您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
Thể thao7人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 29/03/2025 09:50 Đức ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo nữ ALG Spor vs nữ Unye Kadin, 18h00 ngày 27/3: Out trình
Thể thaoHư Vân - 27/03/2025 04:30 Thổ Nhĩ Kỳ ...
【Thể thao】
阅读更多Hơn 20 người làm chiếc chả mực 'khổng lồ', khách tới xem được chia mang về
Thể thaoSau khi mực tươi được giã tay, phần thịt sẽ được đắp lên khung tạo hình. Ảnh: P.C Để làm ra chiếc chả mực này, anh Hà cho biết đã phải tới các chợ đầu mối từ sáng sớm để mua mực tươi sống vừa được đánh bắt từ ngoài biển.
Hơn 2 tạ mực tươi sau khi mua về được phân loại, sơ chế để có đủ 2 tạ thịt mực sạch. Kế đến, gần 20 người thay nhau giã tay liên tục và trộn với gia vị truyền thống để đạt được độ dẻo trước khi đem đi chiên chả mực.
10 người đắp lên khung trong 1 tiếng mới thành hình chiếc chả mực. Ảnh: P.C Tiếp đó, khoảng 10 người sẽ đắp mực đã được giã lên khuôn inox để tạo hình rồi đem đi chiên.
"Tính từ khi mua nguyên liệu đến khi hoàn thành, số tiền tôi bỏ ra là hơn 100 triệu để làm ra chiếc chả mực 2 tạ này", anh Hà bật mí.
Mực tươi được phân loại, sơ chế kỹ nên sau khi được giã tay có màu trắng đẹp. Ảnh: P.C Cũng theo anh Hà, để chiên được chiếc "siêu" chả mực này, anh cùng mọi người đã phải tự "chế" ra chiếc chảo đủ lớn và khung inox tạo hình chả mực.
Chiếc chảo cỡ lớn có hình vuông rộng 3,4m, thành chảo cao 50cm, phía dưới là 16 bếp gas. Ngoài ra, phải dùng khoảng 3.000 lít dầu để chiên được chiếc chả mực. Trong quá trình chiên, hơn 10 người phải liên tục kiểm tra bếp phía dưới và độ nóng của dầu, cứ 20 phút, chiếc chả mực sẽ được dùng hệ thống tời dây cáp để lật.
Chiếc chả mực có đường kính 2,5m, độ dày 30cm, chiên trong chảo cỡ lớn hơn 3m. Ảnh: P.C Sau 1,5 tiếng chiên ngập dầu, chiếc chả mực đã chín đều, thơm ngon, màu vàng của chả mực Hạ Long.
Khi làm chiếc chả mực này, có rất đông người dân và du khách hiếu kỳ đến xem. Sau đó, chiếc chả mực được cắt ra để chia cho toàn bộ người dân tới xem tại đây.
"Tôi muốn làm điều gì đó khác biệt để mang lại dấu ấn trong dịp Carnaval Hạ Long năm nay cho mọi người. Đây là chiếc chả mực đầu tiên, sắp tới đúng dịp lễ hội Bia và chả mực vào ngày 27/4 tôi và mọi người sẽ làm một chiếc chả mực to như này nữa để chia cho mọi người cùng thưởng thức", anh Hà chia sẻ.
Trong quá trình chiên, hơn 10 người liên tục kiểm tra, lật chả mực để chín đều. Ảnh: P.C Carnaval Hạ Long sẽ diễn ra từ ngày 28/4 đến 1/5 với nhiều hoạt động hấp dẫn, trong đó có lễ hội Bia và chả mực và phần làm chiếc chả mực 2 tạ thu hút đông người chờ đón.
Phải dùng hệ thống tời bằng dây cáp mới lật được chiếc chả mực siêu to này. Ảnh: P.C Anh Nguyễn Mạnh Hà cùng chiếc chả mực nặng 2 tạ. Ảnh: P.C Chả mực được xem là "đại sứ ẩm thực" của Quảng Ninh, là 1 trong 50 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận. Chả được làm từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt tươi ngon, đó là mực mai ở vùng biển Hạ Long hoặc Vân Đồn. Chả mực được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc biệt mà chỉ có ở Quảng Ninh.
