
Theo dự thảo Thông tư quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số, thời gian hoàn thành quá trình chuyển mạng tối đa chỉ là 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu chuyển mạng của thuê bao.Dự thảo đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến rộng rãi thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ, nhằm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số tại Việt Nam. Văn bản này sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động; các DN cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động (CP); các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển mạng giữ nguyên số cũng như các đơn vị vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về chuyển mạng giữ nguyên số...
Không phân biệt đối xử thuê bao khi chuyển mạng
Dự thảo thông tư định nghĩa chuyển mạng giữ nguyên số là thủ tục cho phép các thuê bao di động chuyển từ mạng này sang mạng khác, song số điện thoại của họ vẫn được giữ nguyên, không bị thay đổi. Đây là dịch vụ do nhà mạng và Trung tâm chuyển mạng quốc gia cung cấp cho các thuê bao di động, bao gồm cả trả trước lẫn trả sau, có nhu cầu và đủ điều kiện sử dụng dịch vụ.
 |
Thời gian hoàn tất việc chuyển mạng không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu |
Trên nguyên tắc chung, các doanh nghiệp viễn thông phải cung cấp dịch vụ chuyển mạng này một cách "bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử cho tất cả các thuê bao". Dịch vụ chuyển mạng không bao gồm việc chuyển các dịch vụ ứng dụng mà thuê bao đang sử dụng tại nhà mạng cũ. Điều này có nghĩa là sau khi chuyển sang mạng mới, thuê bao sẽ phải đăng ký sử dụng các dịch vụ, ứng dụng mong muốn lại từ đầu.
Dữ liệu về tất cả các thuê bao di động đã sử dụng dịch vụ chuyển mạng sẽ được lưu trữ tại Trung tâm chuyển mạng quốc gia và đưa vào trong cơ sở dữ liệu thuê bao chuyển mạng quốc gia. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này cũng sẽ có một bản sao được lưu trữ tại các doanh nghiệp viễn thông để phục vụ mục đích đối chiếu, tra cứu, kiểm tra...
Trung tâm chuyển mạng quốc gia là đơn vị tham gia vào quá trình xử lý việc chuyển mạng; trao đổi các bản tin trong quy trình chuyển mạng giữa các bên tham gia; quản lý và quảng bá cơ sở dữ liệu của các thuê bao đã chuyển mạng; Đây là một đơn vị độc lập với các bên tham gia chuyển mạng và do Cục viễn thông (Bộ TT&TT) quản lý, vận hành, khai thác. Cơ chế phối hợp giữa nhà mạng và Trung tâm chuyển mạng được gọi là "Truy vấn các cuộc gọi" tới Cơ sở dữ liệu thuê bao chuyển mạng quốc gia.
Chuyển mạng trong tối đa 7 ngày làm việc
Khi muốn chuyển mạng giữ nguyên số, các thuê bao di động sẽ phải thanh toán cho nhà mạng chuyển đến một khoản cước dịch vụ chuyển mạng. Thời gian hoàn thành quá trình chuyển mạng tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu chuyển mạng của thuê bao.
Sau khi chuyển mạng thành công, nhà mạng cũ sẽ cắt các dịch vụ đang cung cấp cho thuê bao còn Nhà mạng mới sẽ mở dịch vụ. Khoảng thời gian giữa lúc cắt và mở dịch vụ không quá 6 giờ đồng hồ.
Để đăng ký chuyển mạng giữ nguyên số, thuê bao phải đáp ứng được một số điều kiện. Đối với thuê bao trả sau, thông tin thuê bao phải đầy đủ, chính xác so với hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông mà thuê bao đã ký với nhà mạng chuyển đi; Không được nợ cước của kỳ thanh toán cước gần nhất; Không sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trong tháng liền trước, hoặc trong tháng đăng ký dịch vụ chuyển mạng. Còn đối với thuê bao trả trước: thông tin thuê bao phải đầy đủ, chính xác theo các quy định về việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước.
Bên cạnh đó, thuê bao phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng chuyển đi (nhà mạng cũ) ít nhất 90 ngày trước khi đăng ký chuyển mạng. Họ cũng không đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu (sang nhượng) số thuê bao; không vi phạm pháp luật hoặc đang bị điều tra về việc vi phạm các hành vi quy định tại điều 12 Luật Viễn thông.
Nhà mạng chuyển đi có quyền từ chối cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho thuê bao, nếu thuê bao không đáp ứng được các điều kiện nói trên, hoặc vi phạm điều khoản tại hợp đồng cung cấp - sử dụng dịch vụ. Tương tư, nhà mạng cũng không cho phép chuyển mạng nếu nhận được yêu cầu hủy chuyển mạng của thuê bao, hoặc khi thuê bao đang đăng ký 1 giao dịch chuyển mạng khác tại cùng thời điểm.
Thuê bao có quyền khiếu nại, thắc mắc về chuyển mạng
Để đăng ký dịch vụ chuyển mạng, thuê bao thực hiện thủ tục đăng ký và phải thanh toán cước dịch vụ chuyển mạng cho Nhà mạng chuyển đến. Khoản cước này sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp. Khi muốn hủy yêu cầu chuyển mạng, thuê bao có thể nhắn tin đến Trung tâm chuyển mạng quốc gia hoặc thông báo cho nhà mạng chuyển đến. Việc hủy yêu cầu phải tiến hành trước thời điểm thuê bao nhận được thông báo về lịch chuyển mạng.
Các thuê bao đã chuyển mạng nhưng do lỗi kỹ thuật của hệ thống chuyển mạng, hoặc không hoàn tất các nghĩa vụ, cam kết với Nhà mạng chuyển đi thì số điện thoại đó phải được hoàn trả về Nhà mạng chuyển đi. Tất nhiên, thuê bao cũng có quyền yêu cầu giải quyết thắc mắc, khiếu nại về việc chuyển mạng.
Các doanh nghiệp viễn thông (cả chuyển đi lẫn chuyển đến) có trách nhiệm phối hợp với Cục Viễn thông xây dựng Quy trình cung cấp dịch vụ chuyển mạng; Đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng lưới, xây dựng hệ thống chuyển mạng của mình, kết nối với Trung tâm chuyển mạng quốc gia.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế và các CP cần cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu chuyển mạng để duy trì cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông; Đảm bảo định tuyến đúng các cuộc gọi, tin nhắn đi và đến thuê bao chuyển mạng. Họ cũng cần có cơ chế bảo vệ dữ liệu thuê bao phù hợp để đảm bảo rằng những dữ liệu này chỉ để phục vụ mục đích thực hiện dịch vụ chuyển mạng hoặc để định tuyến chính xác các cuộc gọi, tin nhắn tới thuê bao chuyển mạng." alt="Chuyển mạng giữ nguyên số di động: Chỉ mất tối đa 7 ngày"/>
Chuyển mạng giữ nguyên số di động: Chỉ mất tối đa 7 ngày
Để sở hữu một chiếc iPhone hay Samsung Galaxy Note 5, người dùng phải bỏ ra không dưới 15 triệu đồng, số tiền đủ để mua đến 4-5 con dế bình dân của các thương hiệu khác trên thị trường. Câu hỏi mà người dùng quan tâm nhất là: Đắt có xắt ra miếng?Tất nhiên, có nhiều điểm khác biệt dễ thấy giữa đồ xịn và đồ rẻ, nhưng cũng có nhiều yếu tố mà người ta khó giải thích được. Bản năng tự nhiên của chúng ta là tin tất cả smartphone cao cấp đều ưu việt và tốt hơn so với đối thủ bình dân của chúng, nhưng không phải là không có ngoại lệ.
Trong cả năm 2015 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ của phân khúc smartphone rẻ nhất. Rất nhiều con dế trên dưới 200 USD mới xuất hiện với thiết kế, kiểu dáng không hề rẻ tiền chút nào. Trái lại, người dùng dễ dàng nhận nhầm chúng với những đối thủ tầm trung, thậm chí cao cấp là khác. Về cấu hình, chúng cũng chẳng thua kém các smartphone đầu bảng của năm 2014 là mấy.
