Vợ chồng ở Yên Bái gom góp 2 triệu đi xe Tết nhưng chỉ phải 'trả' 0 đồng
Chuyến xe 0 đồng chở những người không quen
Trưa 27 Tết,ợchồngởYênBáigomgóptriệuđixeTếtnhưngchỉphảitrảđồđường lên đỉnh olympia bà Ngô Thị Huệ (67 tuổi) và chồng ăn vội suất cơm rồi tập trung ở trước sảnh Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Lúc này, người phụ nữ quê ở Văn Yên, Yên Bái mới cảm nhận được chút không khí Tết. Bà được những người không quen hỏi han thân tình, trao những món quà nhỏ và đặc biệt dành tặng một chuyến xe ấm áp.
Hơn nửa năm nay, bà Huệ ở Hà Nội chăm chồng điều trị ung thư. Việc chữa trị vô cùng tốn kém, hai vợ chồng tiết kiệm từng suất cơm, chỉ dám thuê manh chiếu ngủ 50 nghìn đồng ở một phòng trọ.
Sức khỏe của chồng yếu nhiều do bệnh tật, nên nghĩ đến cảnh chen chúc trên những chuyến xe khách ngày Tết, nhiều đêm, bà Huệ thấp thỏm đến mất ngủ.
Trong những ngày cuối năm bộn bề lo lắng ấy, người phụ nữ 67 tuổi nhận được tin mình sẽ được đi chuyến xe 0 đồng. "Nghe bác sĩ thông báo, tôi thở phào nhẹ nhõm, chúng tôi được hai tài xế tốt bụng đưa về tận nhà mà không mất bất cứ một chi phí nào", bà Huệ kể.
"Hai tài xế tốt bụng" mà bà Huệ nhắc đến là anh Nghiêm Văn Quang và anh Đoàn Minh Phú (cùng sinh sống ở Hà Nội) - thành viên của nhóm "PUN - Hành trình kết nối yêu thương". Họ không phải là những tài xế chuyên nghiệp, nhưng thường xuyên bỏ tiền túi, điều khiển xe cá nhân đi khắp các tỉnh thành đưa bệnh nhân nghèo về nhà mà không lấy bất cứ một chi phí nào.
Thời điểm cuối năm, mỗi người đều có những công việc bận rộn riêng, song anh Quang, anh Phú vẫn sắp xếp thời gian đăng ký nhận các cuốc xe 0 đồng.
"Tôi xin nghỉ phép một ngày để kết hợp với thành viên trong nhóm đưa các bệnh nhân về quê ăn Tết. Chúng tôi muốn dành tặng các bệnh nhân chuyến xe miễn phí thay một món quà nhỏ, bù đắp phần nào sự kém may mắn, thiệt thòi cho họ. Chúng tôi mong những chuyến xe này sẽ giúp lan tỏa yêu thương và những thông điệp tốt đẹp tới cộng đồng", anh Phú nói.
Trên chuyến xe 0 đồng chiều 27 Tết của anh Quang, anh Phú còn có chị Bùi Thị Hương (quê Lào Cai).
Chị Hương đã ở Hà Nội hơn nửa năm để điều trị bệnh ung thư vú. Nghĩ đến cảnh các con háo hức ra ngõ đón mẹ, chị lại trực trào nước mắt.
Chị Hương nghẹn ngào cho biết, dù không quen biết anh Quang và anh Phú nhưng chị được hai anh đưa về tận nhà. Chị Hương chưa bao giờ được đi một chuyến xe êm ái và được đối xử như người thân trong nhà như vậy.
"Tôi có lịch ra viện cách đây 3 ngày, nhưng đã cố xin ở lại để đi chuyến xe này".
Món quà ấm lòng
Chiều cùng ngày, anh Nguyễn Văn Thanh (38 tuổi, quê ở Văn Chấn, Yên Bái) cùng vợ và con trai 8 tháng tuổi cũng được về nhà sau gần 3 tháng điều trị ở Bệnh viện K.
