Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định, tọa đàm này là cơ hội tốt để các bên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục thông qua hình thức đào tạo ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Người đứng đầu Bộ GD&ĐT Việt Nam cho biết, thời gian tới, bệnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường, hình thức dạy và học trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục Việt Nam. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nền giáo dục của Australia đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo trực tuyến, trực tuyến kết hợp trực tiếp, đạt chuẩn quốc tế. Bộ GD&ĐT mong muốn Australia và Đại học RMIT nói riêng sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ về học liệu, kết nối những bên liên quan để phát triển hình thức đào tạo này ở các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng tại Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới, bệnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường, hình thức dạy và học trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục Việt Nam. |
“Việc đẩy mạnh chuyển đổi số với sự đóng góp từ các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ khẳng định mục tiêu phù hợp của Việt Nam khi thúc đẩy hội nhập quốc tế trong giáo dục, từ đó tiếp cận nhanh và bền vững với những tiến bộ, xu thế mới nhất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam và thế giới”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Tại tọa đàm, lãnh đạo phụ trách đào tạo của Đại học RMIT, Đại học Mở Hà Nội và Đại học Anh Quốc Việt Nam đã chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm của trường mình trong quá trình chuyển đổi sang học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp - kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Lấy ví dụ từ Đại học RMIT, trường cung cấp các chương trình đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số với chất lượng quốc tế, đồng thời hợp tác với các nhà lãnh đạo tư duy và chuyên gia đa ngành để đem đến trải nghiệm học tập linh hoạt nhất. Năm nay, trường đã chuyển đổi thành công hơn 5.000 môn học sang trực tuyến trên toàn cầu nhằm ứng phó với những hạn chế do Covid-19 gây ra.
Riêng tại RMIT Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc rà soát 190 môn học và ứng dụng phương pháp tốt nhất để dạy trực tuyến các môn học này, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm sinh viên bằng cách “trực tuyến hóa” các dịch vụ như hỗ trợ học tập, thư viện, chăm sóc sức khỏe và tâm lý.
Mặc dù các cơ sở của Đại học RMIT tại Việt Nam đã mở cửa đón sinh viên học trực tiếp từ tháng 6/2020, trường vẫn cung cấp lựa chọn học trực tuyến cho khoảng 30 môn học, bên cạnh phương thức trực tiếp.
Ông Martin Bean, Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học RMIT và ông Peter Coloe, Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam tham gia tọa đàm theo hình thức trực tuyến từ thành phố Melbourne (Úc). |
Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam, Giáo sư Peter Coloe cho biết học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến là “trạng thái bình thường mới” tại RMIT. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt và dễ tiếp cận cho sinh viên.
“Trong thế giới ngày càng số hóa mạnh mẽ và kết nối rộng khắp, học tập trực tuyến sẽ đem đến cơ hội học tập cho thêm nhiều lãnh đạo tương lai của Việt Nam, dù họ có ở đâu đi chăng nữa”, Giáo sư Coloe nhận định.
Tọa đàm “Chính sách giáo dục trực tuyến và nâng cao số hóa trong giáo dục” đã khởi động chuỗi tọa đàm chính sách “Việt Nam dẫn đầu (Vietnam Leads)” được Đại học RMIT tổ chức trong năm 2020 và 2021 nhân dịp kỷ niệm 20 năm trường hoạt động tại Việt Nam. Chuỗi sự kiện này nhằm đóng góp vào thảo luận chính sách về các vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam và khu vực, tập trung vào các cơ hội và thách thức nảy sinh trong bối cảnh Covid-19 toàn cầu.
Theo Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie, sáng kiến về chuỗi sự kiện này là “ví dụ điển hình” về hợp tác Australia - Việt Nam trong các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội.
“Australia và Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với nhau nhằm mở rộng hợp tác song phương trong giáo dục, phát triển kỹ năng và việc làm. Bất chấp tác động của Covid-19 lên Australia và Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua những ưu tiên phát triển sẽ giúp nền kinh tế và xã hội của hai nước tiến lên phía trước. Đặc biệt, trong những giai đoạn khó khăn như hiện nay, hợp tác và trao đổi kiến thức sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải pháp sáng tạo vì lợi ích chung", Đại sứ Mudie nhấn mạnh.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020, giáo dục được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực Việt Nam sẽ ưu tiên chuyển đổi số, bên cạnh 7 lĩnh vực khác gồm: y tế, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp. Theo đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam sẽ chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp như: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa… |
Vân Anh
Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân.
" alt=""/>Úc và Việt Nam hợp tác chia sẻ về đổi mới kỹ thuật số trong giáo dụcĐây là tấm lòng bà Nguyễn Kim Thúy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đỉnh Vàng, một doanh nhân tích cực làm thiện nguyện gửi đến em Hà. Ngoài ra, em Thanh Hà còn nhận được thêm 30 triệu đồng từ ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong.
