Phương Mỹ Chi thay đổi khá nhiều kể từ khi tham gia The Voice Kids
Ban đầu, gia đình, người quản lý và ca sỹ Quang Lê “đỡ đầu” cho Phương Mỹ Chi đều khẳng định cô bé chỉ tham gia các show diễn vào cuối tuần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, lời khẳng định đó đã không còn giá trị. Người ta bắt đầu thấy Mỹ Chi xuất hiện ở khắp nơi, từ phòng trà, trên sóng truyền hình lúc lại ở sân bay để đi Mỹ, đi Nga biểu diễn. Dường như việc học chỉ là “phụ” còn việc chính của Mỹ Chi là chạy show kiếm tiền.
Mặc dù gia đình, ngôi trường nơi Mỹ Chi học đều khẳng định cô bé vẫn đạt kết quả học tập rất tốt nhưng cái cách ăn mặc, cách cô bé chạy show không mệt mỏi như vậy cũng đủ cho thấy sức học và sự “ham học” của Mỹ Chi không thể được như một học sinh bình thường.
Đặc biệt, khi Mỹ Chi bày tỏ mơ ước có ngôi nhà rộng để ở và xế sang để đi diễn thì hình ảnh cô bé ngây thơ ngày nào đã vụt biến mất trong lòng fan hâm mộ. Thay vào đó là sự lo lắng cho tương lai của một tài năng trẻ. Điều gì sẽ xảy ra khi những khao khát vật chất làm vướng bận tâm trí cô bé mới 12 – 13 tuổi. Tương lai của Phương Mỹ Chi sẽ đi đến đâu khi chỉ mơ ước nhà rộng, xế sang?
Thiện Nhân có giống Phương Mỹ Chi?
Khi Phương Mỹ Chi Bắt đầu khiến khán giả thấp thỏm trước sự khoe mẽ vật chất và những cuộc chạy show tất bật như những người trưởng thành thì Thiện Nhân xuất hiện. Sự xuất hiện của Thiện Nhân đem đến cho khán giả một niềm hi vọng mới. Vẻ ngây thơ, dễ thương cùng giọng hát thiên phú đa năng và sôi nổi của Thiện Nhân chinh phục được hầu hết khán giả yêu nhạc. Chưa bao giờ quán quân một cuộc thi âm nhạc lại nhận được sự ủng hộ cao đến vậy của cộng đồng mạng.
Thiện Nhân rất cần sự dìu dắt và định hướng của gia đình và những người thân.
Càng yêu Thiện Nhân, khán giả càng mong muốn những người có trách nhiệm và gia đình cô bé có sự định hướng đúng đắn để không ảnh hưởng đến tương lai của cô bé. Ca sỹ Cẩm Ly tỏ ra khá quan tâm đến học trò và có những định hướng ban đầu khá tốt cho Thiện Nhân. Gia đình Thiện Nhân cũng tỏ ra không mấy “mặn mà” với việc cho con gái mình chạy show để kiếm tiền.
Đó là những tín hiệu mừng cho tương lai tươi sáng của Thiện Nhân. Tuy nhiên, khi Thiện Nhân bắt đầu xuất hiện ở liveshow Dấu ấn kỷ niệm 20 năm ca hát của Đan Trường thì nhiều người bắt đầu cảm thấy lo lắng. Sự lo lắng đó không phải không có cơ sở. Bởi ngay khi chuyển vào Sài Gòn trọ học, Thiện Nhân đã bắt đầu đi hát. Và cũng không ai có thể đảm bảo cô bé sẽ tiếp tục xuất hiện với mật độ dày hơn ở các tụ điểm ca nhạc của TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, thậm chí là các sân khấu ca nhạc hải ngoại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Thiện Nhân cũng bị cuốn theo cơn lốc chạy show? Tương lai của Thiện Nhân sẽ ra sao nếu cô bé dang dở việc học hành để kiếm tiền mua nhà rộng, xế sang? Liệu Thiện Nhân có làm “mất fan” như Phương Mỹ Chi đã làm bởi những khao khát vật chất tầm thường che mắt?
Có lẽ, ở thời điểm này Thiện Nhân rất cần sự giám sát và định hướng đúng đắn của gia đình. Một cô bé 12 tuổi rất cần sự dìu dắt của những người có trách nhiệm để không đánh đổi tương lai của mình bằng những hào nhoáng mà ánh đèn sân khấu tạo ra cho các em.
Theo Giaoduc
Mỗi giai đoạn, chính phủ Hàn Quốc đều đặt ra những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, giai đoạn một, thập niên 70-80, một trong các mục tiêu chính sách chính là tăng cường hiệu quả của thủ tục hành chính thông qua tin học hóa các công việc hành chính.
Giai đoạn hai, từ cuối những năm 1980 đến những năm 1990, chính phủ nỗ lực kết nối các cơ quan hành chính trung ương và địa phương thông qua mở rộng mạng lưới thông tin, truyền thông.
Giai đoạn ba, vào những năm 2000, Hàn Quốc phát triển chính phủ điện tử bằng cách xây dựng mạng đường trục quốc gia và hoàn thiện tin học hóa hành chính.
Với việc ban hành Đạo luật Chính phủ điện tử vào năm 2020, những nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu của chính phủ điện tử như hiệu quả, dân chủ và minh bạch… đã được thúc đẩy.
