Để có thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình, anh Lê Công (trú khu Kiến Ốc, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã lấy hạt khổ qua rừng từ huyện miền núi về trồng trên sân thượng, tạo nên một giàn khổ qua rừng xanh mướt lủng lẳng trái giữa phố thị.Có vị đắng, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so với khổ qua thông thường nhưng theo một số tài liệu y học thì trái khổ qua rừng có tính hàn, giải nhiệt cơ thể nên có khá nhiều công dụng như: Bổ gan, tiêu độc… Loài cây này đã được người dân đưa từ rừng về trồng ở phố như một nguyên liệu góp thêm vào cho bữa cơm gia đình đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng rừng)... có tên khoa học là Momordica Charantia. Vốn là loại cây mọc hoang dại tự nhiên, một loại rau rừng “thuần chủng” không bị “lai tạp” nhưng lại thích nghi với mọi môi trường.
So với khổ qua thông thường, lá của khổ qua rừng và quả khi trưởng thành có kích cỡ nhỏ hơn nhiều.
Anh Lê Công chia sẻ: "Khổ qua rừng mọc được trên nhiều loại đất có độ màu mỡ cao, nhiều hữu cơ và thoát nước tốt, không gây ngập úng. Tận dụng 2 thùng xốp chồng lên nhau, tôi trồng khổ qua rừng và khi cây phát triển cho leo lên giàn sắt để sinh trưởng, ra quả”.
Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so với khổ qua đã được trồng phổ biến hiện nay.
Dù trái nhỏ nhưng khổ qua rừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh
Hoa khổ qua rừng có màu vàng rất bắt mắt
Sau khi chín, hạt bên trong trái sẽ được bọc bởi 1 lớp màu đỏ
Giàn khổ qua rừng treo lủng lẳng giữa phố thị
Chúng được sử dụng như là món ăn thơm ngon hàng ngày.
Sản phẩm được sử dụng chủ yếu là trái và ngọn khổ qua rừng.
Sau khi ngọn non dài 5-10 cm thì người trồng có thể thu hái.
Theo Dân Việt
" alt="Giàn khổ qua rừng xanh mướt lủng lẳng trên nóc nhà phố"/>
Giàn khổ qua rừng xanh mướt lủng lẳng trên nóc nhà phố
Xuất thân là con nhà nông lại có niềm đam mê với cây cối, vườn tược, chú Huynh đã tự tay làm nên vườn rau xanh mướt mát trên sân thượng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.Đã gần chục năm nay, gia đình chú Bùi Tiến Huynh (70 tuổi) ở quận Đống Đa, Hà Nội đã không còn phải bận tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì cả gia đình đã có vườn rau mùa nào thứ ấy quanh năm trên sân thượng.
|
Khu vườn rau rộng 25m² của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội khiến nhiều người ao ước.
|
Năm 2008, chú Huynh bắt đầu “sự nghiệp trồng rau” của mình trên khoảng sân rộng 25m² có mái che. Chú trồng rau trong thùng xốp và chậu. Vườn này ít ánh sáng nên chỉ chồng xếp các thùng, chậu xung quanh tường bao. Diện tích hạn chế nhưng có lúc chú cũng trồng được đến 80 thùng rau, cả lớn và bé.
Chú Huynh chia sẻ: “Chú là con nhà nông chính hiệu, đã từng sống gần 20 năm ở làng quê nên có “gen trồng trọt”. Năm 2013, nhân việc sửa nhà, chú đã đổ thêm một sàn bê tông, xử lý chống thấm để trồng cây thỏa mãn sở thích của mình. Từ đó đến nay chú gắn bó với cây cối trên mảnh vườn lộ thiên rộng 25m2 này, nhưng vẫn sử dụng vườn cũ, dù cây cối trên đó có ít hơn do diện tích còn lại để làm việc khác”.
|
Không chỉ có rau mà còn có cả cây ăn quả như ổi, đu đủ.
Với vườn rau xanh như thế này, hẳn tuổi già của chú Huynh sẽ không bao giờ nhàm chán.
Thùng trồng húng răng cưa và ngải cứu xanh non mơn mởn.
|
Ưu tiên việc làm đất để cây đủ dưỡng chất, phát triển tốt
Vì trồng rau quả trong thùng xốp, lại trồng trên sân thượng, nên chú Huynh luôn ưu tiên số 1 cho khâu chọn đất, làm đất. Chú mua hơn 3m3 đất phù sa ở bãi sông Hồng, sau đó phơi khô rồi trộn với các loại phân hữu cơ và các phụ gia khác.
