Để phát huy giá trị di tích, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học lựa chọn 2 hố khai quật tiêu biểu, phản ánh chân xác và sinh động dấu tích của tòa chính điện Kính Thiên thời Lê để trưng bày tại chỗ giới thiệu đến toàn thể nhân dân cùng du khách trong và ngoài nước.
Trưng bày sử dụng hệ thống pano, video clip, ánh sáng nhằm diễn giải ngắn gọn, súc tích nhất về quá trình xây dựng, hình thành và phá hủy điện Kính Thiên, cũng như việc nghiên cứu phát lộ và tái hiện bằng hình ảnh 2D, 3D di tích quan trọng này trong những năm vừa qua.
Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học xây dựng Chiến lược khảo cổ học tại khu vực Trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Longtrong đó trọng tâm là chính điện Kính Thiên và không gian chính điện Kính Thiên.
Ngoài ra, cần nghiên cứu khu vực Nội điện (phía sau điện Kính Thiên) nơi làm việc hằng ngày của nhà vua. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học giai đoạn này có vai trò trọng yếu mang lại những căn cứ xác thực cho chiến lược diễn giải di sản, hướng tới phục dựng chính điện Kính Thiên và không gian chính điện Kính Thiên.
Tận mắt chứng kiến mô hình thu nhỏ của điện Kính ThiênĐiện Kính Thiên là tòa điện thiết triều, nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long thời Lê sơ." border="0"/>
Hình ảnh "sáng tạo" sạc ô tô điện ở Trung Quốc gây cười vì tiềm ẩn rủi ro an toàn
Bên cạnh đó, việc nhiều hãng xe cùng bán ô tô điện tiếp tục đặt ra câu hỏi: liệu có thể cùng sạc chung một trụ sạc? Hiện tại, mới chỉ có Vinfast đầu tư xây dựng các trạm sạc trên cả nước dùng cổng cắm điện xoay chiều AC Type 2, hay còn gọi là chuẩn J1772 phù hợp với nhiều dòng ô tô điện (trừ Tesla). Vì thế, người mua đang chờ đợi câu trả lời của hãng xe Việt về cách thức chia sẻ trạm sạc với các đối thủ.
Ai mới nên dùng ô tô điện?
Từ việc sạc điện không đơn giản như ô tô chạy xăng dầu, chúng ta cần đặt tiếp câu hỏi "ai mới nên dùng ô tô điện?". Hẳn đa số sẽ nghĩ đến ô tô điện chỉ phù hợp hoạt động quanh quẩn thành phố, nơi ở là chính dù hãng xe nói sẽ lắp đặt đầy đủ ở khắp các tỉnh thành, trạm dừng nghỉ.
Với bộ pin dung lượng 42kWh, xe ô tô điện VF e34 có thể đi được quãng đường tối đa khoảng 285km sau mỗi lần sạc đầy. Thậm chí có những mẫu xe như Tesla Model X có tầm hoạt động là 580 km, hay Porsche Taycan là 400 km.
Ô tô điện sẽ khó phổ cập nếu thiếu trạm sạc
Về lý thuyết, người dùng xe VF e34 chỉ đi lại hàng ngày dưới 100 km sẽ tiêu thụ khoảng 40-50% dung lượng pin. Sẽ không thành vấn đề nếu sau đó chủ xe cắm cắm sạc tại trạm sạc nhanh hoặc cắm sạc ở nhà qua đêm.
Tuy nhiên, với thực tế các đô thị ở Việt Nam đang tồn tại kiểu nhà ống mặt tiền hẹp, hay chung cư kiểu cũ thiếu bãi đỗ xe thì có thêm những trạm sạc nhanh sẽ rất khó khăn và tốn kém. Ngay cả đô thị Vinhomes thuộc hệ sinh thái xe Vinfast cũng đang tồn tại tình trạng thiếu chỗ để xe, không lấy gì đảm bảo chỗ sạc điện sẽ luôn được dành cho ô tô điện hay sẽ bị tranh chấp bởi những chiếc xe khác không dùng điện.
Tin vui là theo báo cáo của Consumer Reports - một tổ chức người tiêu dùng phi lợi nhuận của Mỹ chuyên về thử nghiệm sản phẩm độc lập, hầu hết các lái xe ở Mỹ đi ít hơn 64 km một ngày, khiến cho một chiếc ô tô điện có dung lượng pin tầm ngắn cũng phù hợp với hầu hết cư dân thành thị hoặc các gia đình cần một chiếc ô tô thứ hai.
