Sự việc hy hữu trên được ông Ma Văn Nhật, 54 tuổi, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn phát hiện vào ngày 25/12 vừa qua khi đi khám tại BV Gang thép Thái Nguyên.
Chưa tin, 2 ngày sau ông Nhật tiếp tục đến BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn để siêu âm lại. Kết quả đồng nhất, cho thấy trong ổ bụng của ông có một chiếc kéo/panh dài hơn 15cm, được cho là dùng trong phẫu thuật y tế.
Hình ảnh chiếc kéo trong bụng ông Nhật |
Ông Nhật khẳng định, ngoại trừ lần phẫu thuật vào tháng 6/1998 tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn do bị ghi đông xe đạp đâm vào mạng sườn, suốt 18 năm qua, ông chưa từng phải vào viện mổ lần nào.
Sau phẫu thuật, ông Nhật vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường. Cho đến gần đây, nhiều lần thấy đau bụng âm ỉ khi làm việc quá sức, người nhà đã mua thuốc điều trị đau dạ dày nhưng không đỡ, cho đến khi siêu âm phát hiện ra dị vật trong bụng.
Do sự việc xảy ra quá lâu, bản thân ông Nhật cũng cho biết không nhớ kíp mổ có những ai. Hiện giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật đã được nộp cho công an để làm hồ sơ.
Lãnh đạo phía BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết đã nhận được phản ánh của ông Nhật và đang cho kiểm tra lại các thành viên của kíp mổ để tìm hướng xử lý dù toàn bộ hồ sơ bệnh án đã bị huỷ.
Ông Nguyễn Đình Học, Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn cũng cho biết, thời điểm năm 1998 vừa tách tỉnh nên bệnh viện khi đó rất ít bác sĩ.
Hiện Sở đã chỉ đạo BV làm việc với gia đình ông Nhật để đưa ra phương án tốt nhất, trước mắt sẽ mời các chuyên gia của BV Hữu Nghị Việt Đức tham gia ca mổ để lấy dị vật ra, đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
T.Hạnh
" alt=""/>Bắc Kạn: Bác sĩ bỏ quên kéo trong bụng bệnh nhân 18 nămThường trực Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo kết luận tại cuộc họp về một số nhiệm vụ trọng tâm của UBND thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Một trong các nội dung nổi bật là Thường trực Thành ủy Hà Nội thống nhất với đề xuất và giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố, chỉ đạo các sở liên quan và các chủ đầu tư xây dựng công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, trong thiết kế và xây dựng phải bố trí thêm diện tích tầng hầm để xe, tối thiểu 3 tầng hầm, vừa đảm bảo xe của cư dân và bảo đảm xe của thành phố.
Theo Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, đây là quy định chung cho tất cả các dự án nhà cao tầng của Hà Nội với mục đích để tăng cường chỗ để xe cho người dân, hạn chế áp lực về chỗ để xe cho toàn thành phố.
Công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại, trong thiết kế và xây dựng phải bố trí thêm diện tích tầng hầm để xe, tối thiểu 3 tầng hầm. |
Ngay sau khi thông tin này xuất hiện trên thị trường đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như người dân. Trong đó có nhiều ý kiến đồng ý với chủ trương của Hà Nội tuy nhiên bản thân doanh nghiệp vẫn còn không ít những băn khoăn.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Vũ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco cho biết: “Tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương của Hà Nội. Quỹ đất sử dụng là nơi công cộng và đỗ xe là cần thiết”. Tuy nhiên, ông Hậu cũng đặt ra vấn đề: Chủ trương là thiết thực nhưng không nhất thiết phải là 3 tầng hầm.
“Khu vực để xe có thể để nổi hoặc để chìm. Điều này là tính hiệu quả ở mỗi dự án cũng không nên áp đặt vấn đề này” – ông Hậu nói.
Theo vị Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, khi thực hiện các dự án chủ đầu tư phải tuân theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng về quỹ đất cho khu vực công cộng, đỗ xe. Đối với quy định này cần có sự cân đối cho từng dự án. “Như trong 4 quận nội thành hay trong vành đai 2, vành đai 3 thì như thế nào cũng cần có quy định cụ thể . Nhưng như ở Ba Vì cũng quy định 3 tầng hầm thì khó khăn cho doanh nghiệp” – ông Hâu nêu ý kiến.
Cùng quan điểm với ông Hậu, ông Nguyễn Xuân Đức, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí cũng cho rằng, hoàn toàn ủng hộ chủ trương đáp ứng nhu cầu của người dân, hạn chế áp lực về chỗ để xe cho toàn thành phố.
