“Sáng 8/8,ặchiểmnguychàngtraiTrungQuốccứungườikhỏilũxiếtruc tiếp bong da tôi và một số người khác được điều động đến chỗ gần dòng lũ quét chảy qua để ngăn cản người dân đi qua đó. Khi đó, một cậu thanh niên đi xe máy có ý định vượt qua chỗ nước chảy xiết nhưng đã bị chúng tôi ngăn lại”, anh Lý Kiến Quân, người có hành động dũng cảm trên, kể lại.
Hành động cứu người của anh Lý Kiến Quân. Ảnh: Fengmian Xinwen
“Nhân lúc chúng tôi không để ý, cậu thanh niên kia cố tình phi xe qua dòng lũ. Không ngờ nước chảy xiết liền quật ngã cả người lẫn xe. Khi đó tôi đứng gần chỗ cậu thanh niên gặp nạn nhất, nên tôi đã kịp thời chạy tới đó cứu. Nếu tôi chậm khoảng 5 giây, thì cậu thanh niên kia có thể đã bị lũ quét cuốn trôi”, anh Lý nói với tờ Fengmian Xinwen.
Anh Lý Kiến Quân. Ảnh: Fengmian Xinwen
Sau khi video ghi lại cảnh cứu người của Lý được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người bày tỏ sự cảm phục trước hành động dũng cảm của anh.
“Thật quá nguy hiểm. Nếu anh Lý không cẩn thận thì có khi đã bị nước lũ cuốn theo”, một cư dân mạng viết. “Hành động cứu người không ngại hiểm nguy của anh Lý thật đáng tuyên dương”, một người khác nhận xét trên mạng xã hội Weibo.
Tuấn Trần
Dùng máy ủi, anh công nhân cứu hàng chục người trong lũ dữ
Nhờ sự dũng cảm không quản ngại hiểm nguy, nên anh Lưu Tùng Phong sống tại Hà Nam, Trung Quốc đã cứu được 71 người kẹt giữa dòng lũ đang chảy xiết.
Messi trở lại Tây Ban Nha dự sinh nhật HLV Xavi và gặp các đồng đội cũ Barca
Trong bữa tiệc sinh nhật này (25/1), Messi cũng gặp các đồng đội cũ lâu năm ở Barca là Jordi Alba và Segio Busquets. Tuy nhiên, vắng mặt Pique với thông tin, Messi giận đến không thèm nhìn mặt vì nghĩ nếu trung vệ này chịu giảm lương trước thì có lẽ lẽ không phải rời Nou Camp.
Và hôm nay El Confidential đã tiết lộ những gì Messi thổ lộ với HLV Xavi và các đồng đội cũ trong buổi gặp mặt.
Theo nguồn này, tay săn bàn 34 tuổi thừa nhận, đang gặp khó khăn trong việc thích nghi ở PSGvà cuộc sống nói chung trên đất Pháp. Điều đáng kể, Messi không đủ động lực để chiến đấu cho đội bóng thủ đô Paris.
Messi chia sẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ và cũng nhớ thành phố, thời tiết và bạn bè của mình ở Barcelona. Anh cũng rất nhớ sân bóng, hồ bơi trong ngôi nhà của mình ở TP đã gắn bó bao năm, cũng như đây là nơi 3 đứa con của anh được sinh ra.
Messi gặp lại đàn em Neymar thân thiết và chơi cùng Mbappe nhưng không tạo nên điều kỳ diệu ở PSG
El Confidential còn cho biết thêm, Messi rời nhà hàng với tâm trạng không được tốt.
Có nhiều đồn thỗi, Messi có thể trở lại Nou Camp vào mùa hè năm sau, thời hạn hợp đồng giữa anh và PSG kết thúc (2023).
Messi hiện nay mới ghi được 1 bàn ở Ligue 1 cho PSG. Dù có mặt anh thì PSG vừa bị Nice loại ở Cúp QG Pháp. Giờ sự thành bại của đội bóng Paris phụ thuộc vào kết quả của họ tại đấu trường Champions League và chỉ giành danh hiệu mới được xem là thành công.
PSG tiếp Real Madrid tại lượt đi vòng 16 đội Cúp C1 diễn ra lúc 3h ngày 16/2 trước khi đến Tây Ban Nha tái đấu vào 3h ngày 10/3.
L.H
Lewandowski hỏi khó Messi: Sao không bầu The Best cho tôi?
Robert Lewandowski tỏ ra khó hiểu khi Messi không bầu cho anh ở The Best FIFA 2021 sau những gì đã nói ở Quả bóng vàng 2021.
" alt="Messi thú thật tình hình đáng lo ở PSG với Xavi đồng đội cũ Barca"/>
Suốt hai ngày hôm nay, những người lạ mặt tôi gặp trên đường đến trường, những người mà trước giờ tôi không hề để ý cuộc nói chuyện của họ, đều có một tiếng nói chung: Họ đều lo lắng về một con virus mà mắt con người chúng ta không hề thấy.
Trong tiếng xì xào đó, thay vì trấn an tinh thần của nhau như cách mà tôi thấy rất nhiều người ở Việt Nam đang làm ở thời điểm này, những sinh viên ở Mỹ đều phàn nàn về rất nhiều vấn đề từ A-Z. Rằng trường tôi nên đóng cửa ngay lập tức, họ không hề muốn đi học. Họ hi vọng rằng bài kiểm tra ABCD sẽ được dời lại.
Có những bạn lại suy nghĩ ngõ cụt rằng “Bọn họ nghĩ học online thì có thể xong sao. Không phải ai cũng có cùng một kiểu học như nhau. Tốt nhất là nghỉ hết học kì này đi cho xong”.