Đối với người dùng ô tô điện cho quãng đường dài, kế hoạch xây 40.000 trụ sạc điện trên khắp cả nước và tiếp tục tăng thêm của Vinfast là để đưa ô tô điện thuận tiện như xe động cơ đốt trong. Nhưng khi công nghệ sạc điện siêu nhanh vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và khó triển khai rộng khắp trong thời gian ngắn, thì tài xế vẫn phải vận dụng đầu óc để tính toán đường đi, chỗ nghỉ để tranh thủ nạp điện. Điều này với nam giới có thể quen, nhưng sẽ là thử thách cho chị em. Consumer Reports đã kết luận ô tô điện hiện chưa được giới tài xế lái xe đường dài đưa vào lựa chọn vì lý do tốn thời gian sạc.
Ô tô điện cũng ngốn điện cho những nhu cầu căn bản ngoài việc lăn bánh
Xe điện, đúng như tên gọi của nó là dùng nguồn điện lưu trữ trong bộ pin để nuôi hoạt động của động cơ. Thế nhưng, một chiếc ô tô đúng nghĩa không chỉ lăn bánh mà nó cũng phải phục vụ những nhu cầu quen thuộc ngày nay của người dùng như: bật máy lạnh, sưởi ấm, giải trí.
Tạp chí Car and Drive đã có thử nghiệm khá thực tế trên các mẫu xe điện, và nhận thấy rằng, quãng đường ô tô điện đi được tỷ lệ nghịch với lượng điện tiêu thụ.
Ví dụ như xe Tesla Model 3 trang bị lò sưởi điện, khi trời lạnh xe có thể giảm đến 30% quãng đường di chuyển nếu bật nấc cao nhất và giảm 20% khi để tự động. Ngoài ra, các hệ thống hỗ trợ như Autopilot, giải trí, kết nối không dây... cũng cần tiêu thụ điện và nguồn chia sẻ năng lượng duy nhất tất nhiên vẫn là bộ pin. Rõ ràng, xe càng nhiều option, ô tô điện sẽ càng phải chia sẻ nguồn pin bên cạnh dùng cho động cơ, và dẫn đến quãng đường đi sẽ giảm. Còn nếu cắt giảm các trang bị tiện nghi, công nghệ, chẳng khác nào khiến khách hàng quay lại với ô tô động cơ đốt trong.
Không phải gara nào cũng sửa được ô tô điện
Đây là một thực tế hiện hữu bởi theo khảo sát của phóng viên VietNamNet tại các gara lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, phần lớn chủ gara cho biết chưa từng được tiếp xúc với ô tô điện nên gần như không có kinh nghiệm sửa chữa nếu được yêu cầu. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ô tô động cơ xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn (đến nay đã đạt hơn 400.000 xe/năm), cộng thêm tiêu chuẩn khí thải chưa khắt khe nên ô tô cũ còn "đất sống" khỏe. Đó cũng là lý do khiến nhiều chủ xưởng gara không có nhu cầu chuyển đổi để chạy theo một sản phẩm còn quá mới.
Về vấn đề này, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và xe chuyên dùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại cho rằng không đáng ngại, bởi ô tô điện khi được bán ra thị trường thì các hãng xe sẽ tự phải đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên các đại lý. “Ô tô điện có nhiều điểm lợi hơn động cơ đốt trong như công suất mạnh, không bị khống chế mô-men xoắn, pin đặt ở sàn có lợi thế về trọng tâm tăng độ an toàn, dễ lái, dễ cập nhật công nghệ và nhất là bảo dưỡng định kỳ không tốn kém’, PGS. TS Phúc nhận định.
Chi phí dùng ô tô điện sẽ thêm khoản thuê pin
Nếu như ô tô dùng động cơ xăng, dầu thường được chẻ chi phí như: nhiên liệu, gửi xe, bảo dưỡng, phí đường bộ, đăng kiểm, thì ô tô điện cũng có chi phí tương tự, nhưng có thêm khoản tiền thuê pin.