Cả làng ở Hưng Yên góp gạo làm bánh chưng nặng 7 tấn, luộc liên tục 4 ngày
Chiếc bánh chưng khổng lồ được người dân xã Hùng Cường cùng góp gạo làm có trọng lượng khoảng 7 tấn, luộc liên tục 4 ngày.">...
【Thể thao】
阅读更多Cổ thụ, có nên trồng trên phố?
Thể thaoNhiều người dân Thủ đô sáng nay tan bão, đã dong xe làm một vòng để trở về với nỗi xót xa cho những cái cây vốn đã trở thành một phần linh hồn của đô thị Hà Nội. Cây đổ cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt mạng cho 14 người trong cơn siêu bão vừa qua.
Nhưng không chờ đến bão, thỉnh thoảng, nhánh cây già ở đâu đó vẫn thình lình rơi, cướp đi mạng sống của con người. Gần đây nhất, một phụ nữ tử vong khi đang đi trên đường An Dương Vương, quận 5, TP HCM vì nhánh cây đổ vào người.
Những thiệt hại nặng nề này khiến một câu hỏi cũ lại được đặt ra: có nên giữ lại cây cổ thụ ven đường hay mạnh dạn thay thế bằng cây nhỏ hơn, phù hợp hơn.
Về lâu dài, cổ thụ trên vỉa hè nên được xem xét thay thế bằng cây thấp hơn với tán phủ tốt hơn để đảm bảo an toàn. Các lý do chính bao gồm:
Việc trồng cổ thụ cao hàng chục mét trên vỉa hè rất ít gặp ở nhiều quốc gia. Các nước đã thực hiện chương trình thay thế luân phiên cây lớn để đảm bảo an toàn. Cây quá cao thường không che bóng hiệu quả, vì phần lớn thời gian trong ngày, bóng cây sẽ đổ vào nhà dân hơn là lòng đường.
Cây cổ thụ với bộ rễ lớn dọc vỉa hè có thể gây hư hại hạ tầng kỹ thuật, bong tróc nền đường và tốn kém chi phí chăm sóc, bảo trì hơn nhiều so với cây nhỏ.
Các giống cây lớn nên được trồng và bảo vệ ở công viên, vườn bách thảo hoặc khu vực ít người qua lại để giảm nguy cơ rủi ro từ cành cây gãy. Cây trồng dọc vỉa hè nên là các cây có chiều cao trung bình thấp, thân cành dẻo dai và có tán lá rộng để tạo bóng tâm tốt.
Chặt và thay thế cây cổ thụ luôn là vấn đề gây tranh cãi, thậm chí là nhạy cảm ở nhiều quốc gia. Nhưng việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu. Ở Singapore, cơ quan quản lý cây xanh NPARKS kiểm tra định kỳ những cây đạt kích thước hoặc tuổi nhất định để quyết định giữ lại hay đốn hạ. Việc chặt tỉa và trồng mới được thực hiện luân phiên theo hình thức cuốn chiếu, tức là, cây tới tuổi được đốn bỏ luân phiên và trồng thay cây con mới, để duy trì cảnh quan và bóng mát. Những cây cao trên 20 m chỉ được trồng ở công viên, ngoại ô hoặc ven đô, nơi có không gian đủ lớn để bộ rễ phát triển.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- Theerathon bị đuổi vì bóp hạ bộ đối phương
- Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu?
