Nhà trường phải là nơi khuyến khích ước mơ
GS. TS Dennis Lynn Shirley đến từ ĐH Boston, Massachusetts, Mỹ chia sẻ về đổi mới phương pháp giáo dục và giáo viên trong vai trò nhân tố tạo sự thay đổi, trong đó ông nhấn mạnh về vai trò của giáo viên.
“Năm 12 tuổi tôi được dạy về Thuyết tương đối của Einstein. Khi đó, tôi không thể hiểu chuyển động, rồi thời gian, vận tốc tương đối… là thế nào vì những điều đó quá cao siêu với nhận thức của một cậu bé như tôi. Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ về người giáo viên đó, và cho rằng đó là một giáo viên rất giỏi, vì cái mà ông đã truyền cho tôi là sự tò mò, óc tưởng tượng về thế giới, mong muốn được học hỏi, tìm hiểu về thế giới. Theo tôi, đó mới là bản chất công việc của người thầy”.
“Nhà trường phải là nơi khuyến khích ước mơ. Học sinh không có mong muốn, không có ước mơ, không có sự tò mò, thì có nghĩa là nhà trường chưa làm tốt vai trò của mình”.
Theo ông Dennis Lynn Shirley, có một câu hỏi là xã hội muốn tạo ra những sản phẩm như thế nào? Sản phẩm giáo dục đã hoàn hảo chưa nếu một người chỉ biết làm toán, biết quản lý tài chính mà không biết hưởng thụ âm nhạc, hội hoạ?
“Một sản phẩn giáo dục hoàn hảo là khi người đó biết học suốt đời, và sự thành đạt trong xã hội không phải kiếm được nhiều tiền và có địa vị cao, mà biết hưởng thụ cuộc sống trọn vẹn nhất với những kỹ năng học được từ nhà trường.
Tuy nhiên, một xã hội mà tất cả các sản phẩm giáo dục đều tuyệt vời là điều không tưởng”.
Ông Dennis Lynn Shirley bày tỏ rằng tính chuyên nghiệp của một nền giáo dục thể hiện ở chính đội ngũ giáo viên. Các nước thành công trong giáo dục có những giáo viên rất chuyên nghiệp. Người giáo viên không chỉ dạy cái mình đã biết cho người chưa biết là học sinh, mà luôn học hỏi, tạo ra các trung tâm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy”.
“Nghề giáo viên là một nghề vô cùng khó khăn. Bạn sẽ không thể thành công nếu không yêu trẻ con, không nhận thức được rằng “sản phẩm” của chúng ta sẽ là chủ nhân của xã hội trong 20, 30 năm nữa” – ông Dennis Lynn Shirley nhắn nhủ tới các đồng nghiệp.
Dạy sáng tạo phải được hiểu theo hai nghĩa
Cũng về vai trò của giáo viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bà Trần Thị Minh Thành, khoa Giáo dục đặc biệt, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Các nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên có ảnh hưởng to lớn đối với việc phát triển tính sáng tạo của trẻ.
Theo bà Thành, trong môi trường giáo dục, để nuôi dưỡng tính sáng tạo của trẻ, giáo viên cần thực hiện những việc sau: Cho phép thời gian để tư duy sáng tạo; Khen thưởng những ý tưởng và sản phẩm sáng tạo; Khuyến khích những sự xét đoán mạo hiểm; Cho phép trẻ mắc lỗi trong hoạt động; giúp đỡ và khuyến khích trẻ hình dung quan điểm của người khác, khám phá môi trường và hỏi những câu giả định. Ngoài ra, giáo viên cũng cần khuyến khích trẻ tìm hiểu các vấn đề, đưa ra các giả thuyết khác nhau, tập trung vào các ý tưởng chính hơn là các sự kiện cụ thể.
Bà Thành tổng kết lại những kết luận của các nhà giáo dục nổi tiếng thế giới. Theo Amabile (Teresa Amabile, giáo sư quản trị kinh doanh tại ĐH Harvard), sự đánh giá, cạnh tranh, sự lựa chọn khắt khe, ép buộc tuân theo, thất bại thường xuyên và học vẹt có thể huỷ hoại tính sáng tạo ở trường học. Torrance (Ellis Paul Torrance, nhà tâm lý học người Mỹ) chỉ ra rằng sự nhận thức sai lầm về sự thiếu khả năng tư duy sáng tạo của trẻ đã dẫn đến việc quá nhấn mạnh đến việc nhớ lại và sao chép, mô phỏng mà lời đi khả năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và ra quyết định trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non cần nhận ra tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ và tạo cơ hội để chúng được phát triển.
