Th.Mỹ (Sóc Trăng)
Có lẽ bác sĩ điều trị cho ông xã bạn dặn không rõ nên mới gây hiểu lầm. Bệnh đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi (hầu hết do thoát vị đĩa đệm) và hầu như không có chống chỉ định nào liên quan đến việc “giải giáp” hay vô sinh ở đàn ông (kể cả phụ nữ). Lý do là trung tâm thần kinh điều khiển cương cứng, át chủ bài của tình dục đàn ông và thần kinh tọa là hai cơ quan độc lập, phần ai nấy lo, việc ai nấy làm.
Thật ra ở giai đoạn đau thần kinh tọa cấp tính, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bất động tuyệt đối trên giường, mục đích tránh làm khối thoát vị dịch chuyển, chèn ép thêm lên dây thần kinh, nên hiển nhiên cũng cần tránh tuyệt đối việc “động thủ” trên giường. Tuy nhiên, như đã nói, cảnh báo này chỉ dành cho thời điểm cấp tính, còn khi đã điều trị, tình hình tạm ổn hoặc khỏi hẳn sau đó thì không việc gì phải buộc các ông chịu cảnh… “phòng không gối chiếc” hay đeo sầu chuốc khổ vì chuyện hiếm muộn vô sinh.
Bạn thân mến, đã rõ không có chuyện bất lực, vô sinh trong bệnh thần kinh tọa, ông xã bạn có thể yên tâm điều trị và chờ dịp “lấy lại những gì đã mất” khi tình hình yên ổn. Tuy vậy, khó nói là tha hồ tung tẩy thế nào cũng được, vấn đề bây giờ và cả sau này khi lành lặn, ông xã bạn cần có chút điều tiết, cụ thể với những động tác phòng the để phù hợp tình thế tránh tái phát. Đau thần kinh tọa chủ yếu phát tích từ thắt lưng trở xuống, trong khi đây lại là vùng “chiến sự” nóng bỏng của quý ông trong gối chăn, nên cần đặc biệt quan tâm đến vùng này bằng những tư thế, động tác tình dục có điều chỉnh.
Để cuộc vui thành công tốt đẹp, người ta còn khuyên các ông nên khôn ngoan “thỏa hiệp” với các tư thế giảm đau trong kế hoạch điều trị thần kinh tọa. Chẳng hạn tư thế được khuyến cáo nên dùng một công đôi việc là nằm ngửa, khớp hông và gối hơi gấp. Nên chọn mặt giường phẳng, tương đối cứng, tránh dùng nệm dày, nệm lò xo. Hạn chế cong lưng, vặn vẹo, ngồi xổm hay nhấc bổng, mang vác nặng trong các pha chăn gối...
Căn cứ vào đây các ông có thể liên hệ “thực tiễn” của mình mà chọn ra giải pháp thích hợp nhất, không thể gộp chung cho mọi nhà. Có thể cần cải biên đôi chút, tránh cứng nhắc, nhàm chán, biến bữa tiệc vui chăn gối thành buổi… “vật lý trị liệu” khô như ngói. Khôn ngoan là ông bà nên đổi tay cho nhau, trong đó quý bà, quý cô chuyển từ tĩnh sang động, chủ động nhiều hơn để giúp chồng.
Nguyên nhân hàng đầu làm khởi phát và tái phát đau thần kinh tọa là tư thế vận động sai. “Thế thời” không cho phép mặc sức tung hoành như xưa nên trong mọi tình huống, các ông đừng quên tự nhắc mình kiểm soát thao tác, tránh “hăng” quá hư việc. Ở đây vai trò hỗ trợ và can thiệp của vợ nhà là vô cùng quan trọng. Ông đang cao hứng “liều mình như chẳng có” mà bà lại “nhất hô bá ứng” theo thì chí nguy cho cái lưng của ông.
(Theo BS ĐỖ MINH TUẤN/ PNO)
" alt=""/>Yếu 'yêu' sao?Cùng nằm trên một đất nước, nhưng ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam lại mang một hương vị đặc trưng với phong cách ẩm thực riêng. Với đất Nam bộ nắng gió quanh năm, người ta cảm nhận rõ vị ngọt đặc trưng của các món ăn nơi đây.
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM), xét về nguyên lý ngũ hành, phương Nam là xứ nóng, tương ứng với hành hỏa, nên thường ăn đồ chua, đắng. Bên cạnh đó, đây còn là vùng sông nước, kênh rạch chằng chịt là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá, tạo nên rất nhiều món mắm đặc trưng. Chính vị mặn của mắm đã khiến bữa ăn của người Nam bộ tăng thêm vị ngọt để chế ngự, làm âm dương hài hòa và đảm bảo sự quân bình cho cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia) cũng cho rằng đây là đặc trưng điển hình của người miền Nam trong việc chế biến các món ăn, từ thịt, cá đến nấu canh, pha nước chấm, làm phở, các loại chè, bánh vị ngọt luôn nổi bật, đậm đà hơn các vùng khác.
Món truyền thống cá kho tộ được người Nam bộ chế biến với gia vị không thể thiếu là đường |
Dù đã trở thành truyền thống của người Nam bộ, nhưng chuyên gia dinh dưỡng này cũng cảnh báo: “Thói quen ăn ngọt quá nhiều vô hình chung đã đưa thêm một lượng đường vào cơ thể. Điều đó gây ra nhiều tác nhân xấu đến sức khỏe như thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch”.
PGS.TS Lâm cũng cho biết, mặc dù chưa có nhiều số liệu nghiên cứu, nhưng một vài điều tra đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ tiểu học thừa cân béo phì và số người trưởng thành bị rối loạn lipid máu, đường máu cao, tim mạch tại TP.HCM luôn cao hơn so với Hà Nội.
Tại hội nghị khoa học về nội tiết chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII diễn ra ngày đầu tháng 10 tại Hà Nội, khi tiến hành điều tra trên 11.000 người trong độ tuổi từ 30-69 tuổi, các bác sĩ cho biết tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn quốc là 5,42%; trong đó đồng bằng sông Hồng 5,81%, cao nhất là Đông Nam Bộ 5,95% và Tây Nam Bộ là 7,18%.
Vị chuyên gia này đánh giá mặc dù béo phì xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng ăn đường là một trong số những lý do góp phần khiến căn bệnh này gia tăng và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bà Lâm cho rằng những người đã có xu hướng dư cân, đường máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường, gút, nên hạn chế ăn ngọt.
Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trong thói quen ăn uống của người miền Nam có ưu điểm đó là ăn nhiều rau sống, đồ luộc chứ không nấu chín, hay xào nấu nhiều dầu mỡ như xứ lạnh Bắc Bộ. Cách chế biến này giữ được vitamin, chất xơ, các khoáng chất, chống oxy hóa trong thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo đồ ăn tươi sống phải hợp vệ sinh, sạch để tránh gây bệnh cho đường tiêu hóa.
(Theo Zing)