Con trai anh Thanh không may bị ung thư võng mạc. Anh Thanh cùng vợ phải gửi 3 đứa con đầu ở nhà để dắt díu nhau xuống Hà Nội chữa bệnh cho con.
Chi phí điều trị cho con được bảo hiểm hỗ trợ, song các khoản tiền ăn uống, thuê trọ, mua sắm đồ dùng thiết yếu giữa Thủ đô cũng là một gánh nặng với cặp vợ chồng làm nghề lao động tự do này.
Để tiết kiệm chi phí, hai vợ chồng anh Thanh phải ăn chung suất cơm, xin cháo, bánh chưng từ thiện. Về chỗ ở, họ thuê chỗ ngủ rẻ nhất quanh bệnh viện với giá 100 đồng/3 người.
Anh Thanh kể: "Mỗi lần đưa con xuống Hà Nội hoặc từ Hà Nội ngược về Yên Bái, vợ chồng tôi thường mất khoảng 500 nghìn đồng tiền đi lại (bao gồm phí đi xe giường nằm đến bến xe Mỹ Đình và tiền bắt taxi đến bệnh viện). Chúng tôi có con nhỏ nên nhiều đồ, nhiều nhà xe còn càu nhàu không muốn nhận".
Vì vậy, nghĩ đến khoản tiền về quê dịp Tết, anh Thanh lại lo sốt vó. Anh Thanh dự tính, nếu không chen chân được lên xe khách, có thể anh phải thuê xe ghép hoặc đi taxi về quê với chi phí gần 2 triệu đồng. Số tiền này với gia đình anh là quá lớn.
Ba ngày trước lịch về quê, anh Thanh được phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K thông báo sẽ có xe đưa vợ chồng anh cùng con nhỏ về nhà. Vợ chồng anh Thanh mừng đến suýt khóc khi không phải bỏ bất cứ một chi phí nào mà vẫn có thể về quê đón Tết cùng các con nhỏ và gia đình thân yêu.
Đưa anh Thanh về quê chiều 27 Tết là anh Hoàng Tuấn Hùng. Năm nay là năm thứ hai anh Hùng tham gia lái các chuyến xe 0 đồng đưa bệnh nhân về quê ăn Tết.
"Trước Tết, nhóm thiện nguyện của tôi liên hệ với bệnh viện nhận thông tin danh sách bệnh nhân cần hỗ trợ. Tôi và anh em đăng ký tuyến phù hợp với mình và sắp xếp thời gian, công việc", anh Hùng nói.
Theo anh Hùng, Tết là dịp đoàn viên và ai cũng mong muốn được về nhà. Với những bệnh nhân không may mang trong mình căn bệnh ung thư, họ thiệt thòi vất vả hơn nhiều.
Vậy nên, anh cùng các thành viên trong nhóm của mình muốn tặng cho các bệnh nhân những chuyến xe đặc biệt để họ được về nhà cùng người thân mà không lo bị chặt chém hay nhồi nhét khi đi xe khách ngày Tết.
"Năm ngoái, tôi chở 8 bệnh nhân về nhà. Có bệnh nhân vừa truyền dịch xong đã xin bác sĩ rút dây truyền, chẳng kịp nhận quà, lì xì mà lao xuống sảnh lên xe. Vậy mới hiểu, với những bệnh nhân quanh năm suốt tháng ở bệnh viện, họ khao khát được về nhà thế nào. Nụ cười, niềm vui đoàn viên của các bệnh nhân giúp chúng tôi có thêm động lực trên hành trình những chuyến xe lan tỏa yêu thương", anh Hùng nói.
Không chỉ dịp Tết, những ngày trong năm, ngoài giờ làm việc, anh Quang, anh Phú hay anh Hùng cùng nhiều anh chị em khác thường xuyên nhận chở các cuốc xe đưa "những người không quen" về nhà. Bất kể quãng đường gần hay xa, họ đều không nhận bất cứ một khoản chi phí nào.
