc khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, cứ bốn cặp đôi người Mỹ thì có một cặp chọn ngủ riêng để có giấc ngủ ngon hơn. Khái niệm này hiện nay đã trở nên phổ biến, được gọi là "ly hôn khi ngủ".
Deary từng nghe nói về khái niệm đó trước đây từ một người bạn đã kết hôn. Nhưng anh chưa thử vì không bao giờ gặp vấn đề về giấc ngủ.
Khi gặp bạn gái vào năm 2021, Deary nhanh chóng biết được bạn gái phải ngủ một mình nếu không cô sẽ hầu như không chợp mặt được. Họ hiếm khi ngủ qua đêm với nhau.
Khi quyết định chuyển đến sống cùng vào năm nay, họ đã chuẩn bị cho một cuộc ly hôn khi ngủ và chỉ tìm những căn hộ hai phòng ngủ. Sau 5 tháng, Deary không bao giờ muốn ngủ chung nếu hai người có thể tiếp tục chi trả cho căn hộ hiện tại vì sự lựa chọn này đã giúp họ duy trì sự độc lập và sức khỏe.
TheoInsider, các chuyên gia về giấc ngủ đánh giá ly hôn khi ngủ có thể làm giảm sự giận dữ và cáu kỉnh nếu các cặp đôi không có giấc ngủ ngon từ đêm này qua đêm khác.
Nhà trị liệu Mary Jo Rapini có trụ sở tại Houston (Mỹ) giải thích: “Mặc dù có những lợi ích khi ngủ cùng nhau nhưng thói quen khó chịu hoặc tình trạng khó ngủ của một người có thể ảnh hưởng đến người kia và làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol, gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến cả hai”.
Ly hôn khi ngủ không ảnh hưởng đời sống tình dục
Deary lồng ghép trải nghiệm ly hôn khi ngủ vào vở hài kịch của mình, nói đùa về cách anh và bạn gái mời nhau đến không gian tương lai của họ.
Nhiều khán giả kinh ngạc khi Deary chia sẻ anh thích cách ngủ riêng như hiện tại. Có người hỏi Deary liệu anh có lo lắng bạn gái sẽ lừa dối mình vì điều đó không. Một số người nói: “Đó là một dấu hiệu xấu”.
“Thực tế không phải vậy. Đó là dấu hiệu của giao tiếp tốt và thừa nhận nhu cầu của nhau", Deary nói.
Anh kể họ thích cùng nhau thư giãn mỗi tối trong phòng khách. Deary cho biết nếu họ có nhu cầu quan hệ, điều đó sẽ diễn ra một cách tự nhiên, trong phòng của người này hay người kia.
Đôi khi bạn gái của Deary nói: “Tối nay, chúng ta nên vào phòng của anh vì giường em đang rất bề bộn. Chúng tôi có hai giường để lựa chọn, đó cũng là một lợi thế”. Những lần khác, anh sẽ gõ cửa phòng ngủ của bạn gái để ôm ấp.
"Chúng tôi là hai người hoàn toàn độc lập với lịch trình và chu kỳ ngủ của riêng mình", Deary kể.
Họ muốn tận hưởng những lợi ích của một cuộc ly hôn khi ngủ mãi mãi nhưng không gian và tiền bạc có thể ngăn cản họ.
Mặc dù Deary không cần phòng riêng để có một giấc ngủ ngon, anh đã tìm thấy những lợi ích khác. Chẳng hạn không phải thỏa hiệp về trang trí phòng ngủ, sự sạch sẽ hoặc thời điểm tắt đèn. Bạn gái anh thích sắp xếp lại đồ đạc và trang trí để thay đổi không gian sống. Điều đó sẽ làm phiền anh ấy nếu đó cũng là nơi anh ngủ. Nhưng đó không phải là vấn đề khi họ ngủ riêng.