Có những sinh viên lại nói rằng “Nếu UConn cho nghỉ, nhà trường phải hoàn tiền lại cho họ”, rồi nào là “Những sinh viên nghèo và học sinh quốc tế không có tiền để về nhà lúc này thì sao”…
Mặc cho dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết, các bạn sinh viên năm cuối của tôi lại bối rối về việc tốt nghiệp và công việc.
Mạng xã hội của tôi là cuộc bùng nổ của sự nổi giận, phóng đại cho một sự việc chưa có một tiếng nói nhất định. Hơn hết, ở nơi tôi đang học, chúng tôi chưa vượt qua cũng như giải quyết được việc trường tôi đã có hai vụ tự tử vì trầm cảm từ giữa năm 2019 và một sự việc phân biệt chủng tộc nổi tiếng đến nỗi lên báo quốc gia. Tôi khó mà tập trung làm được việc gì vì dường như không khí xung quanh của chúng tôi chùng xuống.
Đây là lúc chúng ta không thể ví von “Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò” nữa. Mà đó là một hệ quả của xã hội khi chúng ta luôn nhìn vào những con số lạnh lùng của sự hoàn hảo trong giáo dục.
Những đứa bạn học của tôi dần mất đi sự tích cực ở môi trường trường lớp. Giáo dục thành một chỗ xúc tác cho chướng ngại. Đến khi sức khoẻ của con người bị đánh đổi, họ không hề thông cảm cho những người điều hành giáo dục. Thậm chí, khi nghe rằng nghiên cứu khoa học sẽ vẫn được diễn ra, rất nhiều sinh viên trường tôi phàn nàn. Bởi vì đằng sau đó, rất nhiều dự án nghiên cứu được tiến hành không công bởi sinh viên.
Tôi cũng là một trong những sinh viên đó. Sự bắt nạt từ những sinh viên khóa trên với sinh viên khóa dưới ở khuôn viên phòng thí nghiệm, sự chi li tính toán giữa người làm giáo viên với nhau, cuộc đua không ngủ để học giữa các sinh viên là một chuyện muôn thuở không chỉ diễn ra ở trường tôi mà ở khắp mọi nơi ở nước Mỹ cũng như toàn thế giới.
Ở thời điểm này, tôi ước hệ thống giáo dục có thể đẩy con người đối xử với nhau tốt hơn. Là một người yêu khoa học và lịch sử, theo tôi được biết, khi Edward Jenner sáng chế ra vắc xin, ông đã quan sát những cô gái chăn bò và nhận ra rằng hệ kháng sinh của họ đã ghi nhớ tế bào của virus và có cách để phảng khán lại virus đó nếu chúng định xâm nhập cơ thể người thêm một lần nữa. Giáo dục nên là như thế, ở mọi đỉnh cao cũng như cùng cực, nâng đỡ xã hội đi lên bằng sự tận tâm và quan sát của mình.
Khi nghe những tiếng xì xào giận dỗi vì hiệu trưởng trường đại học của tôi chưa thông báo cho học sinh nghỉ, tôi nghĩ ngay đến những người đang thèm khát vị trí của tôi, đó là tôi được đi học.
Khi một diễn đàn trên reddit.com của trường tôi xuất hiện rất nhiều tin giả về một sinh viên bị nhiễm virus corona, lúc đấy tôi chả biết mình muốn gì. Tôi không hề đồng lòng với những suy nghĩ tiêu cực của bạn bè xung quanh trong thời điểm này. Trong lúc quẫn túng giữa sức khoẻ, thành tích, dịch chuyển, tôi mong họ có thể kiên nhẫn chờ đợi và vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày của sinh viên. Đồng thời, tôi cũng ước trường tôi có thể lên kế hoạch giúp chúng tôi tiếp tục được học và được nghiên cứu dù là từ xa. Dẫu sao, tiền học phí của tôi gấp 3 lần sinh viên bản xứ, tôi cũng phải học cho ra đầu ra đũa.
Tôi nghĩ đại dịch này là dịp giáo dục có thể thay đổi những gì cũ kỹ mà nó đang mang trên mình. Giáo dục phải là một nơi mà khi đại hạn xảy ra, con người vẫn có điểm tựa tinh thần để đi lên.
Sắp tới, ở giai đoạn đại dịch này, khi mà giáo dục trở nên điện tử hoá, ít tương tác giữa người với người hơn, chúng ta sẽ cần phải thay đổi cách trao đổi qua điện tử sao cho đàng hoàng, ít hiểu lầm và dễ “nhìn” hơn. Vì con người vốn là động vật thích giao tiếp, chúng ta suy nghĩ đến những điều người khác nói ở mọi giây phút.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục phải dạy cho sinh viên, học sinh cách ứng xử với thông tin đại chúng. Bớt “hiệu ứng đám đông”, bớt tin vào “giật gân” và tham khảo những tin tức uy tín đúng lúc, đúng chỗ nhiều hơn.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của những người còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta phải đối xử với mẹ thiên nhiên như cách chúng ta nâng niu mạng sống của mình.
Điều cuối cùng giáo dục có thể làm đó là tiếp tục cung cấp kiến thức và thúc đẩy sự sáng tạo. Có kiến thức, có sự nhất định chúng ta mới tìm cách bớt “lo lắng” và “vui hơn”.
Hồ Vũ Yến Linh (Sinh viên ĐH Connecticut, Hoa Kỳ)
Sẽ giảm tải khi dạy học qua internet và trên truyền hình
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định sẽ giảm tải khi dạy học qua internet và truyền hình trong thời gian nghỉ dịch covid-19.
" alt="Tâm sự của du học sinh Việt Nam khi Mỹ đối mặt với đại dịch"/>