Những giáo viên nào không thực hiện sẽ bị Chủ tịch hội đồng thi nhắc nhở. Thời tiết nóng nực, các giám thị nam mang cà vạt nhưng tay áo thì xắn… tới tận khủy; trong khi nhiều phòng thi không trang bị máy lạnh.
Theo Quy chế thi tốt nghiệpcũng như Quy định về đạo đức nhà giáokhông thấy có chỗ nào yêu cầu giám thị hay giáo viên phải mang cà vạt. Trong quy định trên có nói về trang phục của giáo viên như sau: “Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học".
Nghệ An: Giám thị và thí sinh đưa điện thoại vào phòng thi
Kết thúc môn thi Địa lý, Nghệ An có 2 thí sinh, 1 cán bộ phục vụ tại điểm thi vi phạm quy chế.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở cho biết, tại HĐCT Trường THPT Thái Hòa (TX. Thái Hòa, Nghệ An) có một thí sinh bị đình chỉ do sử dụng tài liệu.
Thí sinh còn lại bị đình chỉ thuộc HĐCT Trường THPT Hecmaner (TP. Vinh) do đến muộn so với thời gian quy định.
Tại HĐCT Anh Sơn, một cán bộ phục vụ thi vi phạm quy chế cũng bị lập biên bản, đình chỉ nhiệm vụ.
Theo ghi nhận của VietNamNet, thời tiết trên địa bàn Nghệ An sáng 3/6 khá dịu mát. Đề thi môn địa lý được đánh giá là vừa sức, nhiều thí sinh hoàn thành trước thời gian quy định.
Thí sinh hồ hởi xem lại đáp án |
Tại các HĐCT Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh), chưa đến 9h sáng đã có những thí sinh hoàn thành bài thi.
Em Nguyễn Thị Nga, điểm thi Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu chia sẻ: “Em thấy đề thi không khó. Phần lý thuyết là kiến thức cơ bản, nếu chăm nghe giảng trên lớp cũng có thể làm bài. Trong khi phần thực hành vẽ biểu đồ thì đề thi đã nêu rõ yêu cầu về dạng biểu đồ, không cần phải xác định nên em nghĩ các bạn đều làm được”.
Trong ngày hôm qua 2/6, Nghệ An có 75 thí sinh vắng thi, 4 trường hợp vi phạm quy chế thi, trong đó 3 thí sinh đưa tài liệu và 1 thí sinh đưa điện thoại di động vào phòng thi, 01 cán bộ phục vụ dùng điện thoại di động trong khu vực thi.
Hà Tĩnh: Thí sinh đầu tiên bị tai nạn giao thông vắng thi
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, môn thi tốt nghiệp Địa lý sáng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 20 thí sinh hệ vắng thi.
Con số vắng thi tăng một thí sinh so với ngày thi đầu tiên là do có một thí sinh ở hội đồng thi trường THPT Đồng Lộc bị tai nạn giao thông không đến thi được môn địa lý.
Ghi nhận sau khi kết thúc môn địa lý sáng nay, nhiều thí sinh cho rằng đề thi môn này bám sát chương trình SGK, tuy nhiên vẫn hơi dài, có câu khó.
Thí sinh Nguyễn Thị Hà tại Hội đồng thi trường THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, đề thi có 2 câu dễ ăn điểm, nhưng cũng có câu khó đòi hỏi thí sinh học chắc mới làm được.
Thí sinh Trần Văn Đạt cho biết, chỉ làm được khoảng 6 điểm vì đề thi hơi dài.
Một số thí sinh khác cũng cho rằng để đạt điểm trung bình môn địa lý thì cũng dễ, nhưng điểm cao thì chắc sẽ không nhiều.
Nền văn hóa cổ Óc Eo được phát hiện lần đầu qua các di chỉ ở núi Ba Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sau đó, các nhà khảo cổ mở rộng tìm kiếm trên toàn vùng Nam Bộ và đã thu được rất nhiều hiện vật vừa đa dạng, vừa mang tính bản địa, có tính giao lưu với các trung tâm văn hóa lớn thời bấy giờ. Trải qua hơn 75 năm phát hiện và nghiên cứu, nền văn hóa này ngày càng trở nên rõ nét hơn. Có thể nói, các di tích thuộc văn hóa Óc Eo là nguồn tư liệu lịch sử quý giá như một bằng chứng về một nền văn hóa cổ.
Nhà trưng bày văn hoá Óc Eo. |
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam bộ, niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret qua nghiên cứu không ảnh đã xác định được dấu vết của thành phố cổ Óc Eo. Qua khai quật khảo cổ, Louis Malleret cũng đã xác định được vòng thành cổ và nhận định, đây là một đô thị cổ, hay còn gọi là thị cảng Óc Eo. Tên gọi Óc Eo được ông Louis Malleret đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo ở huyện Thoại Sơn (An Giang), khi di tích này được phát hiện và công bố năm 1942.
Ngoài phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn , di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo còn được phát hiện trên địa bàn các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên và một số huyện, thị trong tỉnh. Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng An Giang, Khoa Khảo cổ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và Trường Viễn Đông Bác Cổ tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, đã phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá.
Các di vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo được khai quật hết sức phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu. Nhiều loại hình của nền văn hóa Óc Eo như tôn giáo, cư trú, kiến trúc, mộ táng, đặc biệt là các di tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung cổ… đã dần thấy được rõ nét hơn về diện mạo của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu đó, di tích Óc Eo đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là khu di tích quốc gia với 3 cụm di tích gồm Di tích kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và tượng Phật bốn tay được xếp hạng năm 1988, cùng hai di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị được xếp hạng năm 2002.
Cổ vật Óc Eo. |
Nền văn hóa cổ Óc Eo được phát hiện lần đầu qua các di chỉ ở núi Ba Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sau đó, các nhà khảo cổ mở rộng tìm kiếm trên toàn vùng Nam Bộ và đã thu được rất nhiều hiện vật vừa đa dạng, vừa mang tính bản địa, có tính giao lưu với các trung tâm văn hóa lớn thời bấy giờ. Trải qua hơn 75 năm phát hiện và nghiên cứu, nền văn hóa này ngày càng trở nên rõ nét hơn. Có thể nói, các di tích thuộc văn hóa Óc Eo là nguồn tư liệu lịch sử quý giá như một bằng chứng về một nền văn hóa cổ.
Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng Nam bộ, niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret qua nghiên cứu không ảnh đã xác định được dấu vết của thành phố cổ Óc Eo. Qua khai quật khảo cổ, Louis Malleret cũng đã xác định được vòng thành cổ và nhận định, đây là một đô thị cổ, hay còn gọi là thị cảng Óc Eo. Tên gọi Óc Eo được ông Louis Malleret đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo ở huyện Thoại Sơn (An Giang), khi di tích này được phát hiện và công bố năm 1942.
Ngoài phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn, di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo còn được phát hiện trên địa bàn các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên và một số huyện, thị trong tỉnh. Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng An Giang, Khoa Khảo cổ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và Trường Viễn Đông Bác Cổ tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, đã phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá.
Các di vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo được khai quật hết sức phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu. Nhiều loại hình của nền văn hóa Óc Eo như tôn giáo, cư trú, kiến trúc, mộ táng, đặc biệt là các di tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung cổ… đã dần thấy được rõ nét hơn về diện mạo của nền văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu đó, di tích Óc Eo đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là khu di tích quốc gia với 3 cụm di tích gồm Di tích kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và tượng Phật bốn tay được xếp hạng năm 1988, cùng hai di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị được xếp hạng năm 2002.
Tình Lê
" alt=""/>Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới