Ngân hàng | Phí dịch vụ theo năm hoặc theo tin nhắn |
Bangkok Bank (Thái Lan) | 105.000 đồng/năm |
DBS Bank (Singapore) | Miễn phí |
Maybank (Malaysia) | Miễn phí |
BDO Unibank (Philippines) | Miễn phí |
Bank Mandiri (Indonesia) | 800 đồng/tin nhắn |
Trong đó, ngân hàng lớn nhất Thái Lan (tính theo tổng giá trị tài sản) là Bangkok Bank có phí SMS thấp nhất, với 15 baht/tháng (10.000 đồng) và không giới hạn số lượng tin nhắn. Ngoài ra, ngân hàng này cũng ưu đãi dịch vụ cho khách hàng khi đăng ký theo năm với mức phí chỉ vào khoảng 105.000 đồng/năm.
Các ngân hàng nội địa khác tại Thái Lan như Kasikorn Bank, Krungthai Bank hay Siam Commercial Bank cũng đều có mức phí SMS khá thấp, trong khoảng 17-19 baht/tháng. Ngoài ra, hầu hết ngân hàng tại Thái Lan đều không tính phí theo số lượng tin nhắn, mà thu theo dạng phí thường niên. Đây được coi là mức phí tương đối rẻ của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Singapore, nhiều ngân hàng nội địa còn mang đến ưu đãi miễn phí cho toàn bộ dịch vụ SMS biến động số dư. Trong đó, 2 ngân hàng lớn nhất là DBS Bank và OCBC Bank đều miễn phí dịch vụ này cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải trả phí trong trường hợp gửi tin nhắn đăng ký các dịch vụ mới, tùy thuộc vào nhà mạng tại Singapore.
Một số ngân hàng lớn khác tại Singapore như United Overseas Bank vẫn tiến hành thu phí SMS. Trong đó, mức thu dao động trong khoảng 8 USD/tháng và 12 USD/tháng trong trường hợp sử dụng thêm SWIFT GPI (chuyển tiền quốc tế). Ngược lại, ngân hàng quốc tế Citibank Singapore lại không thu phí dịch vụ SMS của khách hàng.
|
Bangkok Bank và Kasikorn Bank đều không tính phí theo số lượng tin nhắn. |
Ngân hàng CIMB thuộc tập đoàn đa quốc gia CIMB Group Holdings Berhad, nằm trong top 5 doanh nghiệp Đông Nam Á và là ngân hàng lớn thứ hai tại Malaysia. Tại đây, dịch vụ ngân hàng thực hiện thông qua tin nhắn được cung cấp tùy theo nhu cầu của khách hàng với mức phí 0,2 RM/tin nhắn (khoảng 1.000 đồng/tin nhắn).
“Ngân hàng đang lên kế hoạch cho ra mắt ứng dụng mobile banking mới trong nửa đầu năm 2022 sắp tới”, CEO Datuk Abdul Rahman Ahmad chia sẻ với The Malaysian Reverse.
Ngược lại, ngân hàng RHB tại Malaysia không thu phí khách hàng sử dụng dịch vụ SMS banking.
Trong khi đó, BDO Unibank, ngân hàng lớn nhất của Philippines, cũng không áp dụng mức phí với người dùng dịch vụ SMS banking. Tuy nhiên, website của ngân hàng cũng lưu ý nếu thuê bao di động đang ở nước ngoài và dùng dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế), phí tin nhắn sẽ bị tính thêm cước dịch vụ.
BDO Unibank, thường được gọi là Banco de Oro, là ngân hàng lớn nhất tại Philippines xét về tổng tài sản và theo giá trị vốn hóa thị trường. Hiện tại, BDO Unibank là ngân hàng lớn thứ 15 ở Đông Nam Á và có trụ sở tại Makati (Philippines).
