Rõ ràng Facebook là một vật cản rất lớn đối với hiệu quả làm việc. Bạn có thể tự nhủ "mình sẽ chỉ check Facebook vài phút", nhưng điều tiếp theo bạn nhận ra là đã cả tiếng đồng hồ trôi qua và bạn vẫn đang kéo tay một cách vô thức trên dòng thời gian Facebook.
Giống như nhiều người, trước đây tôi có thói quen kiểm tra Facebook cả trước khi ngủ và ngay sau khi thức dậy
Tôi cũng từng là một người "nghiện" Facebook như vậy. Trước đây tôi có thói quen đọc Facebook ngay khi vừa thức dậy cũng như trước khi đi ngủ. Do có sử dụng mạng xã hội cho công việc (để kiểm tra fan page, nhóm…) tôi cũng thường mắc phải trường hợp mở Facebook lên để kiểm tra gì đó, sau đó mất tập trung và tiêu tốn cả giờ để đọc những bài viết linh tinh. Tính tổng cộng có lẽ thời gian dành cho Facebook trong ngày của tôi có thể lên tới gần 2 tiếng.
Đó là lý do tôi phải tìm một cách "cai nghiện" Facebook. Thay vì phải tìm một "khóa học" nào đó hay tạm đóng (deactive) tài khoản Facebook, tôi đã tìm ra một cách đơn giản hơn để giảm sự phụ thuộc vào Facebook trong khi vẫn cho phép mình sử dụng trong một khoảng thời gian vừa phải.
Biện pháp đó rất đơn giản: xóa ứng dụng Facebook trên điện thoại.
Đây chính là "bí quyết" giúp tôi "cai nghiện" Facebook
Tôi đi đến cách làm này sau khi xem xét thói quen sử dụng Facebook của bản thân. Phần lớn thời gian mà tôi lãng phí trên Facebook là khi dùng ứng dụng Facebook, vì nó rất tiện để mở ra khi tôi đang rảnh, ngồi không. Khi dùng máy tính thì tôi thường chỉ bật một tab Facebook trên trình duyệt, nhưng là sử dụng tài khoản dành cho công việc.
Với thói quen đó, tôi nghĩ rằng mình sẽ bớt phụ thuộc vào Facebook hơn khi việc truy cập trên điện thoại không còn thuận tiện nữa, và cách làm đơn giản nhất chính là xóa ứng dụng trên smartphone. Sau gần 2 tháng, tôi nhận thấy đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.
Việc xóa ứng dụng thì có gì mà "thần thánh" vậy?
Như đã nói ở trên, thao tác xóa ứng dụng sẽ làm việc truy cập Facebook trên smartphone bất tiện hơn nhiều. Ứng dụng Facebook hiện nay được lập trình tốt, đầy đủ chức năng: xem ảnh, tải ảnh độ phân giải cao, truyền hình trực tiếp… Ứng dụng này cũng chạy rất mượt khi dùng trên smartphone tầm trung trở lên, do đó trải nghiệm sử dụng Facebook trên điện thoại khá thoải mái và có đôi phần còn hơn cả máy tính.
Trên ứng dụng Facebook ảnh hiển thị lớn, tốc độ cũng mượt hơn nhiều
Khi mở Facebook trên trình duyệt, ảnh tải chậm hơn, muốn xem hình lớn lại phải mất thêm một bước nữa
Khi xóa ứng dụng Facebook, tất cả những sự thoải mái đó biến mất. Tất nhiên tôi vẫn có thể sử dụng bản di động trên trình duyệt (và thực tế là đôi khi tôi cũng dùng cách này), nhưng trang web Facebook bản di động thực sự chậm và khó dùng hơn rất nhiều. Ảnh và video tải chậm hơn, không xem được toàn màn hình ngay sau khi bấm, việc xem danh sách người thích cũng bất tiện hơn hẳn.
Tính năng Instant Article chỉ hoạt động trên ứng dụng Facebook. Ở trình duyệt di động, máy sẽ mở một trang web như bình thường chứ không còn tốc độ "ngay lập tức" nữa
Nhiều tính năng khác dành riêng cho ứng dụng Facebook cũng không có trên bản web, ví dụ Instant Article. Thay vì xem được một bản tin ngay lập tức, web Facebook sẽ mở thêm một tab mới, chắc chắn là không thể nhanh bằng được.
Một tính chất gây nghiện nữa của Facebook là các thông báo liên tục của ứng dụng này. Mỗi khi thấy một con số nhỏ xuất hiện cạnh biểu tượng chữ F, bạn sẽ bị thôi thúc bấm vào đó để xem điều gì mới vừa xảy ra. Sau khi xóa ứng dụng thì các thông báo cũng biến mất luôn, còn trình duyệt trên di động sẽ không có thông báo (trừ khi bạn cho phép).