- Cuốn sách nói về giá trị hạnh phúc của một cuộc đời bình thường
- Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
- Nắm vững 5 mẹo này bạn sẽ nấu ăn ngon không kém gì đầu bếp nhà hàng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Xorazm Urganch vs Buxoro, 18h45 ngày 27/3: Ngựa ô xuất hiện
-
Nhặt xong mớ chai lọ, chị dựng thùng đựng rác tái chế lên, dợm bước đi thì nhìn thấy tôi. "Nhà nước làm thế này, tiện cho chúng em quá", chị cười, đưa chuyện thay câu chào. Hình ảnh này tôi bắt gặp đã gần chục năm trước, khi một số thành phố triển khai phân loại rác tại nguồn (PLRTN) - một chương trình đã đi vào ngõ cụt ở nhiều địa phương. Lợi ích ít ỏi có lẽ là tiết kiệm được một ít công sức cho những người nhặt ve chai.
Thất bại của chương trình phân loại rác tại nguồn có nhiều nguyên nhân: nóng vội, chưa có lộ trình cụ thể để người dân và đơn vị thu gom làm quen và chuẩn bị nguồn lực; thiếu đồng bộ giữa phân loại, thu gom và xử lý; tiến hành đại trà trong khi lẽ ra phải ưu tiên thực hiện ở công sở, các điểm công cộng trước, sau đó đến trường học, doanh nghiệp rồi mới tới dân cư.
Vậy đâu là giải pháp khắc phục?
Trước hết, cần nắm rõ quy định và hiểu đúng năng lực của từng địa phương. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, rác sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành ba nhóm: rác có khả năng tái sử dụng, tái chế; rác thực phẩm và rác sinh hoạt khác. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa hai công đoạn phân loại và thu gom. Luật chỉ yêu cầu phân rác sinh hoạt thành ba loại, còn việc thu gom và xử lý tùy vào điều kiện cụ thể ở địa phương. Vì chưa hiểu rõ quy định này nên dù không có nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh, một số địa phương vẫn máy móc thu gom rác thực phẩm để rồi rốt cuộc phải chở ra bãi chôn lấp.
Quy định phân loại rác thành ba nhóm chỉ áp dụng cho các địa phương xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp và công nghệ sinh học (sản xuất phân hữu cơ vi sinh). Những nơi sử dụng công nghệ đốt rác phát điện như TP Cần Thơ và TP Huế, trong giai đoạn đầu, cần phân loại thành rác đốt được, rác không đốt được và rác nguy hại; giai đoạn tiếp theo sẽ bổ sung rác tái chế. Nếu không phân tách rác đốt được và không đốt được thì các nhà máy điện rác sẽ tiêu tốn nhiên liệu hơn, quá trình đốt cũng sẽ tạo ra một lượng xỉ đáy lớn cần phải xử lý.
Thứ hai là tăng cường xử lý rác sau phân loại ngay tại hộ gia đình.
PLRTN yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý đầu tư thêm nhân lực, trang thiết bị thu gom và vận chuyển, kho bãi lưu chứa... Thực tế này khiến cho nhiều đơn vị không thể kham nổi trọng trách được giao nếu không có hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước. Cần giảm áp lực cho đơn vị quản lý rác bằng cách yêu cầu/ khuyến khích người dân phân loại và xử lý rác tại chỗ. Rác tái sử dụng, tái chế có thể bán, cho người thu mua phế liệu hoặc các tổ chức từ thiện (thu gom phế liệu định kỳ giúp người nghèo)... Đối với rác thực phẩm, các hộ nên phân loại và xử lý ngay tại khuôn viên gia đình bằng cách sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây, chôn lấp trong vườn để cải tạo đất...
Thứ ba, không nên thu gom rác thực phẩm để đưa về nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh bởi ba nguyên do sau:
Người Việt Nam, nhất là bà con khu vực miền Trung thường có thói quen ăn mặn, thức ăn thừa có độ mặn cao không thích hợp làm phân hữu cơ vi sinh. Các hộ gia đình cũng thường bỏ xương động vật (thịt và cá) vào chung với thức ăn thừa, gây khó khăn cho việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh vì xương động vật cần thời gian khá dài để phân hủy hoàn toàn.
Việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác thực phẩm thường rất phức tạp: gây mùi hôi, chuột bọ khi lưu giữ; phát sinh nhiều nước rỉ rác khi thu gom và vận chuyển...
Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thực phẩm chỉ thích hợp với các hộ gia đình, cơ quan/tổ chức, trang trại... xử lý và sử dụng ngay tại chỗ, nhất là những chủ nguồn thải có đất trồng trọt ngay trong khuôn viên của mình và có phụ/phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ vi sinh có chất lượng. Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh không nên sử dụng nguyên liệu đầu vào là rác thực phẩm thu gom từ hộ gia đình. Thay vào đó, các phụ/phế phẩm nông nghiệp mới là nguồn nguyên liệu đầu vào thích hợp để đảm bảo chất lượng đầu ra của phân hữu cơ vi sinh.
Cùng với việc hiểu rõ quy định pháp luật và năng lực xử lý rác thải của từng địa phương, trên quy mô quốc gia, có một số giải pháp sau nên được triển khai sớm và quyết liệt:
Phương án giá bao bì cần áp dụng thay cho giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt. Lợi ích kinh tế trực tiếp sẽ khiến hành vi thay đổi và đây cũng là cơ chế khuyến khích người dân giảm thiểu lượng rác phát sinh và phân loại rác tại nguồn để tiết kiệm chi phí. Để tăng tính khả thi, phương thức triển khai giá bao bì có thể đơn giản hóa. Ở giai đoạn ban đầu, chỉ nên sử dụng một loại bao bì để chứa rác còn lại (rác khác). Với rác thực phẩm, các địa phương không nên yêu cầu lưu chứa trong bao bì vì hiện nay hầu hết địa phương chưa có hướng xử lý loại rác này, hoặc có nhà máy xử lý rác thực phẩm nhưng phải đóng cửa, hay chỉ hoạt động cầm chừng do chất lượng phân hữu cơ vi sinh không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Chậm nhất vào ngày 31/12/2024, hộ gia đình và cá nhân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Chế tài này cần được thực hiện thật nghiêm để đảm bảo các cộng đồng dân cư quen với việc PLRTN và sử dụng bao bì lưu chứa rác đã phân loại.
Tăng cường hỗ trợ nguồn lực bao gồm nhân lực, trang thiết bị và kinh phí cho các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt sau phân loại, bởi nguồn thu từ công tác quản lý rác thải không đủ bù chi và họ phải triển khai thêm nhiều hoạt động khác để bù đắp vào.
PLRTN sẽ tiếp tục là "con đường đau khổ" dài tập nếu các địa phương vẫn triển khai một cách máy móc, xa rời thực tế như trước nay.
Trần Anh Tuấn
" alt="Phân loại rác: càng làm càng rối">Phân loại rác: càng làm càng rối
-
Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương Mãi đến năm 2010, gia đình mới làm lễ "mời" hương linh chú về nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP Thanh Hóa để thờ tự. Tại đây, gia đình đã làm một ngôi mộ không có hài cốt để thờ chú.
“Trên bia mộ chỉ ghi dòng chữ mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin, nhưng gia đình mặc định đây là mộ của chú", ông Trì cho biết.
14 năm qua, cứ đến ngày Thương binh - Liệt sĩ, ông Trì lại bắt xe hàng trăm cây số đến thắp hương cho chú. Ảnh: Lê Dương Cũng theo ông Trì, suốt từ năm 2010 đến nay, dù đường xá xa xôi, nhưng cứ vào ngày 27/7, ông lại khăn gói bắt xe vào nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng để thắp hương, dọn dẹp phần mộ cho chú.
“Năm nào có điều kiện thì thêm một hai người nữa đi cùng, còn thường chỉ có mình tôi. Năm nay cũng vậy, từ sáng sớm tôi đã bắt ô tô vào Thanh Hóa để thắp hương cho chú. Mỗi lần vào đây, tôi lại có một cảm giác như chú đang ở bên vậy”.
