Có sở thích móc len, đầu năm 2023, Linh quyết định mở một shop bán đồ handmade trên nền tảng mạng xã hội, dựa theo đặt hàng của người tiêu dùng. Để quảng bá sản phẩm, nữ sinh tự chụp ảnh, làm video, thiết kế, viết bài... Quá trình tự tìm tòi, tham gia vào các khâu nhỏ nhất như đóng gói, gửi hàng... trong quá trình vận hành một startup nhỏ khiến Hà Linh dần hiểu hơn về việc marketing và quản trị kinh doanh hiệu quả.
Toàn bộ số tiền thu về từ shop bán đồ khoảng vài triệu/tháng được Linh dùng để làm thiện nguyện tại các mái ấm cho trẻ em khuyết tật. Theo Linh, động lực lớn để em làm các hoạt động này đều đến từ sở thích.
“Em thích móc len nên thử startup và tự học cách quản trị kinh doanh trong startup nhỏ của chính mình. Ngoài ra, em luôn hướng tới các công việc thiện nguyện nên mong muốn có thể làm được nhiều nhất có thể trong giới hạn của bản thân. Đến hiện tại, sau hơn 1 năm, em vẫn duy trì bán các sản phẩm len móc”, Linh nói.
Cuối tháng 3 vừa qua, Linh còn trở thành Quán quân trong cuộc thi AI Innovator Challenge nhờ việc tạo ra một ứng dụng chuyển đổi giọng nói sang ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Theo thể lệ cuộc thi, học sinh sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra một ý tưởng kinh doanh và ứng dụng nó vào các lĩnh vực trong cuộc sống.
Xuất phát từ những khó khăn trong giao tiếp của các em nhỏ câm điếc tại mái ấm Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) mà Linh gặp trong một chuyến đi thiện nguyện, em đã nảy ra ý tưởng sử dụng AI để tạo ra một ứng dụng dịch thuật, giúp chuyển tải mọi thông tin từ giọng nói, hình ảnh, clip, video thành ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại, từ đó hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp hiệu quả. Dự án này vượt qua hơn 600 sản phẩm khác, giúp Linh nhận về giải Nhất và được Hội đồng khoa học đánh giá cao vì những tác động đến xã hội.
Trong hồ sơ nộp tới ĐH Quốc gia Singapore, theo Linh, thách thức nhất vẫn là phần viết luận. ĐH Quốc gia Singapore yêu cầu ứng viên phải viết 5 bài luận với giới hạn từ khắt khe, khoảng 550 – 1.100 ký tự. Linh cho rằng điều này rất khó để vẽ lên tính cách nổi trội và kể được câu chuyện của bản thân.
Cuối cùng, trong bài luận “kể về thành tựu lớn nhất của em”, Linh quyết định viết về niềm đam mê với móc len và hành trình tự xây dựng shop. Hành trình ấy đã giúp Linh hiểu thêm về cách xây dựng thương hiệu, marketing sản phẩm hay cách chụp ảnh, thiết kế.
“Crochet (móc len) vốn là sở thích đã trở thành một con đường hướng em tới ngành marketing. Trong lúc dựng shop, em đã được trải nghiệm thêm về quá trình làm việc, thấu hiểu các đối tượng khách hàng, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. Bài luận đã thể hiện sự kiên trì, luôn tìm tòi và không ngại đổi mới của bản thân em”.
Theo Linh, điểm sáng trong hồ sơ của em là sự cân bằng giữa yếu tố học thuật và hoạt động ngoại khoá. Hầu hết các hoạt động Linh tham gia đều cho em những trải nghiệm khác nhau, từ đó giúp em có sự chuẩn bị sớm về kỹ năng, kiến thức liên quan đến ngành học là Marketing và Quản trị kinh doanh.
“Em đã “vẽ” được chân dung và màu sắc của chính mình, giúp ban tuyển sinh nhìn ra được em là một người như thế nào. Trong tất cả các hoạt động, em đều làm vì bản thân thực sự mong muốn chứ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì khác”, Linh nói.
Hiện tại, nữ sinh vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng vì vẫn đang chờ đợi kết quả từ một trường đại học khác tại Singapore, tuy nhiên Linh cho biết vẫn sẽ theo học ngành Quản trị Kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực Marketing. “Em luôn mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học sẽ quay trở lại Việt Nam để khởi nghiệp”, Linh nói.
Bà Mai Thị Minh Thu, Giám đốc Ban Nhân sự GELEX cho biết: “Được sự quan tâm đầu tư từ ban lãnh đạo, sự hưởng ứng tích cực của các học viên trong hệ thống GELEX, năm 2023 số lượng khóa đào tạo, giờ đào tạo, số lượt học viên tham gia đều tăng. Công tác triển khai đào tạo đang hướng đến mục tiêu đưa GELEX trở thành tổ chức học tập - nơi mỗi cá nhân không ngừng học hỏi và không ngừng đổi mới sáng tạo, bắt kịp xu hướng thời đại”.
Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo
Các chương trình đào tạo tại GELEX được xây dựng với nội dung phong phú; phù hợp cho các nhóm đối tượng học viên. Có thể kể đến như: các buổi đào tạo Hội nhập cho nhân viên mới; các chương trình đào tạo giúp hoàn thiện và nâng cao các năng lực lãnh đạo, quản lý; hay các khóa học nâng cao các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn cho CBNV cấp nghiệp vụ,…
Điều này thể hiện tính đồng bộ, hệ thống trong công tác đào tạo cũng như sự quan tâm của Ban Lãnh đạo GELEX đối với công tác bồi dưỡng, phát triển cho mọi cấp nhân viên, nhằm cải thiện năng lực làm việc, nâng cao hiệu suất và tạo cơ hội để CBNV phát huy những tiềm năng của cá nhân, xây dựng văn hóa học tập bình đẳng và nâng tầm chất lượng chung cho đội ngũ nhân sự của hệ thống…
Nhằm hướng tới hiệu quả tiếp thu cao nhất cho các học viên, bộ phận đào tạo cũng đã đưa ra các phương thức truyền tải bài học khác nhau, kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo, xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo chi tiết từng khóa và lựa chọn các công cụ, phương tiện, trang thiết bị phù hợp… mang đến những trải nghiệm học tập phong phú, mới mẻ, phá bỏ những rào cản trong học tập truyền thống và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của công nghệ.
Lan tỏa văn hóa chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp
Bên cạnh đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ các tổ chức giáo dục uy tín, GELEX cũng chú trọng việc xây dựng, trang bị và bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giảng viên nội bộ nhằm đa dạng hóa các hình thức học tập, tận dụng nguồn tri thức từ nội tại và lan tỏa văn hóa chia sẻ tri thức.
Trong môi trường doanh nghiệp, giảng viên nội bộ là những người chia sẻ, truyền đạt thông tin, kỹ năng, kiến thức cho đồng nghiệp và các thành viên trong tổ chức, đồng thời, truyền cảm hứng, khích lệ những cá nhân trong tổ chức nắm bắt được những thông tin quan trọng và áp dụng vào công việc hàng ngày.
“Việc xây dựng một đội ngũ giảng viên nội bộ tại GELEX không chỉ giúp doanh nghiệp có được sự chủ động trong các hoạt động đào tạo mà còn góp phần quan trọng giúp phát triển văn hóa học tập tại tổ chức khi hoạt động học tập trong hệ thống trở nên gần gũi và ngày một sôi nổi, mới mẻ”, bà Mai Thị Minh Thu cho biết.
Dưới góc độ của một người thường xuyên tham gia các khóa đào tạo do giảng viên nội bộ GELEX đứng lớp, chị Bùi Thị Hải Yến - Chuyên viên Ban Kiểm toán nội bộ - cho rằng: “Các ví dụ thực tế, bài học tình huống trực tiếp xảy ra trong doanh nghiệp giúp buổi học sôi nổi và cuốn hút hơn, cũng như giúp CBNV có thêm kiến thức chuyên môn để xử lý và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các lớp đào tạo còn tăng cường sự gắn kết, cảm thấy mình không chỉ là một phần của nhóm công việc, mà còn là một phần của một tập thể lớn để có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau”.
“Sự kết nối với đồng nghiệp và việc chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã từng làm việc chung giúp tạo ra môi trường làm việc đoàn kết, tăng cường sự tương tác, nâng cao chất lượng và gia tăng sức mạnh nội tại. Đó cũng là nền tảng vững chắc để GELEX vươn tới thành công và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững”, đại diện GELEX nhấn mạnh.
Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập, Ban Lãnh đạo GELEX luôn tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn lực tối đa về mọi mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo cấp cao đã tiên phong xây dựng nội dung, tổ chức đứng lớp để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm tại các buổi Hội thảo, đào tạo nội bộ… truyền cảm hứng cho văn hóa học tập, trở thành một nét văn hóa sâu sắc của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để khơi dậy tinh thần học tập và hiện thực hóa mục tiêu xây dựng GELEX trở thành tổ chức học tập.
“Đích đến của tổ chức học tập là nơi có các mô hình học hiện đại, được vận hành một cách hệ thống, thuận tiện và xuyên suốt”, bà Mai Thị Minh Thu, Giám đốc Nhân sự GELEX nhấn mạnh.
Cũng theo bà Thu, công tác đào tạo, học tập đã và đang phát huy giá trị trong việc nâng cao chất lượng và gia tăng sức mạnh cho nguồn nhân lực đa thế hệ của GELEX, duy trì và thu hút nhân tài, tạo nên sự bền vững cho doanh nghiệp trên hành trình phát triển.
Đậu Linh
" alt=""/>GELEX đầu tư nguồn lực xây dựng tổ chức học tậpÚc hạn chế xử lý hồ sơ giáo dục có "rủi ro cao"
Trong năm 2024, Úc sẽ xử lý các đơn xin thị thực du học sinh dựa trên mức độ rủi ro của nhà cung cấp giáo dục (risk level of providers). Các trường thuộc nhóm rủi ro thấp sẽ được ưu tiên xét visa nhanh hơn.
