Công nghệ

Cuốn sách vô danh phá vỡ mọi quy tắc, bán triệu bản nhờ TikTok

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-07 05:53:08 我要评论(0)

Mùa hè năm ngoái,ốnsáchvôdanhphávỡmọiquytắcbántriệubảnnhờtỷ số man city một cuốn sách đã thay đổi cutỷ số man citytỷ số man city、、

Mùa hè năm ngoái,ốnsáchvôdanhphávỡmọiquytắcbántriệubảnnhờtỷ số man city một cuốn sách đã thay đổi cuộc đời Kohn Glay.

Một quảng cáo TikTok đã đưa anh đến với "The Shadow Work Journal", cuốn sách mỏng hướng người đọc khám phá những phần ẩn giấu trong vô thức – hay cái bóng của chính mình. Anh đặt mua một bản và trở lại TikTok, nhiệt tình giới thiệu nó cho những người theo dõi.

"Nếu đang trên hành trình tâm linh, bạn cần phải đi và mua ngay một cuốn", Glay nói trong video, kêu gọi người xem mua sách trong cửa hàng TikTok.

Video này cuối cùng thu hút hơn 58 triệu lượt xem. Sau đó, anh bắt đầu mở các lớp học trực tuyến để hướng dẫn mọi người cách thực hành bài học trong cuốn sách. Vài tháng tiếp theo, những người xem video của Glay đã mua hơn 40,000 quyển trên TikTok và Glay kiếm được hơn 150,000 USD tiền hoa hồng. Đến tháng 12/2023, anh bỏ công việc đại diện bán hàng cho Home Depot và hiện điều hành công việc kinh doanh riêng, "Happy Healin", cố vấn và huấn luyện tinh thần cho mọi người qua Zoom.

Glay nằm trong đội quân những người có ảnh hưởng (KOLs) trên TikTok. Họ đã giúp biến “The Shadow Work Journal”trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Anh gắn bó với cuốn sách đến nỗi mọi người thường tưởng rằng anh đã viết nó. Tuy nhiên, tác giả thực sự của "The Shadow Work Journal"là Keila Shaheen, một nhà văn 25 tuổi đến từ Texas, người đã tự xuất bản cuốn sách vào năm 2021.

7t6v6vbi.png
Keila Shaheen, tác giả cuốn sách hướng dẫn thực hành "The Shadow Work Journal". Ảnh: NYT

Nhờ hiệu ứng trên TikTok, Shaheen bán được hơn 1 triệu bản in, trong đó, 700.000 bản bán qua TikTok Shop và được các KOLs tiếp thị không ngừng. Họ kiếm được 15% hoa hồng cho mỗi cuốn sách bán ra.

Theo New York Times,con đường đến với danh hiệu “best seller” của Shaheen cho thấy TikTok đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp thị và bán sách. Trong vài năm qua, các nhà xuất bản đã điên cuồng khai thác sức mạnh của nền tảng này khi các video và đánh giá của KOLs đã thúc đẩy doanh số bán hàng cho các tác giả nổi tiếng như Colleen Hoover, Emily Henry và Sarah J. Maas.

Song, Shaheen có lẽ là tác giả tự xuất bản đầu tiên đột phá như vậy trên nền tảng này, một kỳ tích mà cô đã đạt được bằng cách khai thác đầy đủ tiềm năng của TikTok không chỉ cho tiếp thị, mà còn cả bán hàng trực tiếp.

Thành công tuyệt vời của cô khiến nhiều tác giả và nhà xuất bản tự hỏi liệu công thức đó có thể được nhân rộng hay không và làm thế nào để điều hướng hệ sinh thái bán lẻ trực tuyến mới dựa trên thuật toán và luôn thay đổi nhanh chóng. Albert Lee – đại diện văn học (literary agent) – gọi việc Shaheen bán được 1 triệu bản chỉ tại Mỹ, không mở rộng ra quốc tế, không có nhà xuất bản, không bán tại các cửa hàng vật lý là “phá vỡ mọi quy tắc” của những gì làm nên một cuốn sách ăn khách.

Đầu năm nay, Shaheen ký hợp đồng viết 5 cuốn sách với nhà xuất bản Simon & Schuster sau nhiều tháng được các công ty săn đón. Bản thân hợp đồng cũng không bình thường: thù lao 7 chữ số, lợi nhuận chia đôi. Thông thường, nhà xuất bản sẽ tạm ứng cho tác giả và thêm 15% hoa hồng đạt điểm hòa vốn.