VinFast cho biết khách hàng mua xe VF e34 có thể sử dụng gói thuê bao pin là 1.450.000 đồng/tháng dành cho quãng đường di chuyển 1.400km (mức di chuyển trung bình ít nhất của 1 xe ô tô trong 1 tháng). Nếu đi quá quãng đường 1.400km, khách hàng trả thêm 998 đồng/km.
Chi phí tiền điện sạc xe là 484 đồng/km (tính theo mức giá điện sinh hoạt bậc 5 hiện nay là 3.117 đồng/kW và mức tiêu hao năng lượng trung bình 15,52 kW/100km). Tính chung theo từng km, tổng chi phí vận hành ô tô điện VinFast VF e34 (gồm thuê pin và sạc điện) là 1.482 đồng/km, rẻ hơn so với một chiếc xe xăng có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 7,8 lít/100km, tiền đổ xăng sẽ là 1.631 đồng/km.
Tuy nhiên, với những người ít dùng xe thường xuyên thì tiền thuê pin sẽ trở nên tốn kém so với việc đổ nhiên liệu 500.000 đồng đến 1 triệu đồng chạy cả tháng. Chưa kể phải việc phải bỏ thêm tiền đầu tư cải tạo lại hệ thống điện trong nhà nếu muốn lắp thêm bộ sạc.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau Porsche Taycan và VinFast VF e34, hàng loạt xe ô tô điện sắp đổ bộ thị trường Việt Nam
Sau màn ra mắt chính thức của VinFast VF e34, hàng loạt mẫu xe ô tô điện sẽ sớm ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay và trong năm 2022.
Khoảng cách của anh và các bạn trẻ trong cuốn sách về tuổi tác là rất lớn. Anh đã làm thế nào để họ có thể chia sẻ câu chuyện mà ngay cả những người thân nhất, họ cũng không muốn giãi bày?
- Đây cũng là một trong những thách thức nhất của dự án này. Thách thức đầu tiên của tôi là tìm được các bạn trẻ sẵn sàng ngồi xuống để chia sẻ về mình. Nhưng thách thức hơn là khi đã đồng ý ngồi họ có thể mở lòng và đi xuống sâu những tầng đáy xa xôi nhất tâm hồn các bạn ấy không?...
Có nhiều lúc tôi nghĩ tới việc từ bỏ dự án bởi vì không nghĩ rồi nó sẽ đi đến đâu. Có lúc ngồi hàng tiếng đồng hồ nhưng cũng chỉ xoay quanh bề mặt của chia sẻ. Nhưng rồi tôi nhận ra mình phải vô cùng kiên nhẫn. Cho các bạn ấy và cho cả chính mình thời gian để cùng nhau đi tới tầng sâu nhất của tâm hồn. Và thậm chí, hàng năm sau các bạn ấy mới tiết lộ lý do trốn chạy khỏi gia đình, 6 tháng sau mới đưa cho tôi blog riêng tư.
Cho nên tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ. Khi gia đình và xã hội thiếu sự kiên nhẫn thì không thể kết nối được giới trẻ. Tôi nghĩ rằng nhu cầu được chia sẻ của các bạn trẻ là khổng lồ. Nhưng đáng lẽ ra những người được nghe câu chuyện chia sẻ đó phải là ba mẹ của chúng thì cuối cùng lại không.
Tôi cũng không thấy làm lạ với việc người lớn đang đang dần thất bại trong việc kết nối với trẻ thơ.
TS Đặng Hoàng Giang
Tôi còn nhớ có 2 bạn nữ ở Sài Gòn trời nắng gắt tới gặp tôi, ngồi xuống chỉ sau 2 phút là nức nở và khóc xong thì đi về. Bởi, các bạn ấy không được khóc ở nhà. Tôi thấy thực sự đáng thương và thương cho bố mẹ các bạn ấy nữa.
Có thể tình yêu họ dành cho con cái rất lớn nhưng lại không tiếp cận được với con, không khiến chúng chia sẻ và không lắng nghe chúng. Cho nên, chỉ cần lắng nghe, không phán xét, không dạy dỗ,... thì đã giúp các bạn ấy vượt qua được nỗi cô đơn trong cuộc sống này.
Khi nghe những câu chuyện của các bạn trẻ, anh có bị sốc, bị buồn hay mang cảm giác tiêu cực suốt một thời gian dài hay không và nếu có làm như thế nào để vượt qua?