Level của trường sẽ được xác định dựa trên tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỉ lệ sinh viên có việc làm và tỉ lệ sinh viên bị từ chối visa.
Canada giới hạn số lượng du học sinh mỗi tỉnh bang
Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) sẽ phân bổ một mức giới hạn cho mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ đối với việc tiếp nhận du học sinh. Sau đó họ sẽ phân bổ lại mức chỉ tiêu tiếp nhận cho các cơ sở học tập được chỉ định (DLI - designated learning institutions).
Để bắt đầu áp dụng mức giới hạn này, kể từ ngày 22/1/2024, mọi hồ sơ xin giấy phép học tập (study permit) nộp cho IRCC cũng sẽ yêu cầu thư chứng thực từ một tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ. Các tỉnh và vùng lãnh thổ dự kiến thiết lập quy trình cấp thư chứng thực cho sinh viên chậm nhất là vào ngày 31/03/2024.
Thay đổi thời gian ở lại làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi Úc bỏ áp dụng cộng thêm năm cho một số ngành ưu tiên, thời gian làm thêm của sinh viên quốc tế tại quốc gia này chỉ còn 24 tiếng thay vì không giới hạn kể từ tháng 7 năm ngoái. Ngoài ra, sinh viên ở nhiều ngành nghề chỉ được ở lại làm việc 2 - 4 năm sau khi tốt nghiệp, giảm 2 năm so với trước đây.
Còn tại Canada, sau khi Bộ Di trú công bố tiêu chí cấp PGWP và OWP mới, từ 01/09/2024, sinh viên quốc tế bắt đầu chương trình học nằm trong thỏa thuận cấp phép chương trình giảng dạy sẽ không còn đủ điều kiện để được cấp Giấy phép lao động sau tốt nghiệp (PGWG).
Ngoài ra, giấy phép lao động mở (open work permit) sẽ chỉ được cấp cho vợ/chồng của sinh viên quốc tế theo học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại Canada. Vợ/chồng của sinh viên quốc tế ở các cấp học khác, bao gồm cả chương trình đại học và cao đẳng, sẽ không còn đủ điều kiện để xin giấy phép làm việc này.
Tìm cơ hội du học trước tình hình mới
Chị Kha Nguyễn - trưởng bộ phận tư vấn du học của Công ty TNHH Avenue To Success (ATS) cho biết, mặc dù nhiều quốc gia đang siết chính sách với du học sinh, tuy nhiên đa số các chính sách đều chủ yếu nhắm đến nhóm du học sinh có rủi ro cao, du học với mục đích khác so với mục đích được trong thị thực. Thế nên, những sinh viên du học thật vẫn có cơ hội thành công, chỉ cần chuẩn bị hồ sơ chỉn chu.
Trong giai đoạn các nước thắt chặt việc xét duyệt hồ sơ, cấp visa, các học sinh, sinh viên cần chú ý thể hiện rõ mình có ý định du học nghiêm túc và có năng lực phù hợp.
Theo chị Kha Nguyễn, hiện nay, các hồ sơ có bảng điểm học tập khá, giỏi, có tiếng Anh tốt cùng với việc chứng minh gia đình có thu nhập ổn định và điều kiện tài chính vững vàng sẽ được ưu tiên xét duyệt.
Trước những chính sách thắt chặt thị thực của Úc, Canada, du học sinh cần xác định và lên kế hoạch từ sớm. Nếu có kế hoạch du học từ sớm, các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn về thành tích học tập cũng như các chứng chỉ tiếng Anh cần thiết. Ngoài ra, các bạn học sinh, sinh viên cũng cần tìm hiểu trước về trường, về ngành và những yêu cầu cần thiết để thể hiện được mục tiêu khi du học của mình là nghiêm túc.
Tháng 5 này, ATS tổ chức lễ hội du học và học bổng, mang đến cho các bạn sinh viên, học sinh cơ hội: gặp gỡ trực tiếp các đại diện trường hàng đầu đến từ Úc và Canada, tìm hiểu về các yêu cầu từ trường, cũng như được giải đáp những thắc mắc về du học trong năm 2024.
Bên cạnh đó, tham gia sự kiện, các bạn trẻ được tư vấn chọn trường, chọn ngành và lên lộ trình du học phù hợp nhất; tư vấn cũng như điều kiện cần thiết để chinh phục visa du học thành công cùng đội ngũ chuyên nghiệp từ ATS.
Sự kiện hoàn toàn miễn phí. Đăng ký tại: https://bit.ly/3UUKx7f Lễ hội du học và học bổng ATS - TP. HCM: Thời gian: 15h - 18h, Thứ Bảy, ngày 18/05/2024. Địa chỉ: Liberty Central Saigon CityPoint, tầng 2, số 59 Pasteur, Bến Nghé, quận 1. - Hà Nội: Thời gian: 09h - 12h, Chủ Nhật, ngày 19/05/2024. Địa chỉ: Novotel Thái Hà, tầng 1, số 2 Thái Hà, Trung Liệt, quận Đống Đa. |
Duyên Phan(Tổng hợp)
" alt=""/>Mở cánh cửa mới khi Úc, Canada siết thị thực du học