Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6 Trong đó, ngày 26/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28/6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29/6 sẽ là ngày thi dự phòng.
Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD-ĐT, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7. Thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần). Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT).
Đối với lớp 9 cấp THCS và lớp 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần). Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp THCS và lớp 10, lớp 11 cấp THPT có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Trao đổi với VietNamNet, cô giáo Trần Thị Bích Ngọc (SN 1991), chủ nhiệm lớp 1/4 Trường Tiểu học Hoà Khương 2 (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng), cho biết, bức tranh này do cô và đồng nghiệp là Phùng Thị Huỳnh Hiền lên ý tưởng thực hiện. Bức tranh vừa được 2 cô hoàn thành vào ngày 2/2.
Cô Hiền cho hay, do năm nay là năm con rồng nên cô quyết định vẽ con vật của năm để chúc mừng năm mới.
“Rồng được coi là biểu tượng của tăng trưởng, may mắn nên chúng tôi muốn vẽ để cầu mong một năm mới mọi sự hanh thông đến với các em và gia đình. Bức tranh được các em học sinh rất thích, rất hào hứng. Chỉ cần cô đùa rằng xoá bảng là cả lớp đều năn nỉ xin để lại”, nữ giáo viên vui vẻ nói.
Để thực hiện bức tranh này, hai cô giáo mất khoảng 3-4 ngày: “Chúng tôi bắt đầu vẽ trong tuần này, tranh thủ lúc rảnh rỗi như giờ nghỉ tiết để vẽ, có hôm vẽ vào sau buổi tan trường”.
Cô Ngọc là người hỗ trợ, còn đảm nhiệm vẽ chính là cô Phùng Thị Huỳnh Hiền- giáo viên dạy Mỹ thuật.
Đây không phải là lần đầu tiên cô Ngọc vẽ tranh lên bảng. Cô Ngọc chia sẻ, tuy không phải là giáo viên dạy Mỹ thuật nhưng cô vẫn thường dùng phấn màu để trang trí bảng vào những ngày lễ, Tết, kỷ niệm… Khi cô vẽ, học sinh rất thích thú xem.
Những hình vẽ tuy đơn giản nhưng nhiều sắc màu, cô Ngọc hi vọng thông qua đó sẽ giúp cô gắn kết, gần gũi với học sinh hơn cũng như tạo sự hứng thú cho em học sinh khi đến lớp. “Tôi muốn tạo sự gần gũi, thân quen và mong các em ham đến trường hơn”, cô Ngọc nói.
Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức tuyển sinh lớp 10. Theo đó, các trường THPT công lập, tư thục đều phải xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển sinh trực tuyến, không còn duy trì song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến như các năm học trước nữa.
Đây là giải pháp mới của Hà Nội trong kỳ tuyển sinh năm học 2024-2025 nhằm bảo đảm minh bạch, công bằng, khách quan trong tuyển sinh, đồng thời, góp phần giải quyết hiện tượng phụ huynh học sinh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ tuyển sinh.
Hiện, TP Hà Nội có 117 trường THPT công lập không chuyên, 2 trường THPT chuyên, 9 trường THPT công lập tự chủ, 4 trường THPT hiệp quản và 97 trường THPT tư thục.
Trước tình hình căng thẳng về tuyển sinh, đặc biệt là sức ép của việc tăng dân số cơ học, thiếu trường, thiếu lớp tại các quận nội thành, Sở GD-ĐT Hà Nội từng đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép địa phương áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành.
Trong đó có 3 nội dung liên quan đến tăng sĩ số học sinh/lớp; tăng số lớp/trường.
Cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường).
Thứ hai là cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp). Thứ ba, cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.