Để phát triển chính phủ điện tử một cách có hệ thống, Hàn Quốc đã triển khai một số dự án và các chương trình theo giai đoạn phát triển công nghệ. Các quan chức nhà nước, vốn quen với làm việc thủ công, được đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin.
Từ năm 2010 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm trong top 3 chính phủ điện tử trong khảo sát của Liên Hợp Quốc. Trung bình mỗi năm, nước này chi 4,7 tỷ USD ngân sách cho công nghệ thông tin.
Cả nước hiện có hơn 16.000 hệ thống thông tin. 37 triệu người dân – tương đương 89% dân số - đang sử dụng các dịch vụ công kỹ thuật số và 98% hài lòng.
Tháng 10/2017, Bộ An ninh và Nội vụ Hàn Quốc ấn định ngày 24/6 là Ngày Chính phủ điện tử để nâng cao nhận thức của người dân.
Sở dĩ ngày 24/6 được chọn vì đây là ngày Cục thống kê thuộc Ban Kế hoạch kinh tế cũ lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên ở Hàn Quốc năm 1967. Chính phủ đầu tư một chiếc máy tính đắt tiền bất chấp vẫn còn nghèo đói.
Trải qua nhiều thử nghiệm và sai lầm, Hàn Quốc đã tiến bộ trong mọi lĩnh vực quản lý và dân sự nhờ tận dụng hạ tầng mạng và công nghệ thông tin, mang lại lợi thế lớn trên toàn cầu.
Chính phủ điện tử Hàn Quốc – xuất phát từ một chiếc máy tính duy nhất – phát triển nhanh chóng trong hơn 50 năm và trở thành một trong những cường quốc chính phủ điện tử được thế giới công nhận.
Hướng đến chính phủ số thông minh
Thành công của 50 năm trước không đảm bảo cho thành công của 50 năm sau nếu vẫn còn những hạn chế căn bản. Hầu hết các bộ và tổ chức Hàn Quốc vận hành tổ chức riêng để phát triển và nâng cấp hệ thống tương ứng dựa trên chuyên môn riêng.
Hệ quả là sự phân chia giữa các bộ, ngành tăng lên, khiến việc liên kết hệ thống và dữ liệu khó khăn hơn. Sự phân tán này làm cho việc đáp ứng kỳ vọng của người dân về các dịch vụ tích hợp, cá nhân hóa cao càng khó.
Các dịch vụ công như Home Tax, WorkNet, Bokjiro đều đạt đến mức độ cao nhất trên thế giới nhưng ngày càng xa rời chính phủ một cửa mà công chúng mong muốn. Do đó, Hàn Quốc đặt mục tiêu tạo ra chính phủ một cửa, phá vỡ các ranh giới giữa các bộ, ngành.
Kế hoạch Chính phủ số 2021 – 2025 của Hàn Quốc đặt ra các mục tiêu: Phát triển dịch vụ công kỹ thuật số có chủ đích, cung cấp các kênh cung cấp dịch vụ cá nhân hóa, chỉ yêu cầu công dân cung cấp thông tin một lần, mặc định công khai dữ liệu và dịch vụ cho công chúng.
Để thực hiện các mục tiêu đó, cần triển khai các dịch vụ công thông minh, tạo điều kiện cho chính phủ dựa trên dữ liệu, củng cố sức mạnh nền tảng chuyển đổi số.
Sau khi quyết định chuyển đổi từ chính phủ điện tử sang chính phủ số, các dịch vụ công của Hàn Quốc đã được đa dạng hóa hoặc cải thiện để thân thiện với người dùng hơn. Chẳng hạn, Hàn Quốc mở rộng dịch vụ Mobile ID cho các dịch vụ không trực tiếp.
Số lượng các loại giấy tờ xử lý trực tuyến cũng tăng trong năm 2021, chẳng hạn chứng nhận quan hệ gia đình. Người dân còn có thể tìm kiếm thông tin cá nhân của họ mà các tổ chức công cộng đang nắm giữ và tải trực tiếp.
Hàn Quốc giới thiệu dịch vụ My Data, trong đó, dữ liệu ẩn danh có thể được chuyển dễ dàng cho người khác vì mục đích kinh doanh, mở ra sự phát triển của ngành công nghiệp dữ liệu.
Ứng dụng Kukmin Bisu gửi thông báo nhiều hoạt động khác nhau như kiểm tra sức khỏe theo chương trình bảo hiểm y tế quốc gia, hồ sơ xin cấp học bổng quốc gia đối với sinh viên, thông tin thuế cho người đóng thuế.
11 tổng đài của các bộ và 156 tổng đài của chính quyền địa phương, tổ chức công cộng được tích hợp vào một tổng đài duy nhất.
Chính phủ Hàn Quốc cũng mở rộng hạ tầng kỹ thuật số cho khu vực công. Chuyển đổi mạng truyền thông nhà nước từ mạng dây sang mạng 5G hỗ trợ xử lý một cách nhanh chóng.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được tổ chức lại để tất cả công chức có thể tham gia vào đổi mới chính phủ số và tham gia chuyển đổi số.
Quá trình bồi dưỡng chuyên gia trong cơ quan công quyền đối với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu cũng được mở rộng.
(Tổng hợp)
" alt=""/>Hàn Quốc hướng đến chính phủ số thông minh, các công nghệ mới như AI, đám mây