Deary muốn tiếp tục cuộc ly hôn khi ngủ miễn là anh và bạn gái có thể chi trả được tiền thuê nhà, nhưng việc lập gia đình có thể ảnh hưởng đến kế hoạch nếu họ cần phòng ngủ cho con.
Ngày 30/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ TT&TT.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 60 điểm cầu trên toàn quốc, với sự tham dự của các doanh nghiệp, các Hội, Hiệp hội trong lĩnh vực TT&TT, các Sở TT&TT, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Khẳng định nhận thức mới dẫn đến các quyết định mới là yếu tố quan trọng số một, người đứng đầu ngành TT&TT đã chỉ ra một số nhận thức mới được phát hiện trong nửa đầu năm nay. Đó là, muốn phát triển bền vững, đi nhanh, đi xa thì cần phải có lý luận; ứng biến linh hoạt, ngắn hạn phải gắn với các định hướng, mục tiêu chung và dài hạn. Lý luận không chỉ ở tầm quốc gia mà phải cả ở tầm các tổ chức; trong một thế giới vạn biến, không có lý luận, người đứng đầu tổ chức khó ra được quyết định lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải đi đều “2 chân”: Phổ cập nhanh cái cơ bản thông qua các nền tảng số dùng chung toàn quốc và đi nhanh về cái mới thông qua một số đầu tàu. Từ cái mới triển khai thành công của các đầu tàu thì nhanh chóng biến thành cái cơ bản để phổ cập là việc quan trọng của quản lý nhà nước.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh: Chuyển đổi số nếu không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi từ công cuộc này sẽ không phải là người Việt Nam.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng đã chia sẻ những quan điểm trong quản lý của Bộ TT&TT, đó là: Chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thời chuyển đổi số thì phải có đầu tư tập trung; lời giải chuyển đổi số Việt Nam là nền tảng số Việt Nam; bảo vệ an toàn cho người dùng viễn thông, Internet phải là trách nhiệm của nhà mạng; phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đi từ dịch vụ đến công nghiệp và từ đó đến công nghệ; truyền thông là một chức năng của chính quyền các cấp, vì vậy chính quyền các cấp phải tổ chức bộ máy và có ngân sách hàng năm cho truyền thông, đặt hàng báo chí; báo chí cách mạng cần được đầu tư công nghệ để mỗi cơ quan báo chí trở thành một nền tảng số...
Giải đáp trực tiếp nhiều vấn đề của lĩnh vực TT&TT
Điểm mới trong hội nghị lần này, được sự đón nhận hào hứng của các đại biểu tham dự, đó là phiên tọa đàm, kéo dài 2 giờ, giữa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các đồng chí Thứ trưởng với các đại biểu tham dự hội nghị.
Nhiều vấn đề, vướng mắc trong lĩnh vực TT&TT đã được Bộ trưởng, các thứ trưởng Bộ TT&TT giải đáp trực tiếp, như khó khăn của các doanh nghiệp trong lắp đặt các trạm BTS tại địa phương, vấn đề kinh phí để triển khai các nền tảng dùng chung toàn quốc, đầu mối diễn giải nội dung trong quy định pháp luật ngành TT&TT, hay sự hỗ trợ của Bộ TT&TT để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường nước ngoài...
Về vướng mắc trong lắp đặt trạm BTS, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, trên cơ sở nhận thức rõ các khó khăn của doanh nghiệp, quá trình xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi, Bộ TT&TT đã đưa vào một số nội dung để giải quyết những vấn đề này. Cụ thể là, dự thảo Luật quy định về trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bảo vệ an toàn cho hạ tầng viễn thông, đồng thời phải xử lý hành vi gây cản trở việc xây dựng hợp pháp các hạ tầng viễn thông; quy định việc công trình hạ tầng viễn thông được ưu tiên lắp đặt trên đất công, trụ sở công.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý các Sở TT&TT phải làm quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông tại địa phương, không chỉ phục vụ việc dùng chung hạ tầng, mà còn bao gồm vấn đề đặt ra các mục tiêu phát triển hạ tầng về phổ cập, chất lượng, tốc độ, điều phối các nhà mạng đầu tư. Sau khi có quy hoạch, chính quyền các cấp còn cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư. “Hạ tầng số do các doanh nghiệp đầu tư, không tốn nhiều nguồn lực của nhà nước nhưng cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, thúc đẩy phát triển”, Bộ trưởng nói.