Chỉ sau 1 tháng sử dụng phiên bản web "tệ hại", tôi đã giảm hẳn thời gian sử dụng Facebook trên điện thoại. Thói quen mở Facebook ra mỗi khi rảnh không còn, tôi có thể đọc những thức khác có ích hơn.
Tôi đã "cai nghiện" Facebook thành công nhưng không có nghĩa là bỏ hẳn không dùng. Mỗi ngày tôi vẫn có thể dành 15 – 30 phút ngồi duyệt trên máy tính, nhưng đó chỉ là thời gian rất ngắn và với máy tính thì việc kiểm soát, tránh sa đà dễ hơn.
Ngoài ứng dụng Facebook chính đã bị loại bỏ, tôi vẫn sử dụng hầu hết các ứng dụng còn lại của Facebook cho công việc và liên lạc với bạn bè
Ngoài ra tôi còn sử dụng các dịch vụ khác của Facebook cho công việc. Rất may là hãng này đã tách nhiều chức năng ra thành các ứng dụng nhỏ. Tôi vẫn có thể dùng Messenger để liên lạc với bạn bè và cho công việc, Pages để quản lý trang fan page, cũng như Group để theo dõi hoặc thậm chí mua bán trên các nhóm.
Nhiều thử nghiệm cho thấy Facebook có tác động rất lớn tới pin và bộ nhớ của smartphone
Việc xóa ứng dụng Facebook còn có một lợi ích to lớn hơn: nó giúp tiết kiệm pin và bộ nhớ một cách rõ rệt cho điện thoại của bạn! Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện để chỉ ra rằng Facebook là một trong những yếu tố "đốt" pin điện thoại kinh khủng nhất. Dù không có con số chi tiết, tôi có thể khẳng định rằng điện thoại của tôi dùng được lâu hơn sau khi xóa ứng dụng Facebook.
Trên đây là trải nghiệm của tôi về việc chống nghiện Facebook. Bạn đọc đã bao giờ thử rời xa Facebook chưa, và bạn làm như thế nào, hãy chia sẻ ở phần bình luận bài viết này nhé!
" alt=""/>Mẹo “cai nghiện” Facebook chỉ mất 10 giâyTệ hơn, những loại rác rưởi đang trôi nổi bập bềnh trên bề mặt đại dương chỉ chiếm 5% tất cả lượng rác bị đổ ra biển cả. Theo tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ Ocean Conservancy, 95% rác thải còn lại đang ngập trong lòng đại dương, bóp cổ các sinh vật dưới nước và đe dọa đến hệ sinh thái thủy sinh.
Còn một điều nữa, dường như có 5 quốc gia đang dẫn đầu trong hành vi xả rác ra đại dương và gây ra những hiểm họa trên. Tất cả 5 quốc gia này đều ở châu Á.
Trang Business Insidercho biết trong một báo cáo gần đây, Ocean Conservancy tuyên bố Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam chính là 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên thế giới.
"Với tỷ lệ này, chúng ta có thể ước tính vào năm 2025, đại dương của chúng ta chứa cứ 3 tấn cá thì có gần 1 tấn rác nhựa – một con số không thể tưởng tượng nổi do hậu quả môi trường và kinh tế hiện nay", Nicholas Mallos, giám đốc chương trình bảo vệ biển của Ocean Conservancy nói.
Những người phương tây, cụ thể là người Mỹ, được xem là người tiêu dùng chính trên thế giới của các loại sản phẩm như soda, các thiết bị, giày thể thao và các mặt hàng sản sinh ra nhiều rác. Vậy tại sao lại chỉ có một số nước châu Á, nhiều nước trong số đó còn khá nghèo, lại là những nước đổ nhiều rác nhựa nhất ra biển?
Khi các nền kinh tế của châu Á phát triển, mọi người có nhiều tiền để mua các sản phẩm Marlboro, Sprite như người phương tây, song kinh tế phát triển chưa tạo ra thói quen xả rác vào những bãi rác hợp pháp.
Trong số 5 quốc gia châu Á kể trên, chỉ khoảng 40% rác được thu gom hợp lý. Trên toàn châu Á, rác thường được chất đống trong các bãi rác ở xa và rác được gió thổi bay, cuốn ra đại dương.
Ngay cả những điểm tập kết rác hợp pháp đôi khi được cố tình đặt gần các bờ sông chảy ra biển. Lý do, theo Ocean Conservancy là: "Rác sẽ được các cơn mưa lớn cuốn đi, và bãi rác lại có thể chứa thêm nhiều rác mới".
