Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Theo đó, trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Cụ thể, quyết định quy mô đào tạo, mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với thế mạnh của trường và nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được Hội đồng trường quyết nghị thông qua.
![]() |
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
Xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường phù hợp với quy định, yêu cầu, lộ trình của Bộ GD-ĐT và theo yêu cầu của xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định.
Quyết định chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; thiết kế, in phôi bằng, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chuẩn đầu ra mà trường đã cam kết.
Quyết định kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; từng bước thực hiện kiểm định quốc tế; cam kết chuẩn chất lượng đầu ra quy định đối với từng chương trình đào tạo; quyết định liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trên thế giới trên cơ sở các chương trình liên kết đã được kiểm định chất lượng; công khai thông tin về các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học.
Quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến khích thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học…
Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Giáo dục đại học. Hội đồng trường bầu Chủ tịch Hội đồng trường và các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm hoặc công nhận.
Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc…Quyết định tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng phù hợp với nhu cầu phát triển của trường…
Về học phí, trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này. " alt=""/>Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM được tự chủCòn theo đại diện TikTok, nền tảng này có cam kết chung đối với các chính phủ nhằm đảm bảo an toàn trên không gian mạng. Bên cạnh đó, TikTok cũng đẩy mạnh công nghệ để "sàng lọc" nội dung.
“Chúng tôi sẽ có những tương tác chủ động về nội dung, cần có sự cân bằng kiểm soát thông tin với bài đăng trên truyền thông từng nước.
Ngoài ra, chúng tôi đề xuất, bên cạnh tư vấn chuyên gia, luôn làm mới chính sách của mình để phát triển. Đây là lĩnh vực phức tạp nên chúng ta cần hợp tác, không chỉ đào tạo mà cần những hành động để hướng đến xử lý thông tin sai lệch”, vị này thông tin thêm.
Giải pháp chống tin giả để các thành viên ASEAN xem xét phối hợp
Phát biểu bế mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, tại diễn đàn, các nước đã chia sẻ những kinh nghiệm quý giá và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề thông tin sai lệch ở khu vực ASEAN trong thời gian tới.
Từ đó, Thứ trưởng chia sẻ các giải pháp để các bên liên quan trong ASEAN ưu tiên, phối hợp đối với vấn đề chống tin tức giả và thông tin sai lệch trong khu vực.
Thứ nhất là giáo dục cộng đồng, cần nâng cao nhận thức của công chúng về tác hại của tin giả và thông tin sai lệch, cùng với việc giáo dục người dân cách nhận biết, xác minh, báo cáo và chống lại thông tin sai lệch.
Thứ hai, khuyến khích giao tiếp hiệu quả thông qua các kênh chính thức, như cơ chế người phát ngôn, nâng cao năng lực của nhà báo, đa dạng hóa các phương tiện truyền thông...
Thứ ba, tiến bộ công nghệ – ứng dụng công nghệ trong việc quét, phát hiện và xử lý thông tin để nhận dạng, dự báo xu hướng và hỗ trợ ra quyết định.
Thứ tư, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, mạng xã hội - phương tiện chính để truyền bá tin tức giả và trí tuệ nhân tạo để chống lại thông tin sai lệch.
Cuối cùng là cần tiếp tục cập nhật chính sách giữa các nước thành viên và các bên liên quan khác để giải quyết thách thức chung về vấn đề tin giả một cách hiệu quả.
“Những giải pháp này, từng bước một, sẽ đưa ASEAN hướng tới sự hiểu biết chung và phản ứng phối hợp đối với vấn đề tin tức giả và thông tin sai lệch trong khu vực của chúng ta. Thông qua những nỗ lực chung, chúng tôi mong muốn ASEAN trở nên kiên cường và phản ứng nhanh hơn trong một thế giới luôn thay đổi, hướng tới một cộng đồng, hướng tới con người, lấy con người làm trung tâm và dựa trên các quy tắc của ASEAN. Chúng tôi khuyến khích sự tham gia có ý nghĩa của người dân, xã hội và các bên liên quan khác vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
Đối với Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin và kinh nghiệm thực tiễn có giá trị từ các nước ASEAN và các bên liên quan trong việc chống lại thông tin sai lệch. Tôi hy vọng rằng, chúng ta có thể khám phá thêm những cơ hội hợp tác và chia sẻ kiến thức trong tương lai”, Thứ trưởng nhấn mạnh.