Người thân đến thắp hương ở phần mộ liệt sĩ của gia đình. Ảnh: Lê Dương Ông Trì cho biết, vào đây, ông không mang nhiều lễ lạt, chỉ có gói bánh, ít hoa quả và nén hương thắp cho chú. Xong phần việc của gia đình, ông Trì lại đi từng ngôi mộ của các anh hùng liệt sĩ khác để thắp hương tri ân.
Trong những ngày này, ở nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng có rất nhiều người đến thắp hương tưởng nhớ những người có công với đất nước.
Ông Hải ngắm những kỷ vật của đồng đội. Ảnh: Lê Dương Ông Hồ Thanh Hải, cựu quân nhân ở TP Thanh Hóa, cho biết năm nào cũng vậy, vào ngày 27/7 ông lại đến nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng thắp hương cho các đồng đội.
“Ngoài việc thắp hương, tưởng nhớ đồng đội, tôi còn tới ngắm những kỷ vật của các anh đang được lưu giữ ở đây. Những kỷ vật ấy đã gắn bó với người lính như chúng tôi, nên khi nhìn vào là bao nhiêu ký ức ùa về.
Kỷ vật là những thứ giản dị như: Lược, máy lửa, gương… mà người lính mang theo khi chiến đấu. Lúc ngã xuống, hài cốt của các anh được đưa về kèm theo những kỷ vật quý giá này”, ông Hải nói.
Không có người thân là liệt sĩ, nhưng mọi năm đến ngày 27/7, chị Nguyễn Thị Hợp (SN 1976) ở phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa lại vào nghĩa trang thắp hương cho từng phần mộ như một lời tri ân.
“Thế hệ chúng tôi có được ngày hôm nay, không thể quên công lao to lớn của ông cha, các chú, các anh đã ngã xuống vì đất nước.
Năm nào cứ đến ngày này, tôi lại vào thắp hương cho các phần mộ như một lời tri ân và cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu”, chị Hợp chia sẻ.
Mẹ Việt Nam anh hùng 109 tuổi mỗi ngày vẫn mong con trở về để cùng ăn cơmCứ mỗi khi nghe thấy tiếng mở cổng, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngách lại tưởng hai con trai mình từ chiến trường trở về và gọi mọi người nấu cơm cho con ăn." alt="Người đàn ông 14 năm vượt hàng trăm km thắp hương ngôi mộ liệt sĩ không hài cốt">Người đàn ông 14 năm vượt hàng trăm km thắp hương ngôi mộ liệt sĩ không hài cốt
-
NSND Lệ Thuỷ. Ảnh: T.Lê - Ở tuổi U80, được trao giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn, cảm xúc của bà thế nào?
Khi nhận giấy mời ra Hà Nội, tôi nghi ngờ không biết có phải thật. Tôi hỏi lại ban tổ chức, họ khẳng định tôi được trao Giải thưởng Đào Tấn. Đào Tấn là nhà thơ, nhà từ khúc (người sáng tác một loại hình thơ ca cổ - PV), nhà soạn tuồng xuất sắc của Bình Định, được sân khấu hát bội tôn vinh là Hậu Tổ, nên tôi rất vui khi nhận giải này.
Trước khi ra Hà Nội, nhiều suy nghĩ quẩn quanh trong đầu tôi. Thứ nhất, vì tôi lớn tuổi, lại được vinh danh ở Hà Nội nên không biết khán giả còn nhớ tới mình. Tôi sắp rời xa sân khấu, lại được giải cao quý Thành tựu trọn đời, nên cảm xúc lẫn lộn, tâm hồn cứ lâng lâng, không biết vui hay buồn.
- Hà Nội để lại cho bà những ấn tượng, kỷ niệm ra sao mỗi lần ra thăm?
Tôi ra Hà Nội lần đầu năm 1976. Chúng tôi là đoàn cải lương đầu tiên của TPHCM sau năm 1975 biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng lần 4.
