- Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) được xây dựng khang trang, tuy nhiên luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.
|
Trung tâm hàng chục tỷ đồng chỉ có 20 học sinh |
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng, rất khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay trường luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.
Thời điểm này, trung tâm chỉ có vỏn vẹn 20 học sinh đến học. Nhiều phòng học, phòng dạy nghề, kí túc xá đóng cửa im lìm.
Khu ký túc xá có 9 em ở
Các dùng giảng dạy chỏng chơ, hư hỏng |
|
Khu ký túc xá với 2 dãy nhà cao tầng, gồm 16 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi đảm bảo chỗ ở cho 250 học sinh. Thế nhưng, hiện tại khu ký túc xá này chỉ có vỏn vẹn 9 học sinh ở lại.
Khu dạy học được bố trí đầy đủ nhà hiệu bộ, phòng học và các phòng dạy nghề, như cơ khí, gò, hàn, điện dân dụng… Tuy nhiên, hầu hết các phòng dạy nghề đều bỏ không, nhiều thiết bị thực hành đã và đang bị hư hỏng nặng.
|
Phòng máy tính cũng không còn sử dụng được |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trong 20 học sinh đang học tại đây khối 12 có 5 em, khối 11 có 6 em và khối 10 có 9 em. Nhưng đã một tuần nay có 5 học sinh khối 10 đang xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, chưa thấy các em quay lại trường.
Theo ông Tuấn Anh, nguyên nhân dẫn đến Trung tâm không có học sinh vì từ 2013, theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ không được hưởng trợ cấp tiền ăn nên học sinh không đến Trung tâm để học nữa.
Để thu hút học sinh tới lớp, Trung tâm đã phải hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh, phòng ở, sách, bút…. cho học sinh. Các em chỉ phải đóng 12.500 đồng/ bữa ăn nhưng vẫn không ai chịu đến trường. “Các thầy cô giáo đến tận nhà vận động thì phụ huynh nói không cho con đi học vì không có tiền, nếu nhà trường lo được thì họ sẽ cho tới lớp”, ông Tuấn Anh buồn bã nói.
Điều đáng nói, trong khi cả Trung tâm hiện tại chỉ có 20 học sinh theo học thì bộ máy hành chính của Trung tâm này vẫn phải bố trí 16 cán bộ, giáo viên và nhân viên để phục vụ công tác giảng dạy, bao gồm 9 người thuộc biên chế (chỉ tiêu tỉnh giao là 11 biên chế), 7 giáo viên và nhân viên hợp đồng. Và mỗi năm, Trung tâm được nhà nước cấp gần 1,2 tỷ đồng để chi lương, chế độ.
Về tình trạng này, ông Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cũng cho biết nguyên nhân là do học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo nhưng không được hỗ trợ tiền ăn như các trường công lập, vì vậy các gia đình không muốn cho con em đi học. Thực trạng này cũng đã được huyện báo cáo nhiều lần lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.
" alt=""/>Trường hàng chục tỷ,16 cán bộ giáo viên, 20 học sinh
- Sáng 6/10, Trường ĐH Việt Đức tổ chức khởi công xây dựng. Tổng số vốn đầu tư hơn 200 triệu USD.Trường ĐH Việt Đức được khởi công xây dựng tại phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Tổng số vốn đầu tư là 200.600.000 USD, trong đó, vốn vay ưu đãi từ hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là 180.400.000 USD, vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là 20.200.000 USD.
Dự án có 4 thành phần gồm, phát triển khung quản trị nhà trường, phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng mới khuôn viên và cơ sở hạ tầng, quản lý dự án.
Trường ĐH Việt Đức là trường đại học đầu tiên thuộc dự án các trường đại học xuất sắc được thành lập tháng 9/2008 trên cơ sở hợp tác quốc tế với Cộng hoà Liên bang Đức.
|
Khởi công xây dựng Trường ĐH Việt Đức |
Trường tập trung đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cao. Trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, Trường ĐH Việt Đức được xây dựng với mục tiêu trở thành khuôn mẫu về quản trị đại học hiện đại, đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao theo mô hình của các trường đại học ở Đức và có thể nhân rộng ra các trường đại học khác ở Việt Nam.
Trường nhận được sự hỗ trợ về học thuật (cung cấp chương trình đào tạo, giáo sư...) của Hiệp hội VGU gồm 38 trường ĐH Đức (của bang Hessen)...
Nhà trường hiện đang đào tạo 1.260 sinh viên, học viên thuộc 11 chương trình đào tạo bậc ĐH và cao học. Đến nay, trường đã có gần 400 sinh viên/học viên tốt nghiệp. Đa số các sinh viên/học viên tốt nghiệp đều đã tìm được việc làm.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trường ĐH Việt Đức được xây dựng là niềm mong mỏi trong 6 năm, kể từ năm 2010 khi dự án được kí kết. Đây là dự án đặc biệt của 2 quốc gia (Việt Nam - Đức) và 3 bên (Việt Nam - Đức - Ngân hàng thế giới), vì vậy dự án nói với nhau ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh. Dự án Trường ĐH Việt Đức như một ngọn hải đăng giữa hai quốc gia Việt Nam - Đức.
Trong 8 năm qua, với sự hỗ trợ về nhân lực, tài lực của tất cả các bên tham gia vào dự án. Trường ĐH Việt Đức, một môi trường giáo dục đại học mô hình mới đã dần được định hình với những điều kiện khung thuận lợi để phát triển thành một trường đại học nghiên cứu có mô hình đào tạo và quản trị mang tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao như các đại học Đức.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng lễ khởi công không chỉ đặt nền móng đầu tiên cho một khuôn viên với các phân khu chức năng được trang bị hiện đại đáp ứng quy mô đào tạo 12.000 sinh viên, mà còn tạo trụ cột vững chãi cho nhà trường phát triển thành một trường đại học mang tầm khu vực và thế giới.
Theo ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Trường đại học Việt Đức được xây dựng với cơ cấu quản trị, điều hành đảm bảo tính tự chủ, có kế hoạch tài chính bền vững và các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn khu vực, thúc đẩy tiến trình đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Sứ mệnh nhà trường là đào tạo nhân tài, cung cấp nguốn nhân lực chất lượng cao...
Dự án xây dựng Trường ĐH Việt Đức được triển khai đầu tiên trong số dự án xây dựng đại học xuất sắc. Dự án có bốn hợp phần: xây dựng chính sách, thể chế và khung quản trị nhà trường; phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng mới khuôn viên và cơ sở hạ tầng; giám sát và đánh giá, với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Lê Huyền
" alt=""/>Những mỗi ân tình của Trường ĐH Việt Đức