Ông Đức cho biết, trên thực tế khi doanh nghiệp thực hiện những thủ tục đầu tư đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc…cũng chưa có văn bản nào chính thức được hướng dẫn thực hiện theo thông báo đó.
Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Đức cho rằng, việc có bao nhiêu tầng hầm nếu chỉ xét về góc độ quy định về quy chuẩn thiết kế hoặc quy chuẩn về quy hoạch thì hoàn toàn không bắt buộc phải quy định bao nhiêu tầng hầm.
“Các dự án cần đảm bảo đủ nhu cầu của các hộ dân cư sống trong tòa nhà đó hoặc tính đến một lượng khách vãng lai nhất định. Không nhất thiết là tầng hầm có thể là tầng nổi miễn là đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho cư dân. Diện tích tầng hầm cũng phụ thuộc vào tính chất của dự án đó. Với góc độ doanh nghiệp quy định của các cơ quan nhà nước căn cứ vào quy định của luật hài hòa lợi ích của các bên thì doanh nghiệp, người dân luôn ủng hộ’ – ông Đức phân tích.
Với các doanh nghiệp đang thực hiện dự án nhà ở phân khúc bình dân cũng bày tỏ lo lắng quy định này có thể khiến giá nhà đội lên cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người mua nhà cũng rơi vào cảnh “nửa mừng nửa lo” bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của trường bất động sản Hà Nội từ cả phía doanh nghiệp lẫn người dân và vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Hồng Khanh
Hà Nội: Xây chung cư, trung tâm thương mại phải có 3 tầng hầm" alt=""/>Quy định khiến thị trường BĐS Hà Nội nóng hổi, chủ đầu tư ‘toát mồ hôi’Chị Eva Phạm Bích đã sinh sống và làm việc một vùng quê tại Séc được 16 năm. Cách đây hơn 6 năm, chị bắt đầu mong muốn gây dựng được một khu vườn ngay tại khoảnh đất của gia đình.
Tuy nhiên, không phải ước mơ nào cũng dễ dàng. Mặc dù khí hậu ưu ái nhưng thời gian đầu tiên, gần như chị trồng cây nào là chết cây đấy. Nguyên nhân là do đất vườn nhà chị, trước đây vốn là nhà kho cũ, nên rất cằn cỗi, nhiều đá sỏi, gạch vụn và cát. Do vậy, nếu muốn trồng được cây cối, chị phải tốn rất nhiều công cải tạo lại toàn bộ đất trong vườn.
Suốt 3 năm trời đằng đẵng, bên cạnh việc kiên trì trồng các loại cây ưa hạn, chị còn phải cặm cụi nhặt bỏ sỏi đá. Sau khi dọn xong, chị lại mua thêm đất thịt đổ lên trên để có thêm lớp đất tơi xốp trồng rau. Đến nay, những công sức bỏ ra đã thu được trái ngọt là những luống rau xanh mơn mởn.
Khu vườn của chị Eva Phạm Bích có khá nhiều các loại rau xanh, đậu, bí,...Mỗi khi có dịp về Việt Nam, chị đều tranh thủ mua giống cây để đem sang trồng tại khu vườn của mình. Các loại cây họ đậu như đậu cô-ve, đậu Hà Lan,...được chị đóng giàn đỡ cây phát triển Để rau xanh phát triển tươi tốt, quan trọng là phải làm đất màu mỡ, tơi xốp trước khi gieo trồng Để có thời gian chăm sóc vườn, chị Eva Phạm Bích tranh thủ từng phút từng giây rảnh rỗi. Nhà chị kinh doanh phải mở cửa suốt cả tuần nên rảnh chút là lao ngay ra vườn. Chị hóm hỉnh chia sẻ: "Ai tìm chị thì đơn giản lắm vì chị chỉ ở cửa hàng và ngoài vườn". Để rau tươi tốt, ngoài việc cung cấp nước đầy đủ cần bón thúc bằng phân tự ủ giúp cây phát triển Chị không bao giờ phun thuốc mà ngày ngày cần mẫn đeo bao tay vạch lá tìm sâu Với ốc sên phá hoại rau trong vườn, chị mua các loại thức ăn dành riêng cho ốc sên để thu hút chúng, giúp rau non không bị phá hoại. Su hào tím ăn ngọt, chắc và nhiều dinh dưỡng hơn su hào xanh. Chị chia sẻ loại su hào này ăn sống rất giòn và ngọt mát. Bí đĩa bay lạ mắt Củ cải trắng Bí ngòi quả to bự như bắp tay người lớn |
Theo Khám phá
Chàng trai nuôi lợn, gà và trồng rau sạch giữa Thủ đô" alt=""/>Rau sạch ngập vườn 250m2 của mẹ Việt ở Séc