- Thú thật khi tôi ngồi nghe các bạn hoặc đến nhà hoặc tới nơi vui chơi, hút cần,... thì cả một thế giới đầy đau khổ và bầm dập lộ ra làm tôi thực sự sốc, hoang mang và buồn vì tôi không ý thức được mức độ rộng lớn và dữ dội của tổn thương đó. Tất nhiên nó ảnh hưởng tới tôi. Cách tôi xử lý là sẽ chia sẻ câu chuyện này trong gia đình để hiểu vì sao lại có những việc như vậy trong xã hội này. Tôi giữ khoảng cách nhất định để nhân vật không kéo mình hoà trong sự trầm uất của họ tất nhiên vẫn có sự đồng cảm, thấu hiểu.
Tôi lúc đó như người trị liệu tâm lý, lắng nghe sự thương cảm, giống như một bác sĩ vậy. Tôi coi đây là một công việc, luôn luôn suy nghĩ trong đầu sự kiện này với mình quan trọng như thế nào. Khi các bạn kể, tôi hướng tới việc kể gì, kéo các bạn lại với câu chuyện muốn khai thác. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về tâm lý nên biết rằng tuổi trẻ cần phải nổi loạn, cần khẳng định bản thân,... khi nhìn thấy được sự vận hành của thế giới mình bớt hoang mang hơn.
Buổi toạ đàm thu hút sự tham gia của các bạn trẻ rất đông so với dự kiến của BTC.
Với các câu chuyện của người trẻ, anh rút kinh nghiệm gì cho mình ở cương vị một người cha?
- Tôi thấy mình may vì đã đi vào dự án này, qua đó tôi thấy mình đã làm sai những gì. Tôi chắc chắn rằng trong quá khứ đã có những so sánh như thế nào đó khiến các con tổn thương nhưng lại coi đó là bình thường. Khi nghe các câu chuyện của bạn trẻ, tôi có sự phản chiếu và rút kinh nghiệm để mình không lặp lại lỗi lầm đó.
Trong suốt 2 năm qua, tôi và vợ đã trao đổi rất nhiều. Tôi nghĩ là chúng tôi đã thay đổi nhiều trong cách nhìn nhận. Khi mình hiểu độ tuổi đó đang nghĩ gì thì bớt phán xét. Ví như tối qua, tôi hỏi con gái rằng bố có buổi ra mắt sách con có đi cùng không? Con gái từ chối nói rằng ở nhà chơi với Kem - là con chó cưng của gia đình.
Nếu như lúc trước, tôi có thể hành xử là bắt con đi vì chả lẽ sự kiện này không bằng con chó của con,... Nhưng khi hiểu, tôi thấy rất bình thường bởi đây là thời gian nó muốn tách ra khỏi bố mẹ, sự cá nhân hoá,... Tôi nhìn sự việc sáng sủa hơn.
Nếu như không được làm bản thân mình thì đó là bi kịch
Một phần trong cuốn sách anh đặt tựa nhỏ là thế giới vắng bóng người lớn - chúng ta nên hiểu thế nào về thế giới vắng bóng người lớn?
- Những nhân vật trong phần này tôi viết đều là những nhân vật sống trong gia đình thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Họ lủi thủi một mình, tự chăm sóc bản thân, tự lớn lên. Họ bị xao nhãng - đây là hiện tượng bị bạo lực tinh thần, ảnh hưởng của nó rất lớn.
Phương Anh - một nhân vật trong cuốn sách của tôi nếu không đi sâu vào bên trong tâm hồn có thể thấy đó là cô gái ngổ ngáo, nói tục, chửi bậy,... Phương Anh hoạt ngôn, giỏi giang, nhanh nhạy nhưng không biết tương lai của bạn ấy sẽ đi tới đâu. Bởi, càng ngày cuộc sống của bạn ấy càng phức tạp lên, sẽ phải đối mặt với nhiều môi trường phức tạp mà giống như bạn ấy nói: Nó như một cái cây, còi cọc không có chất dinh dưỡng mà không biết có chịu được bão táp hay không?...
