当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Naft Al Basra, 22h30 ngày 3/4: Trận đấu thủ tục 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Cavalier, 03h30 ngày 4/4: Khó cho cửa dưới
Thí sinh đã đạt điều kiện trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cần tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT từ ngày 18/7 đến 30/7.
Trường hợp không đủ điều kiện trúng tuyển hoặc đủ điều kiện xét tuyển vào một ngành đào tạo theo nguyện vọng, thí sinh vẫn có thể tiếp tục đăng ký ngành đào tạo đó theo phương thức tuyển sinh khác trên hệ thống.
Mới đây, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng công bố ngưỡng điểm sàn đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tất cả các ngành của trường đều có mức điểm sàn từ 20. Mức điểm này được tính theo thang điểm 30, không nhân hệ số và đã gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Năm ngoái, điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 22 - 28,78 điểm. Năm ngành trên 28 điểm gồm: Quan hệ công chúng, Báo chí, Đông phương học, Hàn Quốc học và Tâm lý. Trong đó, ngành Quan hệ công chúng có điểm cao nhất là 28,78 ở khối C00 (Văn, Sử, Địa).
Ba ngành lấy điểm thấp nhất là 22 điểm, gồm Lưu trữ học, Nhân học và Tôn giáo học.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2024
Có thể nói Võ Quang Phú Đức(học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế) đã có một chiến thắng tuyệt đối ở trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 khi dẫn đầu xuyên suốt tất cả các phần thi.
Không chỉ vậy, nam sinh còn khiến người xem thực sự nể phục với nhiều khoảnh khắc ấn tượng.
Ngay ở vòng Khởi động, Phú Đức mở màn phần thi của mình với việc trả lời đúng cả 6 câu hỏi và giành được điểm số tối đa. Kết quả này đã khiến cả khán trường xuýt xoa và giành cho em tràng pháo tay tán dương. Cũng kể từ thời điểm đó, em dẫn đầu đoàn leo núi cho đến hết cuộc thi.
Tuy nhiên, khả năng của Phú Đức thực sự khiến nhiều người nể phục ở phần thi Vượt chướng ngại vật ngay sau đó. Khi câu hỏi hàng ngang gợi ý đầu tiên vừa được đọc lên, đáp án còn chưa được công bố, Phú Đức đã nhấn chuông phát tín hiệu xin trả lời chướng ngại vật.
Câu trả lời rất nhanh nhưng đầy chính xác "Net Zero" của Phú Đức đã khiến vòng thi Vượt chướng ngại vật của một trận chung kết năm kết thúc một cách chóng vánh. Đây có lẽ cũng là một trong những phần thi Vượt chướng ngại vật diễn ra ngắn nhất trong lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Chia sẻ với VietNamNetngay sau cuộc thi, Phú Đức cho hay: “Em cảm thấy rất vui khi trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 và là quán quân thứ ba của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chiến thắng của em cũng đã đưa Thừa Thiên - Huế san bằng kỷ lục của Quảng Ninh để trở thành các tỉnh cùng có số quán quân Olympia nhiều nhất cả nước (3 quán quân - PV)”, Phú Đức chia sẻ.
Phú Đức cho hay, phong độ dẫn đầu xuyên suốt cuộc thi có lẽ đến từ việc em luôn giữ một tâm lý ổn định.
“Em nghĩ rằng sự gan lỳ và một chiến thuật thông minh đã giúp em giành chiến thắng trong trận đấu ngày hôm nay”, Phú Đức nói.
Thực tế, Phú Đức đã tạo nên một lợi thế rất lớn sau 3 phần thi đầu. Tuy nhiên, phần thi Về đích chứng kiến sự vượt lên mạnh mẽ của bạn chơi Nguyên Phú và điều này cũng tạo nên thử thách cho nam sinh xứ Huế.
Chiến thuật thông minh đó đã được thể hiện rõ nhất ở khoảnh khắc em bấm chuông giành quyền trả lời ở câu hỏi cuối cùng của cuộc thi. Đó là câu hỏi có thể quyết định ngôi vô địch, khi bạn chơi bám đuổi ngay sau em là Nguyên Phú chỉ kém 20 điểm. Bởi nếu ấn được chuông giành quyền trả lời, kể cả trong trường hợp đưa ra đáp án sai, em sẽ chỉ bị trừ 15 điểm, vẫn hơn bạn chơi Nguyên Phú bám đuổi 5 điểm và giành chiến thắng chung cuộc. Kịch bản đó cũng đã diễn ra đúng như vậy trên thực tế.
“Trong cuộc thi, em thấy căng thẳng nhất là khi bạn chơi Nguyên Phú chỉ còn cách mình 20 điểm. Em nhận ra đó là tình thế mà em đã từng gặp ở trận thi Quý 3 và trong đầu em đã có sẵn chiến thuật để đối phó”, Phú Đức chia sẻ.
Phú Đức chia sẻ, sau chiến thắng này, khi về nhà, em sẽ làm tất cả mọi thứ đã từng phải từ chối các bạn để dồn sức cho việc ôn luyện trận chung kết.