Tôi nhớ lần biểu diễn vở Cây sầu riêng trổ bông, khi hát câu "Khichưa xanh lá sầu riêng ta trồng/Bão tố phong ba đã chia ly tình yêu tuổi xuân/Trao nhau khúc hát thủy chung trong lòng/Hãy đợi anh về/Vững lòng em đợi chờ anh", cả khán phòng đồng loạt vỗ tay rần rần, khiến tôi bị khớp muốn quên lời. Câu hát đó như chạm tới trái tim của nhiều người, họ vừa vỗ tay vừa khóc. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên.
Không chỉ biểu diễn phục vụ đại hội, đoàn còn đi các tỉnh thành, chuyến đi kéo dài cả tháng, từ dịp Noel đến gần Tết mới trở về TPHCM.
Tôi còn có một kỷ niệm vui về ẩm thực. Ở TPHCM, ăn phở có rau, giá, nhưng ở Hà Nội "không có gì hết trơn". Tôi xuống bếp xin rau, mọi người nói chỉ có mùi. Tôi nhìn quanh thấy ngò, mà nói không có, kỳ vậy (cười). Hóa ra ngoài Bắc gọi ngò là rau mùi. Mỗi lần ra Hà Nội, thấy cọng ngò là tôi lại nói "mùi, mùi, mùi", như trẻ con học nói.
- Cuộc sống hiện tại của bà như thế nào?
Tôi sống an yên, vui vầy bên con cháu. Dù không đi hát thường xuyên, tôi vẫn thi thoảng nhận lời tham gia một số sự kiện thương mại.
Tôi luôn phân định rõ giữa con người sân khấu và vai trò phụ nữ trong gia đình. Rời ánh đèn, tôi lo cho gia đình chu toàn, gần gũi con cái. Cuộc sống gia đình cần phải vun vén và có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn để các thành viên gắn kết.
Dù được nhiều người biết đến, nhưng về nhà, trong giao tiếp với chồng, đối đãi với con cái, tôi cần bao dung và hạ cái tôi để mọi chuyện yên ấm.
Tôi may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh an ủi, lo lắng. Đi diễn hay du lịch đều có con trai theo cùng chăm sóc.
Thời gian còn lại, tôi cùng mọi người đi thiện nguyện. Ở tuổi thất thập mà vẫn sống tốt nhờ cát-sê, đó là Tổ nghiệp đãi ngộ, nên tôi cần chia sẻ. Cuộc sống vô thường, giúp được ai nên giúp.
- Điều gì khiến bà dù ở tuổi U80 vẫn nhiều năng lượng, từ giọng hát đến vẻ ngoài? Bà có can thiệp thẩm mỹ không?
Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, đặc biệt rất thích hát, bởi nó khiến tôi vui. Có lẽ, ông Trời định sẵn tôi chỉ có thể là nghệ sĩ. Dù hơn 60 năm theo nghiệp cầm ca, nhiều lúc nhìn mọi người diễn, tôi thấy tiếc và "nổi lòng tham". Nhìn các bạn trẻ ca, tôi chỉ ước được hát vài bài như thế, ước mình trẻ lại. Nhưng nghĩ lại đã quá tuổi, tham hay tiếc đều không được, đành nghe lại các vở tuồng cũ cho vui.
Nghệ sĩ so với người thường đã khác, luôn trẻ trung vì thường xuyên son phấn, giữ hình ảnh đẹp với khán giả. Là người của công chúng nên sáng thức dậy, ra đường phải xinh đẹp.
Trước đây tôi từng sửa mũi, cắt mắt, điều đó bình thường vì là nghệ sĩ, nên chẳng cần giấu. Hiện tại, tôi vẫn dùng mỹ phẩm và dưỡng chất để chăm sóc da.
- Bà có truyền nghề cho nghệ sĩ nào?
Thứ nhất, tôi không có sức khỏe, rất muốn chia sẻ với đàn em những gì mình biết về nghề nhưng không thể ngồi lâu, nên tôi không nhận dạy ai.
Nhiều năm qua, các cuộc thi vọng cổ, chương trình truyền hình mời tôi làm giám khảo nhưng tôi đều từ chối. Ngồi một lúc lại uốn éo "như con sâu đo", bị máy quay chĩa vào rất kỳ. Hơn nữa, tôi hay nghĩ gì nói đấy, sợ không khéo sẽ động chạm, gây tranh cãi, tốn thời gian của mọi người.