Trong dịp tết Nguyên đán 2024, nhóm "PUN - Hành trình kết nối yêu thương" của những "tài xế" này đã chở nhiều bệnh nhân về các tỉnh thành xa xôi. Chị Nguyễn Diệu Linh, đại diện nhóm cho hay, nhóm tổ chức được 14 chuyến xe 0 đồng đưa hàng chục bệnh nhân về Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La.
Ông Nguyễn Văn Quân, cán bộ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện K cho biết, dịp cuối năm, Bệnh viện K đã tổ chức nhiều chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân nghèo về quê ăn Tết. Ngoài nhóm thiện nguyện trên còn có nhiều nhóm và nhà hảo tâm khác đã dành tặng các món quà, các chuyến xe hỗ trợ bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân khi được đưa về nhà đã bật khóc vì xúc động. Hành động lan tỏa yêu thương của những tài xế đặc biệt ở Thủ đô khiến những hoàn cảnh khó khăn được an ủi phần nào và có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.
Theo Dân trí
‘Anh bơm cho em bình xăng, mai mốt em giúp lại người khác’
Cậu em hỏi số tài khoản để trả tiền nhưng tôi gạt đi: "Anh bơm cho em bình xăng, mai mốt em bơm cho người khác một bình tương tự".(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01: Thắng vì ngôi đầu
- ·Soi kèo tài xỉu bàn thắng Man City vs Inter Milan, 02h00 ngày 11/6
- ·Nhận định, soi kèo U19 nữ Tây Ban Nha vs U19 nữ Séc, 1h30 ngày 25/7
- ·Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Queretaro FC, 7h ngày 4/8
- ·Nhận định, soi kèo Besiktas vs Bodrum, 23h00 ngày 11/01: Khẳng định đẳng cấp
- ·Nhận định, soi kèo U19 nữ Áo vs U19 nữ Bỉ, 22h30 ngày 24/7
- ·Nhận định, soi kèo IFK Mariehamn vs AC Oulu, 22h30 ngày 9/7
- ·Nhận định, soi kèo Kapylan Pallo vs SJK Akatemia, 20h ngày 15/7
- ·Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- ·Nhận định, soi kèo Dallas vs Club Necaxa, 8h30 ngày 26/7
Các đại biểu tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN).
Sáng ngày 3/6, tại Trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) đã phối hợp Hội người Việt Nam tại Fukuoka tổ chức thành công Hội thảo "Tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản", thu hút hơn 120 đại biểu tham dự dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự hội thảo tại điểm cầu Việt Nam có ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao; ông Đinh Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao; PGS.TS. Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; bà Lê Hoài Thu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chủ trì hội thảo tại trụ sở TLSQ Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản có bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka; ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, ngoài ra còn có sự tham dự của các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt người Việt Nam và Nhật Bản cùng đại diện các hội, đoàn người Việt tại Nhật Bản, đại diện kiều bào tham gia đào tạo giảng viên tiếng Việt, đại diện kiều bào có con em tham gia các lớp tiếng Việt.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai khẳng định đây là hoạt động quan trọng mở đầu cho chuỗi các sự kiện của TLSQ triển khai thực hiện Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023 - 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các hoạt động thiết thực như tham gia Cuộc thi "Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài"; hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt; xây dựng tủ sách tiếng Việt…; đây cũng là một trong những công tác trọng tâm của TLSQ xây dựng hình ảnh cộng đồng NVNONN và gìn giữ, quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam.
Việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam thế hệ thứ 2, thứ 3 mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp nâng cao tính tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam và tăng cường nhận thức cũng như hiểu biết xã hội, xây dựng các mối quan hệ gia đình gắn kết. Việc khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong các gia đình thế hệ thứ hai và thứ ba giúp xây dựng cộng đồng phát triển vững mạnh và tạo nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã khẳng định: Cộng đồng NVONN tại Nhật Bản cũng như cộng đồng NVNONN trên khắp thế giới luôn thể hiện trách nhiệm của mình với thế hệ trẻ, có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm củng cố và phát triển các phong trào truyền bá, duy trì tiếng Việt; xây dựng, phát triển các trường, lớp, trung tâm... tiếng Việt như: Trường tiếng Việt tại Tokyo, Líu lo tiếng Việt tại Osaka, Tiếng Việt Saitama, Lớp học Hoa Mai tại Kobe... đã đẩy mạnh nhiều loại hình dạy và học tiếng Việt, tạo môi trường thuận lợi cho việc gìn giữ và tạo không gian văn hóa - tiếng Việt. Cùng với những hoạt động sôi nổi, sinh động trong công tác tiếng Việt nói trên, hội thảo đã tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong các hoạt động hưởng ứng ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN nhằm khẳng định vai trò của tiếng Việt trong đời sống cộng đồng.
Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã đặc biệt biểu dương sáng kiến tổ chức khóa học phương pháp giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản; khẳng định đây là món quà vô giá dành cho các cháu thiếu nhi Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc của nền văn hóa - ngôn ngữ truyền thống Việt Nam và mong muốn những sáng kiến mang ý nghĩa sâu sắc như vậy tiếp tục được nhân rộng không chỉ tại địa bàn Đông Bắc Á, mà còn trên khắp thế giới.
Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa Đinh Hoàng Linh cho biết, hội thảo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc chăm lo cho các em được học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về NVNONN luôn ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động tích cực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, đặc biệt hướng tới thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tăng cường đồng hành, kết nối các hoạt động này, tạo thành một mạng lưới có quy mô rộng khắp trên thế giới, nhằm hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bước đầu, việc triển khai thực hiện Kế hoạch ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN hằng năm sẽ là những hoạt động thiết thực bước đầu nhằm cụ thể hóa mục tiêu cao đẹp này.
Cơ hội học tiếng Việt, văn hóa Việt
Hội thảo đã nghe các chuyên gia, diễn giả trình bày nhiều vấn đề như: TS. Kondo Mika, chuyên ngành tiếng Việt - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Osaka, tham luận về việc "Gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa cho những trẻ em có nguồn gốc Việt Nam, đặc biệt là cách đảm bảo cơ hội học tiếng Việt, văn hóa Việt trong giáo dục nhà trường tại Nhật Bản"; PGS.TS Hoàng Anh Thi, Đại học Osaka "Chia sẻ về mô hình lớp học cho 2 đối tượng không thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và thông thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ"; ThS. Hứa Ngọc Tân, Đại học Đại Nam chia sẻ kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc) về việc "Xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho hai đối tượng trên"; bà Lê Hoài Thu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chia sẻ về "Một số điểm mới trong cách tiếp cận dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài trong bộ sách Chào tiếng Việt và giới thiệu chương trình Chào tiếng Việt trên VTV4"; PGS, TS Nguyễn Lân Trung "Hướng dẫn giáo trình dạy Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt". Hội thảo đã diễn ra trong không khí sôi nổi, có rất nhiều câu hỏi của kiều bào xoay quanh vấn đề phương pháp dạy và học tiếng Việt, đã được Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN, PGS.TS. Nguyễn Lân Trung và các chuyên gia, diễn giả giải đáp.
Trong khuôn khổ hội thảo, Hội người Việt Nam tại Fukuoka đã chính thức ra mắt "Ban Tiếng Việt" nhằm tôn vinh, gìn giữ Tiếng Việt và văn hóa Việt xây dựng, triển khai phương pháp dạy tiếng Việt cho các phụ huynh song song với chương trình dạy - học tiếng Việt cho trẻ em và thế hệ thứ hai thứ 3. Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai thay mặt Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao trao tặng 120 cuốn sách và tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho Ban Tiếng Việt.
" alt="Hội thảo về việc dạy tiếng Việt tại Fukuoka, Nhật Bản" />Cả nhà nhiễm nấm vì lây từ mèo hoang nhận nuôi (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Sau một tuần, cả nhà bắt đầu cảm thấy ngứa và xuất hiện các vết tổn thương trên da, tổn thương ngày càng lan rộng. Chị A. cho biết thêm, gia đình chưa từng nuôi mèo trước đây.