Phú Đức có sở thích học Toán và chia sẻ cách học của em là tìm các ứng dụng trong thực tiễn của một định lý, công thức nào đó để có thể ghi nhớ nó. Nam sinh cũng có niềm đam mê về lập trình. Nam sinh cũng từng là quán quân Olympia do trường tổ chức.
Thầy Lê Văn Luân, thầy giáo chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy Toán của Phú Đức cho hay, ấn tượng ban đầu về em là một học sinh thông minh, tư duy tốt, nhạy bén trong suy nghĩ và rất ham tìm tòi, nghiên cứu. Phú Đức cũng ham học hỏi, mở rộng kiến thức ở tất cả các môn học. Nhờ vậy, kiến thức của em đều ở các môn học.
“Phú Đức là một học sinh thân thiện, gần gũi với bạn bè xung quanh, được thầy cô và bạn bè quý mến. Trong các hoạt động tập thể, Đức luôn nhiệt tình tham gia. Em còn tích cực tham gia các cuộc thi ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đạt được kết quả tốt”, thầy Luân nói.
Ngoài việc học tập cũng như ôn luyện Olympia, Phú Đức cũng dành thời gian để tập thể dục cũng như đọc sách. “Đó là những thói quen rất tốt cho sức khỏe mà em rất thích”, nam sinh nói.
Những lúc rảnh rỗi, cậu bạn cung có sở thích gói giò và thường xuyên sang nhà hàng xóm (làm giò Huế) gói giò hộ.
Như vậy, sau 7 cầu truyền hình với chiến thắng mới đây của Phú Đức, Thừa Thiên - Huế đã san bằng cách biệt với Quảng Ninh để trở thành các tỉnh cùng có số quán quân nhiều nhất (3 quán quân).
Chiến thắng chung kết Đường lên đỉnh Olympia với phần thưởng 50.000 USD cùng cơ hội du học, song trước mắt, nam sinh vẫn sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành chương trình THPT.
Quán quân Olympia 2024 Phú Đức: “Sự gan lỳ và chiến thuật giúp em chiến thắng”
Mới đây, khi xuất hiện trên chương trình Club Friday Show của kênh CHANGE2561, Pat thoải mái mở lòng về cuộc đời và tiết lộ những câu chuyện lần đầu tiên công khai. Anh chia sẻ bản thân từng là một kẻ lăng nhăng trong chuyện tình cảm, đã trải qua cảm giác suýt chết vì dùng ma túy quá liều.
Pat cho biết trong thời hạn thụ án, anh thể hiện thái độ ứng xử tốt, có quyết tâm chăm chỉ cải tạo. Nam ca sĩ đã tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Thông tin từ Đại học Mở Sukhothai Thammathirat và có chứng chỉ Hội họa từ Trung tâm giáo dục thường xuyên (NFE). Anh cũng không từ bỏ đam mê ca hát. Pat được ra tù sau 16 năm 8 tháng.
Khi được hỏi về khoảnh khắc suýt chết, Pat chia sẻ từng dùng ma túy quá liều. Lúc sử dụng một lượng lớn ma túy, anh có những suy nghĩ điên rồ, thậm chí nhìn thấy những thứ siêu nhiên. Vào đêm bị sốc ma túy, cơ thể anh bắt đầu cứng đơ, tim đập nhanh, mất dần ý thức và cảm thấy ân hận khi khiến cuộc đời mình trở nên tồi tệ.
Pat cũng chia sẻ về khoảnh khắc đau lòng nhất của mình là khi nhìn thấy mẹ níu lấy song sắt nhà tù và khóc.
Hiện tại, Pat vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê âm nhạc và có một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Pat Power Pat biểu diễn tại sự kiện CMU:
Theo Sanook
Nam ca sĩ Thái Lan trải lòng về quá khứ tù tội, suýt chết vì sốc ma túy
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jubail, 23h00 ngày 3/4: Tiếp cận top 2
Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ra nhiều vận động viên Mỹ tham gia Olympic Paris 2024 nhất, theo Newsweek:
1. Đại học Stanford: 38 vận động viên
Đại học Stanford, tọa lạc tại trung tâm Thung lũng Silicon, nổi bật là "nhà cung cấp" hàng đầu các vận động viên Olympic Mỹ tham dự Thế vận hội Paris 2024, với 38 vận động viên tham gia tranh tài ở nhiều môn thể thao khác nhau.
Con số ấn tượng này cho thấy Stanford xuất sắc nuôi dưỡng những tài năng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thể thao.
Đội hình Olympic của đại học rất đa dạng, với các vận động viên tham gia các môn bóng nước, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, bơi nghệ thuật, chèo thuyền, bóng đá, điền kinh, chèo thuyền, lặn, bóng chuyền, khúc côn cầu trên sân và golf.
2: Đại học California, Los Angeles (UCLA): 17 vận động viên
Đại học California, Los Angeles (UCLA), nổi tiếng với di sản bóng rổ NCAA dưới thời huyền thoại John Wooden, một lần nữa tỏa sáng trên đấu trường Olympic 2024. Với 17 vận động viên đến Paris, UCLA giữ vị trí thứ hai trong số các trường đại học Mỹ về đóng góp cho Olympic.
