- Tại diễn đàn "Tư nhân hóa và hợp tác công tư trong giáo dục” diễn ra tại Hà Nội ngày 29/10 , bà Michaela A. Prokop đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam đã có bài phát biểu đáng chú ý.Theo đó, Việt Nam chi tiêu một nguồn lực đáng kể cho giáo dục –khoảng 7,4% GDP trong năm 2008, 9,2% năm 2010 và 8,6% năm 2012 – mức cao so với các nước có thu nhập trung bình thấp khác.
Trong đó, chi tiêu công cho giáo dục chiếm khoảng 4,7% GDP trong năm 2012, tỷ trọng chi giáo dục trong ngân sách quốc gia tăng từ 7% năm 1986 lên 17,9% năm 2012.
Chi tiêu trên một học sinh theo tỷ trọng GDP bình quân đầu người cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở theo số liệu của Ngân hàng thế giới, VN đứng đầu trong số nhiều nước thuộc khu vực châu Á.
Bà Michaela A. Prokop đặt câu hỏi“Giáo dục cơ bản miễn phí – có là điều thần thoại?
Theo bà, giáo dục cơ đi kèm theo rất nhiều loại chi phí phụ huynh phải chi trả gồm chi phí trong và ngoài nhà trường: Học phí và phí nhập học; đóng góp xây dựng và bảo trì trường học; đóng góp vào các khoản chi tiêu thường xuyên của trường, trang thiết bị của trường; đóng góp quỹ trường và lớp; chi phí sách giáo khoa và đồ dùng học tập; đồng phục, tiền ăn trưa ở trường, đưa đón và chỗ để xe; học thêm và học gia sư bên ngoài; thanh toán trước cho các chương trình bảo hiểm; phí phụ huynh học sinh; quà tặng và phong bì cho giáo viên.
Quan hệ đối tác công tư trong giáo dục có lợi gì?
Tại diễn đàn, việc xây dựng quan hệ đối tác công - tư (PPP) đó được đặt ra như một nhu cầu tất yếu khi tài chính vẫn giữ vai chủ chốt trong giáo dục. Chính phủ không còn có thể trả toàn bộ chi phí cho giáo dục.
|
Theo quy định của Việt Nam, bậc học giáo dục là miễn phí. Ảnh: Hạ Anh |
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho biết, quan hệ đối tác công tư (PPP) trên thế giới đã có từ những năm 1980 và mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Trong 20 năm qua, riêng liên minh Châu Âu (EU) đã có 1400 PPP trị giá 260 tỷ euro.
PPP trong giáo dục là thỏa thuận hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư dựa trên quan hệ đối tác với những yêu cầu mang tính rõ ràng về kết quả đầu ra trong một thời gian xác định, có sự chia sẻ về trách nhiệm, tài chính và lợi ích-rủi ro.
Cái được của PPP là khắc phục sự hạn chế của nguồn lực công cùng cơ chế quản lý kém hiệu quả; tạo ra cạnh tranh trong nâng cao chất lượng hiệu quả và canh tân trong giáo dục, thông qua các hợp đồng ký kết, đem lại cho nhà trường sự mềm dẻo hơn trong đáp ứng cung cầu giáo dục, mở rộng các cơ hội học tập, thông qua đấu thầu sẽ góp phần đảm bảo cung ứng giáo dục có chất lượng được kiểm soát.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cảnh báo PPP sẽ làm giảm vai trò của Nhà nước đối với giáo dục, có khả năng dẫn đến việc tư nhân hóa giáo dục, PPP cũng sẽ làm gia tăng phân tầng xã hội trong giáo dục, học sinh nghèo sẽ chỉ còn học trong các trường công tồi tàn, có thể gia tăng tham nhũng, lãng phí nếu cả đối tác công-tư chưa có năng lực phù hợp.
" alt=""/>Giáo dục cơ bản miễn phí có là điều thần thoại?
“Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có nguy cơ biến đổi khí hậu, nước không bịnhiễm mặn. Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trậnđại hồng thủy năm 2008… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu”, một chuyên giaSở Tài nguyên & Môi trường cảnh báo.
Biến đổi khí hậu, dân biết nhưng chưa hiểu
Khảo sát của nhóm dự án đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại các huyện đảoVân Đồn, Phú Quốc, Côn Đảo do PGS.TS Vũ Thanh Ca làm chủ nhiệm đề tài cho thấy:người dân các huyện đảo có biết tới biến đổi khí hậu qua các phương tiện thôngtin đại chúng nhưng hầu như chưa biết được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹtác động của biến đổi khí hậu.
Trong một hội thảo về biến đổi khí hậu tại Hà Nội, các đại biểu cũng cho biết,phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đềthuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu. Nhiều người vẫn nghĩ, biến đổikhí hậu chỉ diễn ra ở những vùng rất xa xôi, không phải ở Việt Nam. Chính vìvậy, sự hiểu biết của người dân chưa biến thành thái độ, hành vi sống thân thiệnvới môi trường. |
Trận lụt lịch sử năm 2008 ở Hà Nội
|
“Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có nguy cơ biến đổi khí hậu, nước không bịnhiễm mặn. Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trậnđại hồng thủy năm 2008… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu”, một chuyên giaSở Tài nguyên & Môi trường cảnh báo. Ông còn cho biết thêm, ngay ở huyện ngoạithành Phú Xuyên (Hà Nội), chỉ khoan sâu 40m, nước đã có dấu hiệu nước lợ, khôngdùng sinh hoạt được. Xa hơn như TP. Phủ Lý (Hà Nam) cũng rất xa biển mà khôngdùng được nước ngầm.
Để hiểu biết biến thành hành vi sống
Ông Axel Van Trotsenburg, chuyên gia của World Bank cho rằng, nhiệm vụ đầu tiênquan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu là việc tuyên truyền để người dân nghĩđến biến đổi khí hậu như một nguy cơ hiện hữu mà ta cần có biện pháp chủ độngứng phó.
Trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ xác định:“Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn” và chỉra “Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mớichỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chưaquan tâm đúng mức với việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụtheo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh”.
|
Sử dụng năng lượng mặt trời thay thế, một trong những giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu |
Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh trong Chương trìnhmục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về việc chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu được đề ra trong chương trình nàyđến năm 2015 là có hơn 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức Nhànước được tập huấn, nghe tuyên truyền để hiểu biết về BĐKH và tác động của nó.
Vài năm trở lại đây, công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu cũng đã đạtđược nhiều kết quả đáng khích lệ.
Chẳng hạn như mô hình ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng đã được hiện thựchóa qua phương châm “4 tại chỗ” bao gồm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vậttư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
|
|
Những ngày hội tuyên truyền về biến đổi khí hậu được tổ chức tới nhiều xã ởnhững vùng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu; sự lồng ghép truyền thôngtrong các chương trình học, các hội thi dành cho học sinh sinh viên từ tiểu họctới đại học, những ngày Tết trồng cây nở rộ, sự kiện "Giờ Trái Đất"… Và đặcbiệt, sự thay đổi trong tư duy của doanh nghiệp hướng tới việc sản xuất và tuyêntruyền sử dụng những sản phẩm ‘xanh’ góp phần không nhỏ vào việc thay đổi tư duyvề biến đổi khí hậu và cách thức sống chung với biến đổi khí hậu của người dân.
Sự thành công của những cách tiếp cận này cho phép kỳ vọng sẽ thành công trongthích ứng biến đổi khí hậu ở nước ta.
D.Minh(tổng hợp)
" alt=""/>Đừng nghĩ Hà Nội không có nguy cơ biến đổi khí hậu