Chú Huynh rất tỉ mỉ với công đoạn làm đất. Chú nói: “Chú thường phối trộn 50% đất, 50% các loại khác như phân gà hoai, trấu tươi, trấu hun, phân hữu cơ đã ủ mục, xỉ than, bã thuốc đông y... Tùy từng loại cây mà gia giảm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây đó. Ngoài ra còn sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, các loại phân bón lá hữu cơ phổ biến trên thị trường, rất ít sử dụng phân vô cơ. Khi bón thúc thì tỉ lệ đất chỉ dùng khoảng 30-40%”.
Còn đối với hạt giống và cây giống chú có 2 nguồn: Một là mua hạt hoặc cây con ở các cửa hàng có uy tín đã quen, hai là chọn những quả “to-khỏe-chắc-mập” trong đám cây trong vườn nhà mình làm giống để ươm cho vụ sau hoặc trao đổi với những người thân quen cùng sở thích trồng trọt.
Chia sẻ về cách chăm bón cây, chú Huynh cho biết: “Chú vẫn làm theo cách trồng trọt truyền thống của bà con nông dân, nhưng vì trồng trên sân thượng nhà ở thành phố nên có hơi cầu kỳ đôi chút”.
Tùy đặc tính sinh trưởng của từng loại cây mà bón phân, tưới nước, bố trí vị trí ánh nắng cho phù hợp, chứ không thể chăm đồng loạt như nhau được. Thậm chí chú vẫn tuân thủ cách của bà con nông dân xưa nay "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
Chăm sóc tỉ mỉ
Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc cây, chú Huynh cười nói: “Chú không gặp khó khăn gì lớn vì đã có kinh nghiệm trồng trọt của con nhà nông từ trước và đã có vài năm trồng thử trong hộp xốp, chậu xung quanh mái che”.
Có chăng chỉ là thời tiết không thuận lợi, nhiều đợt mưa nắng thất thường, hai vợ chồng chú rất vất vả khi phải chống chọi với những cơn giông tố và những trận mưa rào lớn, rồi những đợt nắng nóng hanh khô kéo dài. Có những đêm hai vợ chồng già vẫn phải lọ mọ dưới trời mưa tầm tã để che chắn cho cây vì thương chúng, tiếc công chăm sóc của mình. Như vậy, đủ hiểu chú Huynh yêu những “ vật báu” của mình như thế nào.
Trong quá trình trồng cây sẽ không tránh khỏi sâu bệnh phá hoại. Chú Huynh bảo, cũng có khi gặp vấn đề về sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa trên rau cải rất khó tiêu diệt, rồi các loại rệp nhưng diện tích ít, trồng nhiều loại rau nên có thể diệt chúng kịp thời.
Chú Huynh hài hước nói: “Vì chú đã nghỉ hưu, giờ là “tỷ phú thời gian” mà nên hàng ngày, trừ những hôm “trái gió trở trời” chú đều có mặt vài tiếng trên vườn thì sâu nào còn dám ho he”.
Nếu trồng rau đúng thời vụ và trồng mỗi loại một ít thường gặp ít sâu bệnh, có thể xử lý chúng kịp thời lại có nhiều loại rau thay đổi khẩu vị. Chim chóc nơi chú ở có khá nhiều, chúng cũng là trợ thủ đắc lực diệt sâu giúp.
|
Chú Huynh tự hào vì với khu vườn xanh, hoa trái trĩu cành của mình.
Với những người yêu lao động, đam mê làm vườn như chú Huynh thì mảnh vườn đúng là “báu vật”.
Hai vợ chồng chú Huynh cùng nhau chăm sóc từng chút một cho khu vườn, coi đó là thú vui tuổi già.
|
Trồng cây trên sân thượng sẽ có người thắc mắc về việc tưới tiêu vì có thể ảnh hưởng đến không gian sống bên dưới, chú Huynh chia sẻ: “Chú không có hệ thống tưới tự động vì diện tích vườn nhỏ, trồng nhiều chủng loại cây, nhu cầu về nước của mỗi loại cây khác nhau, chỉ dùng bình tưới để rèn luyện thân thể. Hệ thống tiêu nước được làm cẩn thận ngay từ khi sửa lại nhà nên hoàn toàn yên tâm sẽ không bị thẩm thấu xuống trần nhà”.
Sau cùng chú Huynh cười nói: “Trồng cây gì cũng vậy, trước tiên phải có lòng đam mê về trồng trọt, chịu khó học hỏi những khinh nghiệm hay của nhà nông và của bạn bè cùng sở thích. Có đợt cây chết nhiều phải kiên trì tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nghề nông xưa nay vốn phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, lại là “nghề nông sân thượng” nữa nên không nhàn hạ lắm đâu, nếu muốn có vườn cây xanh tốt”.
Theo Trí Thức Trẻ
Chú Huynh tự hào vì với khu vườn xanh, hoa trái trĩu cành của mình.
" alt="Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội"/>
Vườn rau xanh rộng 25m² mùa nào thứ ấy của “Lão Nông Phố” ở Hà Nội