Lo lắng cho tình trạng bệnh, cả gia đình chị A. quyết định đi khám.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, thời điểm thăm khám, các bệnh nhân có tổn thương nằm rải rác ở 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, các nốt ngứa ngáy khó chịu.
"Các vết tổn thương trên da của cả ba người đều điển hình cho bệnh nấm da (bệnh da do nấm sợi - Dermatophytosis). Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta", BS Tiến Thành cho biết.
Kết quả xét nghiệm soi tươi tìm nấm ở tổn thương cho thấy sự hiện diện của sợi nấm có vách ngăn. Đây là một chủng nấm có thể lây nhiễm từ động vật sang người.
BS Tiến Thành giải thích: "Bệnh nấm da có thể lây từ động vật bị nhiễm sang con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng như chăn, màn, quần áo. Chúng cũng có thể lây giữa người với người, đặc biệt trong điều kiện sinh hoạt tập thể hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân".
Điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam là môi trường lý tưởng để các loại vi nấm phát triển mạnh mẽ. Khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó, mèo không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bệnh nấm da: Không kiểm soát có thể lan rộng
Bệnh nấm da không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, khó chịu, tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị đúng cách.
"Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể lan rộng nhiều vùng cơ thể, ngứa gãi dẫn đến chàm hóa hoặc bội nhiễm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh", BS Tiến Thành cho biết thêm.
Trường hợp của gia đình chị A. được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống chống nấm theo phác đồ (nếu đáp ứng kém có thể dùng laser, ánh sáng trị liệu). Sau 10 ngày điều trị tích cực, các triệu chứng dần cải thiện: không xuất hiện tổn thương mới, bề mặt hết vảy.
Theo chuyên gia này, khi nhiễm nấm, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, nấm có thể lây lan, khiến tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở vùng nhiễm nấm, và tránh dùng sữa tắm hay xà phòng có tính tẩy mạnh.
Nên chọn các sản phẩm tắm dịu nhẹ, giúp làm sạch da mà không gây khô hay kích ứng. Sau khi tắm, cần thấm khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa, tăng cường tái tạo da.
Nấm da có khả năng lây lan nhanh, vì vậy, tránh gãi, cào lên vùng nhiễm. Nên cắt móng tay ngắn để không làm tổn thương thêm. Cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thay giặt chăn ga, rèm cửa và các vật dụng tiếp xúc với da.
Nếu nuôi chó mèo, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun, và đặc biệt đưa thú cưng đến bác sĩ thú y khi thấy có dấu hiệu bệnh về da để phòng tránh lây nhiễm sang người.
BS Tiến Thành cảnh báo: "Chúng ta không nên tiếp xúc gần với động vật lạ hoặc động vật không rõ tình trạng sức khỏe. Nếu quyết định nhận nuôi, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiếp xúc trực tiếp".
" alt="Hà Nội: Nhận nuôi mèo hoang, cả gia đình bị nhiễm nấm" />
- ·Nhận định, soi kèo Cesena vs Cittadella, 23h15 ngày 12/1: Phong độ trái ngược
- ·Chuyên gia dự đoán Nữ Zambia vs Nữ Nhật Bản, 14h ngày 22/7
- ·Nhận định, soi kèo Rakow Czestochowa vs Warta Poznan, 20h00 ngày 5/8
- ·Nhận định, soi kèo River Plate vs Internacional, 7h ngày 2/8
- ·Nhận định, soi kèo Feyenoord vs Utrecht, 20h30 ngày 12/1: Đứt mạch đối đầu ấn tượng
- ·Chuyên gia dự đoán Nữ Nigeria vs Nữ Canada, 9h30 ngày 21/7
- ·Nhận định, soi kèo nữ Trung Quốc vs nữ Haiti, 18h ngày 28/7
- ·Nhận định ĐT nữ Đức tại World Cup nữ 2023: Xứng danh tài nữ
- ·Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
- ·Tin BĐ 14/10: CLB Khánh Hòa không giải thể