Ngân hàng Bank Negara Indonesia (BNI) thuộc sở hữu nhà nước tại Indonesia cũng cung cấp dịch vụ tin nhắn nhằm nâng cao bảo mật và dễ dàng truy cập thông tin giao dịch. Dịch vụ sẽ được tính phí tùy thuộc vào nhà mạng di động của khách hàng trải dài từ 550 IDR/tin nhắn (900 đồng/tin nhắn) đến 1320 IDR/tin nhắn (2.000 đồng/tin nhắn).
|
BDO Unibank là ngân hàng lớn nhất tại Philippines miễn phí dịch vụ SMS Banking. Ảnh: Nikkei. |
Trong khi đó, Bank Mandiri, ngân hàng lớn nhất về giá trị tài sản của Indonesia, thu phí 500 IDR/tin nhắn (800 đồng/tin nhắn) cho SMS Banking.
Tại Việt Nam, nhiều người đang than phiền về việc các ngân hàng tăng giá dịch vụ SMS banking. Trên mạng xã hội và các nhóm bàn luận, một số người dùng cho biết sẽ bỏ tính năng nhận SMS, chuyển sang nhận thông báo trên ứng dụng.
Theo nhận định của chuyên gia Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập kiêm CEO công ty bảo mật CyRadar, việc chuyển thông báo từ SMS sang bên trong ứng dụng có thể đảm bảo an toàn cho người dùng, giảm khả năng bị tấn công qua hình thức giả mạo tin nhắn thương hiệu.
(Theo Zing)
Vietcombank lên tiếng về việc tăng phí SMS Banking
Mới đây, Vietcombank đã lên tiếng giải đáp thắc mắc của khách hàng về việc tăng phí SMS Banking.
" alt="Các ngân hàng lớn tại Đông Nam Á thu phí SMS ra sao?"/>
Các ngân hàng lớn tại Đông Nam Á thu phí SMS ra sao?
Dự án “đầu voi đuôi chuột”Tháng 5/2011, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thiện ký giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tre Nguồn thực hiện dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort & Spa tại Khu du lịch Nam Thiên Cầm (thuộc thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên).
|
Hai khu đất đẹp nhất tại khu du lịch Thiên Cầm được giao cho Công ty Tre Nguồn đầu tư dự án nhưng hiện đã chậm tiến độ gần 8 năm |
Dự án có tổng diện tích hơn 1,7ha án ngữ tại khu vực đẹp nhất nhì Khu du du lịch Thiên Cầm. Đất dự án được chia làm 2 khu riêng biệt, khu đất thứ nhất có 3 mặt tiền, phía đông giáp biển, phía bắc và phía tây giáp đường lớn còn phía đông giáp với công viên của Khu du lịch. Khu đất thứ 2 nằm đối diện hướng tây của khu đất thứ nhất, khu đất này có 2 mặt tiền.
Tổng số vốn đầu tư dự án này là 100 tỷ đồng. Quy mô dự án gồm khối khách sạn 11 tầng, khu Spa cao cấp 2 tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp 2 tầng, khối nhà hàng 1 tầng, hệ thống sân thể thao ngoài trời, bể bơi và khu vực giải trí. Thời hạn thực hiện dự án là 49 năm. Tiến độ thực hiện dự án bắt đầu từ quý III/2011, đến quý IV/2012 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
|
Ngôi nhà lễ tân bằng tranh tre tại dự án | Sau gần chục năm nhưng nhà đầu tư chỉ mới xây dựng hoàn thành khối nhà 1 tầng |
|
Dự án được thực hiện với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước; giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương; đồng thời tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Song, thực tế không như nhà đầu tư “tô vẽ”, sau gần thập kỉ đi vào triển khai, nhìn vào dự án này không chỉ mang lại nỗi thất vọng của người dân và ngay cả chính quyền địa phương cũng “ngao ngán”.
Sau 9 năm, nhà đầu tư chỉ mới xây dựng 7/7 khối nhà Bungalow 1 tầng và một số hạng mục phụ trợ như sân đường nội bộ, trạm biến thế, khu xử lý nước thải, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh…, các hạng mục khối nhà Bungalow 2 tầng, khu Spa, khu ẩm thực xây dựng dở dang. Hạng mục chính khối khách sạn 11 tầng, khu nhà ở cho nhân viên chưa triển khai xây dựng.