Business Insider viết rằng những người nhặt, thu gom rác ở châu Á được xem là những anh hùng vô danh bảo vệ môi trường. Họ dũng cảm tiếp xúc với rác và dịch bệnh để bới rác, nhặt lại những mảnh nhựa có thể bán lại cho những người tái chế để lấy một ít tiền.
Nhưng những người nhặt rác này chỉ nhặt những loại rác có giá trị cao – như chai nhựa – chứ không nhặt túi nilon, vì người tái chế không thu mua chúng.
TheoOcean Conservancy, một người nhặt rác dành 10 giờ để thu nhặt túi nhựa, túi nilon chỉ kiếm được 50 cent (11 nghìn đồng), nhưng nếu chỉ nhặt chai nhựa, họ sẽ kiếm được 3,70 USD (83 nghìn đồng).
Điều đó có nghĩa là họ sẽ bỏ qua rất nhiều loại rác thải, và những rác này sau đó có thể bị đổ ra biển.
Một người ở California hay Texas mua cả chai dầu gội đầu, nhưng như thế là quá xa xỉ với những người ở các ngôi làng nghèo ở Indonesia hay Philippine, và họ chỉ mua dầu gội trong những gói nhựa nhỏ xíu.
Tại nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn châu Á, các cửa hàng bán mọi thứ từ sản phẩm làm đẹp đến mỳ ăn liền trong những chiếc túi nhỏ, rẻ. Như vậy người dân nghèo mới mua được. Nhưng kết quả? Các công ty tung ra rất nhiều gói hàng bằng nhựa tại các nước nghèo châu Á – và số rác này sau đó lại nằm ở dưới đại dương.
Theo Mallos, mặc dù các công ty không "sản xuất các túi nhựa với ý định đổ chúng vào đại dương", song họ nên cung cấp sản phẩm "với mạng lưới hậu cần, tài chính, quản lý và marketing đẳng cấp thế giới" để giúp giải quyết khó khăn.
Tại những nước luật pháp chưa nghiêm, các lái xe tải chở rác còn thường tiết kiệm thời gian và xăng dầu bằng cách đổ rác ngay bên vệ đường. Những điểm tập kết rác bất hợp pháp như thế này đang gây hậu quả nặng nề với các đại dương.
Ở Philippine, một quốc đảo, các xe tải rác thường phạm luật, nghiên cứu cho thấy có đến 90% rác được tập kết bất hợp pháp ngoài biển. Trong số 5 quốc gia châu Á trên, ước tính cho thấy mỗi năm có gần 1 triệu rác nhựa đổ ra đại dương.
Theo nghiên cứu được tạp chí khoa học Science Magazinecông bố, loài người thải ra 8 triệu tấn rác vào biển mỗi năm. Nếu chúng ta không thay đổi hành vi, Ocean Conservancy nói, chúng ta sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ đó lên trong chỉ 10 năm.
Tất cả rác thải đó đều có tác động tàn phá trên biển: khiến các sinh vật biển bị bóp nghẹn đến chết, hệ sinh thái biển bị phá vỡ và môi trường bị tàn phá nặng nề, gây ra cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
" alt=""/>Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất thế giớiỞ giải đấu CDHTđược coi là bán chuyên đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam lần này, có tổng cộng 8 thí sinh đăng ký tham dự hiện đang hoạt động ở các tờ báo và trang tin như: GameSao.vn, GameN, GameThu hay Game4V,…Sau nhiều trận đấu tranh tài ở thể thức PK 1V1 được diễn ra, GameSao đã có được chức vô địch của giải đấu CDHTdành riêng cho báo chí ở Hà Nội sau chiến thắng trước đại diện của GiGi.
Bên cạnh phần chính của chương trình chính là giải đấu, Vietnam Esports cũng có những chia sẻ về lộ trình phát triển thể thao điện tử của CDHT tại Việt Nam trong năm 2016 sắp tới. Điểm nhấn trong phần giới thiệu này là Vietnam Esports sẽ tổ chức rất nhiều giải đấu CDHT từ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp hàng tháng với tổng giá trị giải thưởng lên tới 3 tỉ VNĐ. Đáng nói hơn, CDHT sẽ tới gần hơn với sinh viên và các trường đại học ở Việt Nam khi có riêng một giải đấu theo thể thức PK 4V4 mỗi 2 tháng/ lần.
June_6th
" alt=""/>GameSao là nhà vô địch của giải đấu Chiến Dịch Huyền Thoại đầu tiên ở Việt Nam