Đối với trẻ nhỏ, việc giáo viên cung cấp một không khí không định kiến hoặc không đánh giá sẽ giúp trẻ tránh những yếu tố mà Trefinger (nhà lý luận sáng tạo Donald Treffinger) gọi là “sự ấn định câu trả lời đúng”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thông qua quá trình xã hội hoá, trẻ chuyển dịch về hướng tuân thủ, phục tùng trong suốt những năm học tiểu học. Một nghiên cứu cũng đã cho thấy tỉ lệ những cách đáp ứng độc đáo với nhiệm vụ đòi hỏi sự nhanh nhạy giảm từ khoảng 50% ở giai đoạn 4 tuổi xuống còn 25% trong suốt thời gian tiểu học, sau đó quay lại đạt được 50% khi là sinh viên cao đẳng, đại học. Điều này đưa ra một gợi ý quan trọng là trẻ cần được cung cấp cơ hội để thể hiện tư duy phân kỳ và để tìm kiếm nhiều giải pháp cho một vấn đề.
Cũng như tất cả các lĩnh vực khác trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển khả năng sáng tạo không nên được xem xét một cách độc lập, nó phải được lồng ghép trong tất cả các khía cạnh của việc học của trẻ và là một phần cốt yếu trong sự phát triển toàn diện. “Người giáo viên cần nhạy cảm với những giới hạn của trẻ trong lớp và đảm bảo cung cấp các cơ hội để trẻ sáng tạo, thậm chí là phải thiết kế những tình huống hoặc hoàn cảnh học tập cho trẻ. Dạy sáng tạo phải được hiểu theo hai nghĩa là dạy bé sáng tạo và dạy một cách sáng tạo” – bà Thành kết luận.
Giáo dục thất bại nếu không dạy được kỹ năng chung
Đến từ quốc gia mà cả thế giới nể phục về tác phong làm việc của người lao động, nhưng GS. TS Kazuhiro Yoshida, Giám đốc Viện hợp tác quốc tế giáo dục, Hiroshima, Nhật Bảnlại cho rằng Nhật Bản là quốc gia phát triển kinh tế thành công nhưng về phát triển kỹ năng lại không phải là mô hình hoàn hảo.
Ông Kazuhiro Yoshida nhận định, ở Nhật Bản, khi sự an toàn trong công việc và phong cách làm việc ổn định theo truyền thống đang thay đổi nhanh chóng, các khái niệm về giải quyết vấn đề và làm việc theo nhóm cần phải được định nghĩa lại.
“Tới năm 2015, sẽ có hội nhập nhiều hơn với đào tạo kiến thức kỹ năng để áp dụng nhiều ngành. Người lao động dễ chuyển từ ngành này sang ngành khác, khu vực này sang khu vực khác.
Vì vậy những kỹ năng chung rất rộng (hơn những kỹ năng cụ thể cho mỗi ngành nghề, công việc), dùng cho tất cả các ngành nghề. Nhật Bản đang tìm hiểu dạy như thế nào các kỹ năng: Giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, làm thế nào để có cách ứng xử trong cộng đồng toàn cầu”.
“Chúng tôi không biết như thế đã đủ chưa, hay còn có những cái khác, và dạy cho học sinh ở mức độ nào?” – ông Kazuhiro Yoshida bày tỏ sự băn khoăn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh “Nếu không áp dụng được những kỹ năng chung, hệ thống giáo dục coi như thất bại”.
Chi Mai
" alt=""/>Các giá trị cần có của nhà trường ngoài kiến thứcTại sự kiện, các diễn giả đã mang đến những câu chuyện, những chia sẻ, phân tích về tiềm năng của các công nghệ mũi nhọn, từ đó chỉ ra hướng đi cho các startup và một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của truyền thông trong quá trình đưa các công nghệ đến gần hơn với cuộc sống con người.
Đáng chú ý theo Cổng thông tin điện tử most.gov.vn, bàn về sức mạnh của công nghệ tiên phong, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia chia sẻ, việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến là chìa khóa rất quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kể cả GDP.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia chia sẻ, việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến là chìa khóa rất quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. |
Cụ thể hơn, ứng dụng những công nghệ mới như AI, 5G, IoT, thành phố thông minh... sẽ chuyển dịch kinh tế từ những ngành có giá trị thấp đến những ngành có giá trị cao, giúp các quốc gia chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế sáng tạo.
Ông Thiều Phương Nam còn chia sẻ thêm, Qualcomm đang có những kế hoạch, hoạt động nhằm ươm tạo mầm mống cho đổi mới sáng tạo, như cuộc thi "Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam - QVIC" hiện tại dành cho các công ty phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ như 5G, IoT, học máy, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, VR.
