Tính năng Screen pinning trên Android là gì?
Đúng như tên gọi Screen pinning (Ghim màn hình) là tính năng cho phép bạn khóa màn hình smartphone Android ở màn hình của một ứng dụng nhất định. Nhờ vậy, người khác không thể truy cập vào ứng dụng hoặc dữ liệu khác trừ khi họ có mật khẩu mở khóa thiết bị.
Screen pinning tương thích với hầu hết các thiết bị chạy Android từ 7.0 trở lên.
Cách kích hoạt Screen pinning trên điện thoại Android
Lưu ý: Hướng dẫn dưới đây được thực hiện trên smartphone Pixel 2 chạy Android 11 Beta. Tùy vào thiết bị và phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng, tên và vị trí các cài đặt có thể khác.
Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên điện thoại Android, sau đó chọn Security (Bảo mật). Ở màn hình tiếp theo, bạn di chuyển xuống gần dưới cùng của trang, rồi chọn Advanced (Nâng cao).
Bước 2: Chọn Screen pinning (Ghim màn hình), và bật công tắt nằm bên cạnh tùy chọn cùng tên.
Cách sử dụng Screen pinning trên smartphone Android
Bước 1: Mở ứng dụng bạn muốn ghim cho trẻ nhỏ hoặc người khác sử dụng.
Bước 2: Mở màn hình đa nhiệm, sau đó bấm và giữ lên logo của ứng dụng bạn muốn ghim.
Bước 3: Chọn tùy chọn Pin (Ghim) từ trình đơn xổ xuống.
Bước 4: Bạn sẽ thấy thông báo nói rằng tính năng Screen pinning đã được kích hoạt.
Bước 5: Để bỏ ghim ứng dụng, bạn vuốt lên trên từ cạnh dưới cùng của màn hình và giữ trong giây lát để khóa màn hình. Sau khi màn hình bị khóa, bạn chỉ cần nhập mã PIN để mở khóa thiết bị. Thao tác này cũng sẽ bỏ ghim ứng dụng.
Ca Tiếu (theo Gadgets to use)
Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách cài đặt video yêu thích trên TikTok làm hình nền cho điện thoại iPhone và Android.
" alt=""/>Cách bảo vệ dữ liệu khi cho người khác mượn điện thoạiTheo báo cáo, tỷ số giới tính khi sinh của toàn quốc hiện nay là 110,1 bé trai/100 bé gái. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 dự kiến là 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về công tác dân số 6 tháng đầu năm cho thấy số trẻ em sinh ra trong 6 tháng qua tăng 1,9% so với năm 2019.
Toàn cảnh hội thảo |
Mặc dù 6 tháng đầu năm, cả nước tập trung phòng chống dịch Covid-19 cũng như thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên, kết quả cho thấy một số chỉ tiêu dân số cả nước đạt khá như: sàng lọc trước sinh đạt 66% kế hoạch năm; số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 88% kế hoạch năm. Nhiều hoạt động trọng tâm về dân số - KHHGĐ được các địa phương triển khai sau khi Thủ tướng Chính phủ dỡ lệnh giãn cách xã hội.
Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh hơn 361.000 người, đạt 66% kế hoạch năm. Ước tính số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh năm 2020 là 671.320 trường hợp, đạt kế hoạch đề ra năm 2020.
Số trẻ em mới sinh được sàng lọc là 200.187 trường hợp, đạt 32% kế hoạch năm. Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai là hơn 4,4 triệu người, đạt 88% kế hoạch năm…
Công tác dân số - KHHGD trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu, mức sinh thay thế được duy trì liên tục trong 14 năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 2009 - 2019 là 1,44%/năm. Tỷ suất chết trẻ em, tỷ số tử vong bà mẹ đều giảm; tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên, tỷ trọng người cao tuổi, người sống thọ của Việt Nam ngày càng tăng…
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác dân số - KHHGĐ 6 tháng đầu năm thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, số trẻ em sinh ra trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,9% so với cùng kỳ của năm 2019; tỷ lệ tầm soát các bệnh, tật sơ sinh chỉ đạt 32% kế hoạch năm; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại dự kiến không đạt kế hoạch giao năm 2020.
Hiện nay, còn 48 tỉnh/thành phố chưa trình Ủy ban Nhân dân ban hành kế hoạch của tỉnh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, 50 tỉnh/thành phố chưa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 theo hướng dẫn của Bộ Y tế…
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số ở các cấp đều bị cắt giảm nhiều, công tác tổ chức bộ máy ở địa phương, đặc biệt là mô hình tổ chức tuyến huyện, xã đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ về dân số - KHHGĐ năm 2020 cũng như cả giai đoạn 2016 - 2020 theo Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Sở Y tế, Chi cục Dân số các tỉnh, thành phố phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung mọi nguồn lực vào việc hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thành các đề án trong năm 2020 theo chương trình hành động của Chính phủ giao.
Các đơn vị phối hợp với các cơ quan/đơn vị liên quan tham mưu, trình Chính phủ hoàn thiện, kiện toàn về tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác dân số; quy định chức năng nhiệm vụ về dân số đối với trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện. Đồng thời, tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia điều phối về Dân số và phát triển để điều phối liên ngành nhằm thực hiện đạt hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới.
Ng.Minh
" alt=""/>6 tháng, hơn 570.300 trẻ em được sinh raVamvakousis là một nhạc sĩ và là nhà khoa học máy tính, được lấy cảm hứng để tạo ra Eyeyharp sau khi một người bạn của anh bị tai nạn xe máy và không thể dùng tay để chơi đàn.
Thực tế, công nghệ bắt chuyển động mắt đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực game, bảo mật và y tế. Với Eyeharp, mắt sẽ nhìn vào các nốt nhạc trên màn hình với tốc độ trung bình có thể chơi 3-4 nốt mỗi giây. Phần mềm này được thiết kế với kho 25 loại nhạc cụ khác nhau.
Phần mềm này đòi hỏi sự tập trung của người dùng, nhưng nhiều người đã rất háo hức để được dùng thử. Vamvakousis bắt đầu dạy cách dùng phần mềm trong một lớp học đặc biệt ở Barcelona và đã có hơn 2.000 người tải phần mềm này về.
Do dịch bệnh, anh hiện đang phải dạy online mà hầu hết là trẻ bại não, nhưng phần mềm này cũng được thiết kế cho người bị loạn dưỡng cơ, cụt chi, liệt tứ chi hoặc chấn thương tủy sống.
Bố mẹ của cô gái Alexandra Kerlidou nói trên đã khóc khi lần đầu tiên chứng kiến cô con gái của họ chơi nhạc bằng Eyeharp. Cô gái trẻ cho biết muốn làm việc ở ngành lập trình sau khi tốt nghiệp, đồng thời thích chơi piano và nhạc Hy Lạp trong lúc rảnh rỗi.
Phương Nguyễn (theo Reuters)
Để những người khuyết tật có thể sống hoàn toàn độc lập, các công nghệ hiện đại bậc nhất đã được ứng dụng trong ngôi nhà đặc biệt này.
" alt=""/>Công nghệ giúp người khuyết tật chơi nhạc bằng mắt