|
Mỹ trừng phạt thêm 11 công ty Trung Quốc |
Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross cho rằng: “Bắc Kinh tích cực thúc đẩy các hành động đáng trách về lao động cưỡng bức và lạm dụng các kế hoạch phân tích và thu thập DNA để đàn áp công dân của họ. Động thái này sẽ đảm bảo rằng hàng hóa và công nghệ của chúng tôi không được sử dụng trong cuộc tấn công đáng khinh bỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại dân số thiểu số Hồi giáo”.
Theo theo một báo cáo được công bố bởi Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho biết, trong số các công ty bị đưa vào danh sách thực thể lần này có OFilm được cho là đối tác chiến lược và nhà cung cấp của nhiều công ty công nghệ khác nhau như Acer, ASUS, Amazon, Dell, HP, HTC, Huawei, Lenovo, LG, Meizu, Microsoft, Oppo, Samsung, Sony, Vivo, Xiaomi và ZTE. Đây cũng là nhà cung cấp bộ phận camera cho Apple.
Báo cáo của ASPI cho biết thêm, OFilm đã sản xuất các thành phần chính của công nghệ camera iPhone 8 và iPhone X cho Apple vào năm 2017.
Ngay sau khi báo cáo được công bố, LG đã tự mình rời khỏi OFilm và phủ nhận có bất kỳ kết nối nào với một trong những nhà máy có tên trong báo cáo.
“LG Electronics hy vọng tất cả các nhà cung cấp của mình tuân thủ quy tắc ứng xử của nhà cung cấp, điều này rất rõ ràng về lập trường của chúng tôi về lao động cưỡng bức. LG Electronics không có mối quan hệ trực tiếp với bất kỳ công ty nào có tên Ofilm”, LG cho biết.
Trong khi đó, Hefei Bitland, một công ty khác được thêm vào danh sách thực thể, cho biết trên trang web của mình rằng họ đã hợp tác với Google, Haier, Hisense, HTC, HP và Lenovo.
Hiện tại Trung Quốc đã phải đối mặt với sự lên án ngày càng tăng đối với việc đối xử với người Hồi giáo Uyghur và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác, với nhiều báo cáo cho biết chính quyền Trung Quốc đã theo dõi các phong trào của những người này. Cũng có báo cáo về các vi phạm nhân quyền khác, chẳng hạn như cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại của người Hồi giáo Uyghur và đưa người Hồi giáo Uyghur vào các trại cải tạo.
Trước các lệnh trừng phạt mới nhất này, kể từ tháng 10 năm ngoái, 37 công ty Trung Quốc đã được thêm vào danh sách thực thể vì các vi phạm liên quan đến Tân Cương. Chính phủ Mỹ cũng đã đưa các công ty công nghệ khác của Trung Quốc, bao gồm Huawei và ZTE vào danh sách thực thể của họ và cáo buộc các công ty này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Dưới áp lực của Mỹ, TikTok có nguy cơ thành Huawei tiếp theo?
Từ năm 2019, Huawei dính hàng loạt lệnh cấm vận từ Mỹ, khiến việc kinh doanh không tránh khỏi thiệt hại. Hiện tại, một công ty Trung Quốc khác cũng rơi vào tầm ngắm của Mỹ, đó chính là TikTok.
" alt="Mỹ trừng phạt thêm 11 công ty Trung Quốc"/>