Nhưng nhà sản xuất cũng phải "có lý có tình" khi áp đặt mức giá cao chót vót cho các smartphone đầu bảng của mình chứ? Dưới đây là những yếu tố tạo ra sự khác biệt then chốt giữa hàng cao cấp và hàng bình dân, theo phân tích của Phone Arena:
1. Chất liệu cao cấp, thiết kế sang trọng
Ngay từ cái nhìn ban đầu, trước cả khi cầm máy trên tay, thiết kế của một con dế đã có sức mạnh thu hút người dùng. Nói chung, smartphone cao cấp luôn sở hữu thiết kế bắt mắt, sang chảnh hơn nên không có gì bất ngờ khi nhà sản xuất kết hợp điều đó với chất liệu đẳng cấp và kết cấu chắc chắn, độ bền cao cho máy. Các chất liệu được chuộng dùng là da, kim loại, kính cường lực, trong khi nhựa tiếp tục là lựa chọn đầu bảng của smartphone giá rẻ. Tất nhiên, một vài con dế giá rẻ cũng cố gắng đi theo hướng sang trọng hóa bằng cách chế tác một số bộ phận bằng kim loại, nhưng thường thì cảm giác khi cầm trên tay vẫn rất ọp ẹp, thiếu chắc chắn, sự sáng bóng, trau chuốt không thể so bì được với đồ đắt tiền.
 |
HTC One M9 |
2. Màn hình lớn hơn, phân giải cao hơn
Đây cũng là một đặc điểm phổ biến của tất cả smartphone cao cấp. QHD đã trở thành độ phân giải tiêu chuẩn mới của các model đầu bảng, trong khi hầu hết smartphone bình dân chỉ dừng lại ở 720p.
 |
Samsung Galaxy Note 5 |
3. Công nghệ độc
Không phải mẫu smartphone cao cấp nào cũng tuân thủ nguyên tắc này, nhưng nếu có, đó là điểm cộng rõ rệt. Galaxy Note 5 có bút cảm biến S Pen đặc trưng, iPhone 6s/6s plus là công nghệ màn hình cảm ứng lực 3D Touch. Ngay cả BlackBerry Priv cũng sở hữu bàn phím cảm ứng kiểu mới không đụng hàng.
4. Chipset mới nhất, nhanh nhất
Khi muốn gắn mác cao cấp, cấu hình bên trong của một con máy phải gây được ấn tượng. Đó là lý do vì sao tất cả các smartphone cao cấp đều phải trang bị chipset mới nhất, mạnh nhất hiện hành. Tất nhiên, smartphone giá rẻ vẫn đáp ứng được những tác vụ cơ bản nhất, nhưng khi bạn muốn đa nhiệm hay chạy các game nặng thì sự hụt hơi của chipset bình dân sẽ thể hiện rất rõ.
5. Chơi game nuột
Nhờ chipset mạnh mẽ, các smartphone cao cấp có thể chơi game nuột nhà, nhanh, không có độ trễ, giật. Đây là điều mà các đối thủ giá rẻ không thể cạnh tranh được.
6. Camera ưu việt hơn
Đây cũng là một điểm khác biệt đáng kể để phân loại đâu là hàng xịn, đâu là hàng bình dân. Đúng, số chấm cao chưa chắc đồng nghĩa với chất lượng ảnh cao hơn, nhưng các con dế cao cấp sở hữu sensor lớn hơn, các linh kiện hỗ trợ mạnh hơn giúp tạo ra những bức ảnh với chất lượng đẹp hơn. Ánh sáng là một tác nhân cực kỳ quan trọng trong nhiếp ảnh, và khả năng chụp ảnh yếu sáng sẽ "tố cáo" rõ năng lực có hạn của smartphone bình dân. Ngược lại, những bức ảnh yếu sáng chụp bằng smartphone cao cấp có chất lượng ngày càng cao.
7. Thời lượng pin lâu, thời gian sạc ngắn hơn, sạc không dây
Màn hình lớn, chipset mạnh sẽ gây ra áp lực cực kỳ nặng nề cho pin. Đó là lý do vì sao smartphone cao cấp cũng thường được trang bị pin lớn hơn so với điện thoại giá rẻ. Các bài test pin cho thấy, hầu hết các smartphone đứng đầu về thời lượng đều là smartphone đầu bảng. Ngoài ra, những công nghệ như sạc nhanh, sạc không dây cũng là "đặc sản" riêng của hàng xịn.
T.C
5 smartphone đắt cắt cổ mà bạn không thể mua" alt="Điện thoại đắt tiền khác 'dế' giá rẻ ở điểm nào?"/>
Điện thoại đắt tiền khác 'dế' giá rẻ ở điểm nào?