Shaheen lần đầu biết đến khái niệm “shadow work” vào năm 2021. Shadow work giúp mọi người chấp nhận những phần của bản thân khiến họ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc sợ hãi. Cô bắt đầu đăng video trên Instagram và TikTok về các bài thực hành shadow work mà cô ấy đang thử và bắt đầu nhận được tin nhắn từ người xem yêu cầu được mua bản in. Vì vậy, vào mùa thu năm ấy, cô đã tự xuất bản cuốn sách hướng dẫn và bán với giá 19,99 USD.

Ấn bản đầu tiên là một cuốn sách bìa mềm mỏng, doanh số chậm chạp. Cuối năm 2022, TikTok mở rộng sang bán lẻ trực tuyến, bán sản phẩm trực tiếp trên ứng dụng và tạo ra chương trình liên kết, cho phép KOLs đăng video về sản phẩm trong cửa hàng và kiếm hoa hồng.

Khi Shaheen bắt đầu bán sách qua TikTok, các KOLs đã gửi yêu cầu được tặng sách để đổi lấy quảng cáo video. Sau đó, TikTok nhanh chóng tràn ngập các video đầy cảm xúc của người dùng về cuốn sách này. Đến tháng 9, cuốn sách đạt vị trí số 1 trên Amazon, mở ra cho nữ tác giả những cơ hội hợp tác với các nhà xuất bản lớn.

(Theo NYT)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
1a.jpg
Nhiều mẫu điện thoại thương hiệu Trung Quốc có kiểu dáng giống mẫu điện thoại HTC, Samsung.

Kiểu dáng "hao hao" HTC, Samsung

Ngoài trừ VTC và VNPT, triển lãm năm nay có rất ít các doanh nghiệp khác của Việt Nam tham gia. Đổ bộ rầm rộ tại triển lãm phải kể đến những thương hiệu đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông..., trong đó gian hàng của các hãng tên tuổi của Trung Quốc như ZTE, Huawei khá lớn và được trang trí hoành tráng. Số lượng sản phẩm chất lượng, công nghệ cao xuất hiện tại Vietnam Comm 2011 cũng không nhiều nhưng thu hút được nhiều người quan tâm. Đa phần các gian hàng giới thiệu những thiết bị viễn thông bao gồm Giải pháp mạng viễn thông IPTV, thiết bị an ninh; Thiết bị định vị hội tụ hỗ trợ dịch vụ (CSN); Giải pháp truyền thông quang học; Giải pháp chống sét, thiết bị ghi video cá nhân (PVR), các sản phẩm không dây... Với các gian hàng điện thoại, nhận xét chung của những người tham gia triển lãm là những mẫu điện thoại này có phần "hao hao" giống với điện thoại của HTC, Samsung. Cụ thể, chiếc điện thoại mang tên "ProOne", khi cầm trên tay không ít người sẽ liên tưởng đến chiếc điện thoại HTC Hero hay như mẫu ZGL HD7 ở gian hàng Công ty Joong có thiết kế giống hệt chiếc điện thoại cùng tên của HTC, chỉ khác nếu như HTC HD7 chạy Windows Phone 7 thì chiếc ZGL HD7 chạy hệ điều hành Android. Với những mẫu Smartphone cảm ứng như ZTE Tania chạy Windows Phone 7 , Huawei Honor U8860... hay máy tính bảng của Huawei, ZTE.., cảm ứng khá mượt nhưng tốc độ xử lý vẫn còn chậm dù thông số chip xử lý khá mạnh lên đến 1 Ghz. Chưa dừng lại ở đó, giao diện mở khoá của chiếc Huawei Honor U8860 với màn hình kéo thả cùng icon tin nhắn, điện thoại, chụp ảnh khá giống với giao diện HTC Sense 3.5.

Tuy nhiên, đa phần các mẫu điện thoại tại triển lãm đều chưa có giá bán chính thức. Khi được hỏi về giá, nhân viên trưng bày tại khu trưng bày đều khẳng định chưa có giá bán lẻ mà chỉ có giá theo đơn hàng từ 1.000 máy trở lên, như mẫu điện thoại HongKang có giá từ vài trăm nghìn cho đến 3-4 triệu đồng hay chiếc ZGL HD7 có giá khoảng 2,7 triệu đồng.

1a.jpg

Không ít các sản phẩm thú vị

" alt="Điểm mặt sản phẩm nổi bật tại VietnamComm 2011" width="90" height="59"/>

Điểm mặt sản phẩm nổi bật tại VietnamComm 2011