Tôi còn nhớ, sinh nhật con gái tôi, bạn ấy đã mua một cái bánh nhỏ và mang tới tặng. Tôi biết rằng, bạn ấy thèm khát không khí ấm áp của gia đình như thế nào. Chắc hẳn bố mẹ bạn ấy đã rất thất vọng về cô con gái như thế và tôi chắc rằng khi tôi hỏi: Con gái của chị là người thế nào? Câu trả lời có lẽ: ''Nó là đứa mất dạy''.
Người lớn đã không chạm vào được phần kim cương của lũ trẻ, họ chỉ nhìn bề mặt bên ngoài. Vết mòn trong tương tác gia đình nhiều năm nay khiến những người trong gia đình hằn học và xa lạ với nhau. Có thể chính cha mẹ Phương Anh cũng đang rất đau khổ, đứng trước đống đổ nát là cuộc đời của họ nên không có khả năng chu cấp về mặt tinh thần cho con cái mình? Bi kịch là như vậy.
Tác giả Đặng Hoàng Giang ký tặng sách độc giả.
Anh có thể nói rõ hơn cụm từ 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' trong cuốn sách này?
- Các bạn trẻ trong nhóm 'những đứa trẻ bị phụ huynh hoá' gây cho tôi nhiều khó khăn nhất bởi trên bề mặt chúng ta cũng không biết họ đang ở đâu. Họ không bị đánh đập, không bị bố mẹ bắt phải học ngành này hình kia. Họ khá là tự do. Tuy nhiên họ lại gặp rất nhiều bất hạnh. Vậy lý do tại sao lại như thế?...
Khi đi sâu vào cuộc đời của các bạn ấy, tôi mới thấy được bi kịch trong trường hợp này đến từ một chữ rất nguy hiểm đó là chữ 'ngoan'.
Đứa con ngoan là đứa con làm những điều mà gia đình đang thiếu thốn và nghe lời bố mẹ. Chúng phải đọc vị những mong muốn, khao khát giấc mơ của bố mẹ và lấy việc thực hiện chúng là giấc mơ ý nghĩa sống của mình - đây là điều vô cùng độc hại và phá huỷ chúng nó không có cơ hội đi tìm bản thể của mình - điều này vô cùng quan trọng cho người trẻ tuổi.
Đáng tiếc, ở Việt Nam, khao khát có đứa con ngoan đấy rất phổ biến. Bởi, bố mẹ đã sống trong chiến tranh, sống ở thời hậu chiến rất nghèo. Bản thân không được học hành, hôn nhân tan vỡ thành ra tất cả những ước mơ không được thực hiện dù có thức hay vô thức đều trao cho những đứa con thực hiện thay mình để được nở mày nở mặt. Đấy là những gánh nặng khủng khiếp đặt lên vai những đứa trẻ hết sức ưu tú như 2 chị em Ly và Huy trong cuốn sách của tôi.
Chỉ sau khi Ly suy sụp bởi cô bé không chịu được gánh nặng khổng lồ trên đôi vai 22 tuổi, cô rơi vào trầm cảm. Ly giỏi giang, kiếm tiền đi du học, nuôi em,... nhưng cuối cùng bị trầm cảm và quay về nước. Rất may, Ly đã tìm hiểu sách báo và sự chiêm nghiệm của mình ngộ ra rằng, trước nay mình như con trâu kéo cái xe chở đầy ước mơ hạnh phúc của mẹ. Rất nhiều gia đình đang là như thế và rất nhiều bà mẹ đang như vậy.
Vấn đề 'phụ huynh hoá' được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể những người như Ly khi lớn lên nhu cầu tình cảm không được đáp ứng lại biến con của Ly thành những người đáp ứng cho mẹ,... trừ khi nhìn được vấn đề và dừng lại.
Những nhân vật trong cuốn sách của anh nhiều tổn thương, vậy theo anh, làm thế nào để chữa lành?
- Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, tôi không phải là nhà tâm lý nên rất thận trọng khi đưa ra lời khuyên. Nhưng từ câu chuyện của mình, tôi hiểu rằng mình là người hiểu mình muốn gì nhất, đừng nghe nhiều xung quanh. Khi cảm thấy an lạc với cuộc sống của mình, những hành vi của bọn trẻ con vẫn như thế nhưng góc nhìn và cách giải quyết sẽ khác hẳn.
Ai cũng có quyền được làm chính mình. Nếu như không được làm chính bản thân mình thì đó là bi kịch.
评论专区