Đại diện cho các doanh nghiệp viễn thông, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng đề xuất việc các nhà mạng được tham gia cùng các các Sở TT&TT xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, đồng thời chia sẻ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc lắp đặt BTS tại các hệ thống cột điện chiếu sáng ở các ngã tư, trong ngõ phố.
Từ thực tế xây dựng trạm cập bờ cáp quang biển, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh đặt vấn đề xã hội hóa việc xây dựng hạ tầng dùng chung, đặc biệt là thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực viễn thông tham gia phát triển hạ tầng viễn thông tại các địa phương.
Đối với vướng mắc về kinh phí để triển khai các nền tảng số dùng chung toàn quốc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, khi triển khai các nền tảng số quốc gia, để dùng chung toàn quốc, sẽ cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý. Chủ trương chuyển đổi số quốc gia là triển khai các nền tảng dùng chung và vì vậy, từ góc độ thể chế chính sách, ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách trung ương nên dành một tỷ lệ % tối thiểu để triển khai các nền tảng dùng chung quốc gia. “Bộ TT&TT sẽ chủ động để thể chế hóa được những chính sách này vào các văn bản tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian tới nhằm giải quyết vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng thông tin thêm.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) Nguyễn Văn Khoa cũng đã chia sẻ những quan điểm về chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.
Nhận trách nhiệm để nhận thức về đầu tư cho chuyển đổi số còn chậm, người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, cần dành ra khoảng từ 10 – 20% ngân sách CNTT hàng năm cho các bộ, ngành để xây dựng các nền tảng dùng chung cho toàn quốc. Ngân sách địa phương do địa phương quyết định, do đó địa phương cũng hoàn toàn có thể dành ra 20% tổng ngân sách chi cho CNTT để dành cho việc triển khai các nền tảng dùng chung của quốc gia.
Giải quyết việc doanh nghiệp và cơ quan quản lý có cách hiểu khác nhau về quy định pháp luật, Thứ trưởng Phan Tâm giải đáp: Cơ quan ban hành văn bản pháp luật có trách nhiệm diễn giải, giải đáp. Những văn bản nào do Bộ TT&TT ban hành, Bộ sẽ chịu trách nhiệm giải thích, đầu mối là Vụ Pháp chế.
Cùng giải đáp điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: “Bộ TT&TT hôm nay chính thức tuyên bố Vụ Pháp chế là đầu mối duy nhất của Bộ về giải thích các văn bản, thể chế do Bộ ban hành. Khi các đối tượng quản lý, cơ quan quản lý, thanh tra kiểm tra có cách hiểu khác nhau, Vụ Pháp chế là nơi tiếp nhận và xử lý”.
Trước băn khoăn của đại diện Viettel về tình huống quy định pháp luật rõ nhưng lạc hậu, gây cản trở sự phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp thấy cần sửa gì, bất cứ lúc nào cũng có thể đề xuất với Bộ xem xét tham mưu sửa luôn, nhanh, nhằm đáp ứng sự vận động của cuộc sống.
Quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là, phát hiện ra sự bất cập, lạc hậu thì sửa ngay, sửa từng điểm thì sẽ sửa đúng và nhanh hơn là chờ đợi để sửa một lúc hàng chục vấn đề.
