Một phần Internet tê liệt vì Amazon Web Services ‘sập’ kéo dài
2025-01-26 21:42:10 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:557lượt xem
Amazon Web Services (AWS) là một trong các dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất thế giới. Vì vậy,ộtphầnInternettêliệtvìAmazonWebServicessậpkéodàtối nay việt nam đá với ai bất kỳ sự cố nào với AWS cũng tạo hiệu ứng gợn sóng lớn đối với các ứng dụng và dịch vụ web khác.
Bằng chứng là vào ngày 25/11 (giờ địa phương), cùng lúc với AWS gián đoạn dịch vụ trong nhiều tiếng đồng hồ, một phần lớn Internet đã bị tê liệt. Tính đến 17h25p (tức 5h25p ngày 26/11 giờ Việt Nam), Amazon cho biết, mất vài tiếng nữa mới có thể khôi phục hoàn toàn.
Theo Amazon, họ đang cố gắng khắc phục sự cố ảnh hưởng đến Kinesis Data Streams API tại khu vực US-EAST-1. Kinesis là một sản phẩm của AWS, được dùng để tổng hợp và phân tích số lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực. 27 sản phẩm AWS khác của Amazon cũng bị gián đoạn.
Đến 7h42p giờ Việt Nam, Amazon quan sát dấu hiệu phục hồi ổn định. Trong email gửi The Verge, công ty cho biết, sự cố chỉ ảnh hưởng tới 1 trong 23 khu vực AWS, song vấn đề đủ lớn để một phần lớn dịch vụ Internet sụp đổ.
Hàng ngàn ứng dụng, dịch vụ, website đã đăng lên Twitter do bị ảnh hưởng từ sự cố AWS. Họ bao gồm 1Password, Acorns, Adobe Spark, Anchor, Autodesk, Capital Gazette, Coinbase, DataCamp, Getaround, Glassdoor, Flickr, iRobot, The Philadelphia Inquirer, Pocket, RadioLab, Roku, RSS Podcasting, Tampa Bay Times, Vonage, The Washington Post và WNYC. Trang web chuyên theo dõi sự cố mạng Downdetector.com cũng ghi nhận báo cáo từ người dùng tăng vọt đối với nhiều dịch vụ Amazon trong ngày.
Gần như mọi ứng dụng dựa trên đám mây phụ thuộc vào AWS đều bị tác động. Thiết bị thông minh không thể kết nối đám mây riêng tư, các cổng tiền điện tử không thể xử lý giao dịch, dịch vụ streaming và podcast ngăn cản người dùng truy cập tài khoản.
Amazon không thông báo nguyên nhân xảy ra sự cố.
Du Lam (Theo The Verge, ZDN)
Tọa đàm “Thúc đẩy nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam”
Ngày 24/11, báo điện tử VietNamNet đã phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy điện toán đám mây Make in Vietnam”. Tọa đàm còn có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Internet, các doanh nghiệp Viettel, VNPT IT, CMC.
Một số trường đại học đã chuẩn bị hạ tầng số cho đại học số.
Chuyển đổi số thì quan trọng nhất không phải công nghệ, cũng không phải tiền mà là quyết tâm chính trị của người đứng đầu. Nó quyết định tới 80% của thành công. Vì chuyển đổi số liên quan đến thay đổi cách vận hành. Công nghệ chỉ giúp chúng ta thực hiện việc thay đổi đó. Thí dụ, chúng ta có chấp nhận thi online không? Chúng ta có chấp nhận đại học số không? Về công nghệ thì chúng ta có nhiều doanh nghiệp công nghệ số tốt. Nhưng công nghệ số có 2 đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, muốn nó xuất sắc, muốn nó thông minh thì chúng ta phải dùng đã, vì chỉ có sử dụng mới làm cho nó hoàn thiện dần và xuất sắc. Thứ hai, muốn nó rẻ thì phải dùng chung. Cả 2 cái này chỉ có thể vượt qua bằng sự quyết tâm của người đứng đầu. Vì phản xạ tự nhiên của con người với cái mới là chê bai không muốn sử dụng vì ngại thay đổi, nhất là giai đoạn đầu. Và 44.000 trường học nếu tự phát là có xu thế mua 44.000 phần mềm khác nhau, vừa tốn kém, vừa không kết nối.
Học trò tham gia một lớp học cuối cùng để nói chuyện trực tiếp với các thầy cô, trong không gian lớp học trực tuyến vốn các con đã quen trong suốt những năm qua.
Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số, vì nó tiêu tốn ít tài nguyên nhất. Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tập trung chủ yếu cho phát triển số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ số. Phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Quốc gia nào, ngành nào muốn bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này. Nhưng phải là đi trước người khác, đi trước quốc gia khác. Nếu phải chọn một cái để đột phá trong giai đoạn 5 năm tới thì ngành giáo dục và đào tạo rất nên cân nhắc chọn chuyển đổi số, coi đây là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược chứ không phải là giải pháp tình huống ứng phó với Covid. Công nghệ số và chuyển đổi số có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề kéo dài của ngành giáo dục và đào tạo. Và Bộ TT&TT xin được đồng hành cùng Bộ GD-ĐT trong công cuộc chuyển đổi số.
Lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục là các nền tảng số dùng chung. Ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc. Và không chỉ là thực thi hiệu quả, nó còn cho phép ngành có những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số. Và nếu nhìn theo góc này, thì nhà trường, nhất là ở bậc đại học, ngày càng giống một doanh nghiệp công nghệ hơn là một trường học truyền thống. Và thực sự, nhà trường sẽ phải phát triển công nghệ và nội dung để dạy học. Nhưng nhà trường sẽ làm việc này bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ để đưa tri thức và phương pháp dạy học của mình nên các nền tảng số.
Xin chúc cho ngành giáo dục và đào tạo chuyển đổi số thành công và đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng và hạnh phúc!
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Hạ tầng số đã sẵn sàng cho kinh tế số, xã hội số
Phát triển xanh và phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo nửa đầu thế kỷ 21, quốc gia nào muốn bứt phá, vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này bằng cách đi trước.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số giáo dục