Quan sát tại hiện trường, khu vực khối nhà Bungalow 1 tầng cửa đóng im lìm không một bóng người. Khu vực sân nhếch nhác lá cây, rác nhưng không có người quét dọn. Thực trạng này cũng xảy ra tại khối nhà làm bằng tranh tro phía đối diện với biển.
Mặc dù các hạng mục đã hoàn thành rất ít và hầu hết là công trình phụ trợ nhưng theo báo cáo của nhà đầu tư đến nay đã rót 60 tỷ đồng vào dự án này.
|
Phần mặt tiền hướng ra biển được sử dụng làm quán café, quán nhậu. |
Bình luận về con số này lãnh đạo BQL Khu du lịch Thiên Cầm cho biết, nếu đã đầu tư 60 tỷ đồng thì dự án phải thực hiện được hơn 50%, trong khi đó hiện nay nhà đầu tư chỉ mới xây dựng 1 khối nhà một tầng, nhiều hạng mục quan trọng như khách sạn, khu nghỉ dưỡng… chưa xây dựng.
Theo tìm hiểu, chủ của dự án này là bà Nguyễn Thu Hương (trú tại TP Hà Nội). Vài năm gần đây, một phần mặt tiền hướng ra biển của dự án này được sử dụng làm cafe, quán nhậu.
Vi phạm kéo dài, đề xuất thu hồi dự án
Quá trình kiểm tra tại dự án, cơ quan chức năng kết luận dự án này chậm tiến độ 7 năm 8 tháng; thực hiện xây dựng một số hạng mục không theo quy hoạch; đặc biệt, nhà đầu tư đã không chấp hành thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đến nay, nhà đầu tư đang nợ hơn 3 tỷ đồng tiền thuế thuê đất.
Dù vậy ngày 15/7, Công ty TNHH Tre Nguồn đã có văn bản gửi UBND tỉnh với nội dung xin điều chỉnh quy mô dự án và huy động việc góp vốn từ các nhà đầu tư khác để tiếp tục thực hiện.
|
Khối nhà Bungalow 1 tầng xây dựng xong nhưng không sử dụng |
Công ty xin điều chỉnh quy mô dự án từ tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng lên 430 tỷ đồng… cam kết hoàn thành nghĩa vụ thuế, các thủ tục điều chỉnh dự án trong quý III/2020 nếu được UBND tỉnh chấp thuận cho điều chỉnh dự án.
Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Hoàng Anh đánh giá, dự án của Công ty TNHH Tre Nguồn chiếm diện tích khá lớn trong khu du lịch nhưng kết quả đầu tư chỉ là các hạng mục tạm bợ, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến cảnh quan. Do đó, huyện Cẩm Xuyên đề xuất chấm dứt hoạt động của dự án này.
|
Phía trong tại dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort & Spa |
Sở TN&MT và Sở Tư pháp cho rằng Công ty đã chậm tiến độ trong thời gian dài, đã vi phạm nhiều về đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế; hơn nữa theo đánh giá của Sở Tư pháp thì việc nhà đầu tư đề xuất nhà đầu tư khác góp vốn để tiếp tục thực hiện dự án là khó có cơ sở để triển khai, 2 sở này đề nghị UBND tỉnh thu hồi dự án.
Trong khi đó, Sở Tài chính và Chi cục Thuế Hà Tĩnh đề nghị nhà đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tự chấm dứt dự án để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ quy định của pháp luật.
Từ những sai phạm của nhà đầu tư cũng như ý kiến của sở, ngành và UBND huyện Cẩm Xuyên, Sở KH&ĐT xét thấy rằng dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort & Spa có cơ sở chấm dứt hoạt động. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh không xem xét chấp thuận các đề xuất của Công ty TNHH Tre Nguồn về gia hạn thời gian thực hiện, điều chỉnh dự án.
Lê Minh
Đống tiền chôn trong hàng trăm dự án bỏ hoang ở Hà Nội
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung báo chí phản ánh hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở Hà Nội gây lãng phí tài nguyên đất.
" alt="Sai phạm tại dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort & Spa"/>
Sai phạm tại dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort & Spa