Ông Donald Trump ngày 19/3 lo rằng ông sẽ phải thực hiện các biện pháp cực đoan để nộp phạt 464 triệu USD đến hạn vào tuần tới theo phán quyết của một thẩm phán ở New York. Một kịch bản mà ông kể tới chính là bán tháo một số tài sản với giá rẻ.
Ông Trump chỉ trích thẩm phán Arthur Engoron, người đã ra phán quyết chống lại cựu tổng thống Mỹ trong vụ kiện do Tổng chưởng lý New York Letitia James đưa ra.
Trước đó, thẩm phán Engoron hồi tháng 2 tuyên bố ông Trump phải nộp phạt 354,9 triệu USD vì cáo buộc đã phóng đại giá trị tài sản ròng của mình trong hơn một thập niên để đánh lừa các chủ ngân hàng nhằm khiến họ đưa ra các điều khoản cho vay tốt hơn cho ông.
Theo văn phòng tổng chưởng lý New York, kèm theo lãi suất, ông Trump và doanh nghiệp của ông sẽ phải trả hơn 464 triệu USD.
Ông Trump đã kháng cáo, nhưng theo quy định ông vẫn phải nộp phạt trong khi chờ kết quả. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm và nếu kháng cáo thành công, ông sẽ được trả lại tiền.
"Thẩm phán Arthur Engoron thật sự muốn tôi phải nộp hàng trăm triệu USD để có quyền kháng cáo phán quyết của ông ấy. Ông ấy muốn tước đi quyền kháng nghị của tôi. Chưa từng nghe về những điều như này trước đây", ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.
"Tôi sẽ buộc phải thế chấp hoặc bán tài sản có giá trị, có thể với giá rất rẻ, và nếu và khi tôi kháng cáo thành công, chúng sẽ biến mất. Điều đó nghĩa là sao? Đó là hành vi săn phù thủy và can thiệp bầu cử", ông Trump nói.
Cảnh báo của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi nhóm pháp lý của ông thông báo với tòa án rằng cựu tổng thống không thể đảm bảo có đủ số tiền 464 triệu USD để nộp đúng hạn vào tuần tới. Họ cho rằng đây là số tiền quá lớn.
Forbesước tính, khối tài sản của ông Trump vào khoảng 2,6 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn tài sản của tập đoàn Trump là các bất động sản.
Theo The Hill" alt=""/>Ông Trump lo phải bán tháo loạt tài sản để đóng phạt 464 triệu USD3 ngân hàng lớn giữ bao nhiêu tiền của Kho bạc Nhà nước?
BIDV, Vietcombank, VietinBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024. Điều bất ngờ là số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các nhà băng này trong quý III lại giảm.
Tại BIDV, đến cuối quý II, số tiền Kho bạc Nhà nước gửi tại đây là hơn 118.000 tỷ đồng song đến hết tháng 9 con số giảm xuống chưa tới 75.000 tỷ đồng. Dù vậy, ngân hàng này vẫn được Kho bạc gửi nhiều nhất và gấp gần 4 lần số dư hồi đầu năm.
Với VietinBank, quy mô tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đến hết quý III là khoảng 65.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cuối năm ngoái ở mức hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với quý liền trước, số dư tiền gửi này cũng đã giảm tới 39%, tương ứng mức giảm hơn 42.000 tỷ đồng.
Vietcombank có số dư này thấp nhất trong 3 nhà băng, hơn 35.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức gửi hơn 62.000 tỷ đồng thời điểm cuối quý liền trước. Nhưng con số này cũng lớn hơn rất nhiều con số 770 tỷ đồng đầu năm.
Tổng số tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại 3 ngân hàng có vốn Nhà nước là gần 290.000 tỷ đồng vào cuối quý II nhưng đến cuối quý III đã giảm hơn 40%, còn gần 115.000 tỷ đồng.
Để tối đa lợi ích từ nguồn tiền nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước thường gửi tiền thanh toán (không kỳ hạn) và có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn tốt mà nhiều nhà băng mong muốn, song không phải đơn vị nào cũng được tiếp cận.
Để được "chọn mặt gửi tiền", các ngân hàng phải qua 2 vòng đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính và tham gia chào thầu. Đơn vị nào trả lãi cao sẽ được ưu tiên.
Việc nắm giữ hàng trăm tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước thực tế rất có lợi với các nhà băng, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã sửa quy định về cách tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR).
Theo đó, dù giữ nguyên quy định về trần tỷ lệ LDR áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 85%, ngân hàng lại được tính một phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước khi tính tỷ lệ LDR.
Như vậy, các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước sẽ được hưởng lợi khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể.
Tuy nhiên, khoản tiền gửi này của Kho bạc lại thường xuyên biến động mạnh chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động vốn trái phiếu Chính phủ của cơ quan quản lý.
Các ngân hàng kinh doanh ra sao?
Về kết quả kinh doanh, cả 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank đều nằm trong nhóm có kết quả cao của ngành.
Vietcombank tiếp tục đứng đầu toàn ngành với lợi nhuận trước thuế quý III đạt 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Vietcombank lãi trước thuế 31.533 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, ngân hàng này đặt mục tiêu 42.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 9 tháng, ngân hàng thực hiện được 75% kế hoạch đặt ra.
VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 6.553 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng thu về 19.513 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý gần nhất, BIDV đã thu về 6.498 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng quốc doanh này đã thu về gần 22.047 tỷ đồng lãi trước thuế sau 3 quý, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
" alt=""/>Kho bạc Nhà nước giảm tiền gửi tại BIDV, Vietcombank, VietinBank