Thứ hai, tôi vẫn biểu diễn trên sân khấu, cũng là nghệ sĩ như họ, sao dám chấm ai (cười).
- Hiện bà còn trăn trở, lo lắng điều gì cho bản thân và nghệ thuật cải lương?
Tôi lo lắng vì sức khỏe không tốt do bệnh gai cột sống.
Khi tôi đi miền Tây, thấy mọi người vẫn rất yêu thích cải lương, chỉ mong có nhiều sân khấu để các bạn trẻ bộc lộ tài năng. Nghệ thuật cần diễn liên tục và thay đổi dựa trên cảm xúc khán giả. Diễn càng nhiều càng hay. Khán giả thích một vở tuồng nghĩa là chúng tôi đã diễn ít nhất 30 suất để nhuần nhuyễn như vậy.
Tôi chỉ mong thế hệ kế cận cố gắng giữ sân khấu, để các nghệ sĩ đi trước thấy ấm lòng vì có người tiếp nối.
NSND Lệ Thuỷ thể hiện "Thương lắm Việt Nam":
U80, NSND Lệ Thuỷ bất ngờ được tôn vinhHơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, NSND Lệ Thuỷ vẫn là “cô đào ngoại hạng” với giọng hát "kim pha thổ" trời cho, xứng đáng với giải "Thành tựu trọn đời" - Giải thưởng Đào Tấn." alt="Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80">Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80
-
Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
-
Chuỗi siêu thị Zhiznmart có trụ sở tại Yekaterinburg, Nga. Ảnh: OC Người sáng lập Zhiznmart sau đó đã đưa ra một tuyên bố táo bạo.
Ông hứa sẽ bồi thường cho mỗi người được chứng minh là bị ngộ độc bởi các sản phẩm tại siêu thị, với số tiền lên tới 1 triệu rúp (khoảng 280 triệu đồng).
Thông báo này nhanh chóng được lan truyền rộng rãi và không lâu sau, nhiều người đã cố dùng mọi chiêu trò để bị ngộ độc thực phẩm ở Zhiznmart.
Kênh Baza Telegram là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về sự việc này. Một số khách còn liếm vỏ trứng để tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ivan Zaichenko, người sáng lập Zhiznmart, cho biết: “Hiện mới chỉ có cáo buộc về việc ngộ độc thực phẩm liên quan đến Zhiznmart, mà không có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào".
Ivan Zaichenko, người sáng lập Zhiznmart. Ảnh: OC Ông Zaichenko chia sẻ thêm: “Nếu chúng tôi bị kết tội liên quan đến bất kỳ vụ nào trong số 18 trường hợp đang được Rospotrebnadzor điều tra, tôi sẽ bồi thường".
Để ngăn việc nhiều người đổ xô vào siêu thị để tìm cách ngộ độc thực phẩm, ông Zaichenko nói rõ, 18 người đã được điều trị vì ngộ độc thực phẩm mới đủ điều kiện nhận bồi thường 1 triệu rúp.
“Xin lưu ý, chúng tôi sẽ bồi thường cho những người mà Rospotrebnadzor đã đề cập đến khi bắt đầu điều tra. Chúng tôi sẽ lấy danh sách từ chính Rospotrebnadzor. Vì vậy xin đừng liếm vỏ trứng, nguy hiểm lắm".
Bà nội trợ tỉnh táo vượt qua bẫy lừa quà tặng tri ân của 'siêu thị điện máy'
Trước bẫy lừa đảo trực tuyến quà tặng tri ân, chị Nguyễn Thanh Châu suýt chút nữa mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng." alt="Ông chủ chuỗi siêu thị tuyên bố táo bạo, dân đổ xô làm điều khó tin">Ông chủ chuỗi siêu thị tuyên bố táo bạo, dân đổ xô làm điều khó tin