Bệnh nhân ung thư ở TP.HCM không còn phải “chui gầm giường ngủ”

时间:2025-01-16 05:15:58来源:NEWS 作者:Thời sự

Sáng 2/2,ệnhnhânungthưởTPHCMkhôngcònphảichuigầmgiườngngủđèo hải vân Sở Y tế TP.HCM cho biết Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã chính thức chuyển hoàn toàn sang cơ sở mới tại TP Thủ Đức với trang thiết bị hiện đại.

Đồng thời, cơ quan này cũng dẫn lại bài báo Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ (ngày 30/3/2020) trên VietNamNet. Bài viết phản ánh việc Bệnh viện Ung bướu (cơ sở ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) thường xuyên bị quá tải, phải sắp xếp cho bệnh nhi nằm dưới gầm giường trong quá trình điều trị. Cha của bé Y Trê, một bệnh nhân ung thư cho hay, gầm giường bệnh thấp quá, đứa trẻ còn nhỏ, thường xuyên bị đụng, đau quá nên con sợ, mỗi lúc chui vào gầm giường để ngủ là con khóc. 

Sở Y tế TP.HCM cho hay hình ảnh đau lòng trên của bé Y Trê mãi mãi sẽ đi vào dĩ vãng. Thay vào đó, người bệnh ung thư sẽ được chăm sóc trong các khoa phòng được xây dựng mới, khang trang tại cơ sở 2 của bệnh viện (đặt tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức). 

Năm 2020, bệnh nhi ung thư lên TP.HCM vẫn phải nằm gầm giường trong quá trình điều trị.

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 được chính thức khởi công vào ngày 26/6/2016. Bốn năm sau, Khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giải áp tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở cũ. Sau đó, khu hóa trị trong ngày cũng hoạt động vào tháng 6/2021.

Đến ngày 27/1/2023, toàn bộ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 đã chính thức đi vào hoạt động, thay thế cho cơ sở 1 tại xuống cấp và quá tải ở quận Bình Thạnh. Thống kê trong ngày 30/1 cho thấy 2.315 người đến khám tại cơ sở mới. 

Sở Y tế TP.HCM khẳng định với cơ sở khang trang hiện đại, thời gian chờ mổ, chờ xạ trị… của người bệnh ung thư sẽ được rút ngắn dần so với trước đây. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ và điều trị bệnh nhân.

Cơ sở khang trang hiện đại, chấm dứt nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư tại TP.HCM. Ảnh: Medinet.

Bên cạnh các tiện ích phục vụ người bệnh ung thư ở cơ sở mới, TP.HCM còn dành 2,7 ha đất cạnh bệnh viện để xây dựng khu nhà nghỉ cho thân nhân, khu nhà nghỉ cho các chuyên gia, học viên đến nghiên cứu, học tập. Sở Y tế đã kiến nghị UBND TP.HCM sớm mở tuyến xe buýt kết nối trạm dừng metro với bệnh viện để phục vụ việc di chuyển của nhân viên y tế do cơ sở mới cách cơ sở cũ 20km. 

Trong giai đoạn 7/2021, cơ sở này đã được sử dụng để thiết lập Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường, là tầng cao nhất trong tháp điều trị 3 tầng bệnh nhân Covid-19.

Giữa năm 2022, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từng khiến Đoàn giám sát HĐND TP.HCM sốc khi biết thu nhập trung bình của nhân viên là hơn 8 triệu đồng/tháng. Năm 2021, nguồn thu của bệnh viện giảm sâu do Covid-19. Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị y tế để dành ngân sách duy trì các hoạt động, chênh lệch thu chi vẫn thâm hụt so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi bệnh viện thâm hụt 91 tỷ đồng, chính sách hỗ trợ liên quan ảnh hưởng dịch bệnh chỉ cấp bù 19 tỷ. Bên cạnh đó, doanh thu tại cơ sở 2 không đủ để chi cho tiền điện, nước, tiền vệ sinh, cảnh quan môi trường, bảo hành, bảo trì thiết bị….

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về ung bướu ở phía Nam. Không chỉ phục vụ người bệnh của thành phố, nơi đây còn tiếp nhận rất đông người bệnh ung thư cả nước với các kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu, hiệu quả cao. 

Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ

Phải nằm gầm giường, bé trai ung thư khóc oà sợ giờ đi ngủ

 “Gầm giường bệnh thấp quá, con hay bị đụng đau nên thành ra sợ. Dù vậy, mỗi buổi tối, cả nhà 3 người chúng tôi lại chen chúc dưới ấy, chẳng còn cách nào khác”, anh Y Thân Êban tâm sự.

 

相关内容
推荐内容