Doanh nhân Nguyễn Kim Thuý (bên phải) tặng số tiền 30 triệu đồng cho em Hà |
Đến tận nơi, trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi em Hà, bà Thuý bày tỏ: “Tôi thật sự xúc động khi đọc được bài báo viết về hoàn cảnh của cháu. Còn nhỏ mà cháu đã mắc đồng thời 2 bệnh hiểm nghèo. Một cô bé thông minh, xinh xắn, chăm học nhưng phải nghỉ học, chịu đựng đau đớn. Ngoài số tiền trực tiếp tặng cháu nhằm hỗ trợ một phần chi phí thuốc men, tôi đã xin số điện thoại của gia đình để sau này tiện hỏi thăm".
Được biết ngoài nỗi lo bệnh tật của con, bố mẹ Hà còn đang gồng gánh hai khoản nợ lên đến 200 triệu đồng cùng tiền thuốc duy trì hiện tại. Trong khi đó một người phải nghỉ việc chăm con, một người phụ hồ, bốc vác, thu nhập chẳng đáng là bao.
"Một con én nhỏ chẳng làm nên mùa Xuân", với suy nghĩ làm việc thiện cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, hãy cùng lan tỏa yêu thương, hãy cùng nhau góp gió thành bão, không quan trọng bạn cho đi bao nhiêu, 100 ngàn đồng hay hàng triệu đồng..., bà Thuý mong ai cũng có thể giúp đỡ cháu Hà vượt qua bệnh tật, có cuộc sống khỏe mạnh và thực hiện được mơ ước giống như bao cháu bé khác.
Bà Thuý cũng chia sẻ: "Nhờ có báo VietNamNet làm cầu nối tin cậy giữa bạn đọc và những hoàn cảnh khó khăn, tôi mới có điều kiện tiếp xúc và hỗ trợ mẹ con cháu Hà. Tôi cũng lập nhóm trao đổi hàng ngày với mẹ cháu về tình hình sức khỏe của cháu. Phải chiến thắng bệnh tật bằng ý chí và lòng dũng cảm".
Bé Thanh Hà đã có thêm một khoản tiền để chữa bệnh trong thời gian tới |
Chị Hằng (mẹ Thanh Hà) rưng rưng xúc động trước sự quan tâm của mọi người dành cho con mình |
Xúc động trước tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm, chị Hoàng Thị Hằng (mẹ bé Thanh Hà) chia sẻ: “Gia đình tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến báo VietNamNet đã giúp đỡ, chia sẻ hoàn cảnh của cháu đến với mọi người và vô cùng cảm ơn cô Kim Thúy, bác Quốc Dũng đã động viên giúp đỡ cháu Hà có thêm động lực chữa bệnh. Số tiền trên, gia đình hứa sẽ dùng vào việc điều trị chữa bệnh cho cháu đúng mục đích”.
Chị Hằng cho biết thêm, hiện Hà vẫn đang truyền hóa chất đợt 5, sau đó sẽ đi kiểm tra lại để làm phẫu thuật.
Về phía bệnh viện, chị Cao Thị Thảo cán bộ PCTXH, bệnh viện K3 Tân Triều gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm. Chị mong rằng báo VietNamNet luôn là cầu nối để các hoàn cảnh khó khăn ở bệnh viện được nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Ông Tăng Chí Thượng cho hay, UBND thành phố đã giao cho Sở Y tế việc tặng giấy khen cho khoảng 40.000 nhân viên y tế, tình nguyện viên trên cả nước đã đến thành phố giúp chống dịch. Sở Y tế đã làm xong nhưng kinh phí khen thưởng đến nay vẫn chưa thấy.
“Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố nói không có kinh phí. Liên hệ với Sở Tài chính thì nói chỉ cấp kinh phí cho ban Thi đua - Khen Thưởng, Ban thi đua lại chỉ cấp cho bằng khen chứ không cấp cho giấy khen. Tổng kinh phí cho việc khen thưởng dự kiến là khoảng 19 tỷ đồng", ông Thượng thẳng thắn
Trả lời Sở Y tế, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết, thành phố đã giao Sở Y tế tổng hợp nhiều nội dung liên quan đến kinh phí phòng chống dịch Covid-19, trong đó có nội dung thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, đến nay, UBND TP vẫn chưa nhận được báo cáo đầy đủ để có thể làm việc với Sở Y tế.
Cũng trong cuộc họp, Sở Y tế TP.HCM đã báo cáo về tình hình căng thẳng của sốt xuất huyết ở phía Nam với 42 ca tử vong. Type huyết thanh chủ yếu là DEN1, nhưng đã có sự tăng cao của type DEN2 tương ứng với số ca nặng đang tăng cao.
"Dịch sốt xuất huyết năm 2022 sẽ bùng phát mạnh, số ca nặng, ca tử vong sẽ tiếp tục tăng cao nếu không có biện pháp quyết liệt ngay từ bây giờ", ông Thượng cho hay.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành y tế sẽ tập trung thành lập Trung tâm mua sắm thuốc, vật tư trang thiết bị y tế; thực hiện đề án nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật; đề án y tế cộng đồng, y tế cơ sở; củng cố mạng lưới cộng tác viên sức khỏe…
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký quyết định chuyển tất cả trung tâm y tế vừa được chuyển về các quận, huyện tiếp quản sau một thời gian trực thuộc Sở Y tế. Sở Y tế cho biết sẽ hỗ trợ hết sức về chuyên môn để các Trung tâm hoạt động tốt.
Linh Giao