Một vấn đề cũng được chia sẻ trong phiên tọa đàm từ ý kiến của Chủ tịch VINASA đó là hỗ trợ các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định, hỗ trợ doanh nghiệp số VN đi ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm được Bộ TT&TT đặt ra từ đầu năm 2023. Hiện nay, mỗi tháng Bộ TT&TT đều tổ chức một sự kiện cho hoạt động này, tại các sự kiện về CNTT gần đây ở nước ngoài, Bộ TT&TT đều tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu các doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số của Việt Nam. Thứ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp số Việt Nam cần chuẩn bị các sản phẩm xuất sắc của mình để tham gia các đoàn công tác của Bộ TT&TT ra nước ngoài nhằm tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường.
Chia sẻ kinh nghiệm quản lý lĩnh vực báo chí truyền thông, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, để đáp ứng các vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống, nếu chỉ chờ sửa luật là chưa đủ. Lĩnh vực báo chí truyền thông những năm gần đây, đã có cách tiếp cận mới, đó là thay đổi cách làm, lấy hiệu quả làm thước đo. Thông điệp chính là, ngành nào cũng thế, chúng ta thay đổi cách làm, đưa công nghệ vào cuộc để cả xã hội nhìn thấy và cùng giám sát, đấu tranh với những hành vi vi phạm.
Nền tảng số giúp thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân
Trong khuôn khổ hội nghị sơ kết, một số doanh nghiệp chia sẻ về việc phát triển các sản phẩm, nền tảng số tiêu biểu.
Theo Giám đốc Smarthub Logistics Technology Tạ Minh Vang, đơn vị đã mất 10 năm để phát triển nền tảng cảng biển số VSL. Sau khi đạt giải cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia - Viet Solutions 2022, nhờ có sự hỗ trợ, giới thiệu của Bộ TT&TT, nền tảng số này đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng đơn vị sử dụng. Số lượng cảng sử dụng tăng từ 5 lên 17, số lượng xe từ 100 lên 8.120, số doanh nghiệp chủ hàng tăng từ 9.124 lên 26.127, số doanh nghiệp vận tải tăng từ 409 lên 1.135...
Với VNPT iGate, chia sẻ kinh nghiệm giúp chiếm lĩnh thị phần lớn, cung cấp giải pháp cho 45 bộ, ngành và địa phương, Phó Tổng giám đốc Công ty VNPT IT Hà Thái Bảo cho hay, mấu chốt là làm theo mô hình cung cấp phần mềm như dịch vụ (SaaS). Nhờ đó, mà triển khai và nâng cấp được nhanh, đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ, chức năng, an toàn thông tin, tích hợp... theo quy định.
Từ câu chuyện của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, với trường hợp của đơn vị phát triển nền tảng số, bài học thành công là ngoài nỗ lực của doanh nghiệp để có sản phẩm xuất sắc, cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để sản phẩm đến được với người dùng, phát triển thị trường. Với trường hợp của VNPT iGate, kinh nghiệm hay chính là dùng nền tảng để giúp phổ cập nhanh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến một số nhiệm vụ cần tập trung để tạo ra những thay đổi thực chất, thiết thực, một số việc cần đặc biệt chú trọng như: Thương mại hóa 5G và Cloud; đảm bảo an toàn số ở mức cơ bản cho người dân trên không gian mạng; phát triển trợ lý ảo cho công, viên chức nhà nước; trình Chính phủ ban hành 1 số chiến lược quốc gia quan trọng gồm chiến lược công nghiệp công nghệ số, chiến lược công nghiệp bán dẫn, chiến lược dữ liệu; hình thành lý luận của Việt Nam về chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu nhân tài TT&TT toàn quốc...
Toàn văn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị." alt=""/>Chuyển đổi số cần dựa trên các nền tảng số Việt NamCuối tuần miền Bắc mưa lạnh, còn gì tuyệt vời hơn được ngồi quây quần bên gia đình với những nồi lẩu "ngon suýt xoa" phải không?
1. Lẩu ếch
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu ếch gồm: Ếch sơ chế sạch, xương ống, măng ngâm, tỏi, sả, ớt, nấm hương, bột nghệ, váng đậu, rau muống, rau chuối, gia vị, dầu ăn, chanh, tía tô, lá lốt.