H.A.H
Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học & Công nghệ vừa thống nhất phối hợp nhiều nội dung, bao gồm triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025".
" alt=""/>CEO Qualcomm: IoT, Thành phố thông minh giúp chuyển dịch sang kinh tế sáng tạoNâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức Bắc Giang
Diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 238 điểm cầu, hội nghị “Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tại Bắc Giang có sự tham dự của hơn 3.600 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ngành, địa phương trên địa bàn.
Ông Nghiêm Xuân Hưởng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh coi chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Ngay từ tháng 10/2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã quyết nghị: “Chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm mang tính giải pháp đột phá trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội…”.
So với các địa phương khác, dù Bắc Giang không phải là tỉnh có nguồn lực kinh tế mạnh, song tỉnh đã có cách làm riêng để xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công nhằm gia tăng tiện ích, sự thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp.
Đến nay, kiến trúc nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang đã bước đầu hình thành; cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông được tăng cường, hoạt động ổn định; các hệ thống thông tin trọng yếu cũng được triển khai…
Năm 2020, xếp hạng về chuyển đổi số của Bắc Giang đứng thứ 10 trên cả nước, trong đó chỉ số xếp hạng chính quyền số đứng thứ 7, kinh tế số đứng thứ 14 và xã hội số đứng thứ 25.
Ngoài một điểm cầu trực tiếp, hội nghị còn kết nối trực tuyến với 238 điểm cầu ở các sở, ngành, địa phương trên địa bàn. |
Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Hưởng, chuyển đổi số vẫn là một khái niệm mới, nhiều cán bộ, đảng viên chưa hiểu thấu đáo và lúng túng khi thực hiện. Do chưa hiểu dẫn đến dè dặt trong cách làm, không xác định được đâu là vấn đề cốt lõi cần giải quyết, giải quyết thế nào và nguồn lực ở đâu?
Vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở Bắc Giang tìm hiểu, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách căn bản nhất. Từ đó, triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả.
Tại hội nghị, các học viên được trang bị kiến thức tổng quan, về chương trình chuyển đổi số quốc gia và định hướng chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang. Cùng với đó, các chuyên gia đã cùng học viên thảo luận về các tình huống thực tế nhằm góp phần chuyển đổi số hiệu quả cho các đơn vị cấp, ngành, địa phương tại tỉnh.
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số
Từ điểm cầu Hà Nội, chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị về những nhận thức quan trọng trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi số trước hết là việc của người đứng đầu. Cụ thể, ở cấp tỉnh, chuyển đổi số là việc của Chủ tịch tỉnh; ở quận, huyện là việc của Chủ tịch quận, huyện; còn ở các Sở, ban ngành thì là việc của Giám đốc các Sở, ban, ngành.
“Người đứng đầu không cần là chuyên gia, nhưng cần kiên định với mục tiêu đã đặt ra và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.
Thứ trưởng cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là việc mua sắm trang thiết bị mà còn là vấn đề của thể chế. Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế và chính sách. Công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào công nghệ sẽ khó tránh khỏi thất bại.
Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Bắc Giang lưu ý: Tăng cường đầu tư cho chuyển đổi số là cần thiết nhưng quan trọng hơn, chuyển đổi số là thay đổi mô hình, thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và quy trình làm cho phù hợp. Địa phương cần quan tâm đến hiệu quả cũng như tính bền vững của dự án đầu tư cho chuyển đổi số.
Năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty. (Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ TT&TT đã đưa vào sử dụng nền tảng học trực tuyến MOOCs, nền tảng hỗ trợ đào tạo kỹ năng số miễn phí cho người dân tại địa chỉ OneTouch.edu.vn. Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 10.000 cán bộ trong cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty để tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số.
“Bộ TT&TT sẵn sàng đồng hành cùng với Bắc Giang để tổ chức khóa đào tạo này nhằm hình thành mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ngay trong quý I hoặc quý II/2022”, Thứ trưởng đề xuất.
Nhận định chuyển đổi số là một hành trình dài, Thứ trưởng cho rằng khi bắt đầu hành trình đó, chúng ta cần hình dung rõ mục tiêu, biết mình đang đi đến đâu. Bởi lẽ, nếu không biết mình đi đến đâu sẽ mắc sai lầm về nhận thức.
Vân Anh
Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 2020 vừa được công bố. Trong năm đầu tiên thực hiện, báo cáo này được đánh giá đã thành công khi vẽ ra bức tranh toàn diện về chuyển đổi số Việt Nam.
" alt=""/>Sắp khởi động chương trình đào tạo 10.000 cán bộ chuyển đổi số