Cách làm nồi lẩu ếch ngon như sau:
- Xương ống cho vào nồi ninh lấy nước dùng.
- Váng đậu chiên vàng giòn.
- Nấm hương ngâm nở, rửa sạch.
- Thịt ếch đã sơ chế sạch đem ướp với bột canh, bột nghệ, tỏi giã dập, đảo đều cho ngấm khoảng 10 phút.
- Măng luộc sơ qua nồi nước sôi.
- Các loại rau nhặt rồi ngâm muối, sau đó rửa sạch, để ráo.
- Cho chảo lên bếp, thêm dầu ăn, cho ếch vào xào chín, xào hơi xém vàng càng tốt. Sau đó cho măng vào xào cùng, thêm gia vị, rồi cho tía tô, hành hoa, lá lốt cắt nhỏ vào.
- Trong 1 nồi khác, cho sả giã dập, tỏi đập dập vào xào thơm, sau đó cho măng luộc vào xào cùng.
- Cho nước dùng ninh xương vào nồi măng sả, cho thêm hạt nêm cho vừa miệng, thả nấm hương vào, cho thêm xíu đường cho nồi lẩu đằm vị.
Khi ăn bạn có thể cho thêm sa tế hay ớt cay hơn nếu muốn.
2. Lẩu vịt
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu vịt gồm: Vịt đã sơ chế sạch, măng chua, giấm bỗng, gừng, tỏi, hành, sa tế, bột ngọt, bột canh, hạt nêm, dầu ăn, ớt tươi, tiêu, muối, đường, rau muống hoặc các loại rau tùy thích.
Cách làm lẩu măng vịt như sau:
- Các loại rau rửa sạch để ráo nước.
- Vịt sơ chế sạch chặt miếng vừa ăn, đem ướp gia vị khoảng 15 phút cho ngấm. Sau đó cho vịt lên chảo xào săn với tỏi phi, gừng, cho nước vào xâm xấp mặt vịt, om lửa nhỏ.
- Măng chua luộc sơ, cho lên chảo xào cùng tỏi, sau đó cũng cho vào nồi vịt, thêm gia vị, xíu đường, giấm bỗng hoặc quả chua và nước vào nồi cho vừa ăn.
- Cuối cùng cho mùi tàu, hành hoa vào nồi vịt là xong
Khi ăn lẩu bạn có thể cho thêm sa tế cho dậy mùi thơm nhé!
![]() |
3. Lẩu Thái hải sản
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu thái gồm: Xương ống, tôm, mực, ngao, thịt thăn bò, cá viên, nấm rơm, rau muống, bắp chuối, cải thảo, cà chua, dứa, củ riềng, cây xả, quả chanh, lá chanh. Gia vị nước lẩu: gói gia vị lẩu Thái, đường, hạt nêm, nước mắm, sa tế cay
Cách làm lẩu thái như sau:
- Xương ống rửa sạch, cho vào nồi ninh lấy nước.
- Tôm rửa sạch, bỏ phần chỉ đen trên lưng. Mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngao rửa sạch. Thịt bò thái lát mỏng. Đậu phụ ăn sống hoặc chiên vàng.
- Rau các loại rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Dứa thái nhỏ vừa ăn. Bắp chuối thái mỏng. Nấm hương ngâm nở. Riềng thái mỏng. Lá chanh vò nát. Sả đập dập.
- Thả sả, hành tím đập dập, giềng, lá chanh vào nồi nước xương, thêm gia vị lẩu Thái vào, thêm chút giấm, nêm gia vị vừa miệng. Cuối cùng cho cà chua, dứa thái mỏng vào, cho thêm sa tế cay vừa ăn là hoàn thành.
![]() |
Khi ăn bạn mới cho các loại hải sản và rau vào nhé! Chúc các bạn ngon miệng.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Cách làm lẩu ngon