Đội hình Olympic của trường rất đa dạng, bao gồm nhiều môn thể thao từ bóng nước và bóng bầu dục đến golf, bóng bàn, thể dục dụng cụ, quần vợt và điền kinh.
Mặc dù không có cầu thủ bóng rổ, sự hiện diện của trường đại học này trong các môn thể thao khác làm nổi bật sự đào tạo toàn diện văn-thể-mỹ của UCLA.
3: Đại học South California (USC): 16 vận động viên
Đại học South California (USC) đang gia tăng sức ảnh hưởng của trường tại đấu trường Olympic. USC sẽ cử 16 vận động viên đến Thế vận hội Paris.
Các vận động viên Olympic của USC sẽ tham gia nhiều bộ môn, bao gồm điền kinh, bóng nước, bóng chuyền, bơi lội và bóng chuyền bãi biển.
Với 6 vận động viên điền kinh, truyền thống đào tạo nên những ngôi sao điền kinh hàng đầu của USC vẫn tiếp tục phát triển.
Các hoạt động thể thao đa dạng của trường và sự nhấn mạnh vào sự xuất sắc trong nhiều môn thể thao góp phần tạo nên sự hiện diện đáng chú ý của trường tại Olympic.
4. Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State: 14 vận động viên
Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State, mỗi trường đóng góp 14 vận động viên.
Tại Texas, Kevin Durant là một vận động viên nổi bật. 6 vận động viên sẽ thi đấu bơi lội, trong khi những người khác sẽ tham gia điền kinh, golf, chèo thuyền, bóng chuyền và lặn.
Chiều sâu tài năng trong nhiều môn thể thao khác nhau cho thấy vai trò của Texas trong việc phát triển các vận động viên ưu tú cho Thế vận hội.
Đại học Penn State thể hiện thành tích ở nhiều môn thể thao. Đại diện Olympic của trường tham gia các môn bóng chuyền, điền kinh, bóng đá, đấu vật, bóng bầu dục, đấu kiếm, thể dục dụng cụ và khúc côn cầu.
Danh sách trường đại học Mỹ có nhiều vận động viên người Mỹ nhất tại Thế vận hội Olympic 2024
1. Đại học Stanford - 38 vận động viên
2. Đại học California, Los Angeles (UCLA)- 17 vận động viên
3. Đại học South California (USC) - 16 vận động viên
4. Đại học Texas tại Austin và Đại học Penn State - 14 vận động viên
5. Đại học Virginia - 13 vận động viên
6. Đại học Kentucky - 12 vận động viên
7. Đại học Harvard, Đại học Illinois - 11 vận động viên
8. Đại học Washington, Đại học Wisconsin - 10 vận động viên
9. Đại học DeVry, Đại học Notre Dame, Đại học Princeton - 9 vận động viên
10. Đại học Ohio State - 8 vận động viên
11. Đại học Florida, Đại học Georgia, Đại học Indiana, Đại học Michigan, Đại học North Carolina, Đại học Texas A&M, Đại học Wisconsin-Whitewater, Đại học Yale - 7 vận động viên
12. Đại học Arizona, Đại học Texas-Arlington - 6 vận động viên
" alt="Olympic 2024: Đại học nào đào tạo ra nhiều vận động viên Mỹ nhất?"/>Olympic 2024: Đại học nào đào tạo ra nhiều vận động viên Mỹ nhất?
Năm cấp 3, khi theo học tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nghe bạn bè nói về chuyện đi du học, Quang cũng dự định sẽ tích lũy đủ tiền và đi sau khi tốt nghiệp đại học. Cho đến mùa hè năm lớp 11, khi chỉ còn vỏn vẹn 5 tháng trước kỳ xét tuyển sớm, một người cô thân thiết động viên Quang nên thử sức với du học Mỹ. Người này cũng thuyết phục mẹ của Quang nên để con nộp hồ sơ vì nhận thấy khả năng của em. Cuối cùng, khi chỉ còn vài tháng nước rút, hai mẹ con quyết định bắt tay vào làm hồ sơ thông qua việc tối ưu những gì sẵn có.
Trong số những ngôi trường Quang nộp vào, hầu hết đều là các trường đại học khai phóng như DePauw University, Wabash College, Furman University, Kenyon College... Quang cho biết có nhiều lý do khiến em đưa ra quyết định này, nhưng điều quan trọng nhất là học phí tại đại học Mỹ nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình em.
Vì thế, các trường đại học khai phóng sẽ là những lựa chọn tốt giúp em có cơ hội xin được mức học bổng cao. Ngoài ra, những ngôi trường này cũng cho phép sinh viên được thay đổi ngành nếu cảm thấy không phù hợp. Đây là điều khiến Quang rất tâm đắc.
Sau khi xác định những ngôi trường mình mong muốn nộp vào, trong vỏn vẹn 5 tháng, Quang bắt đầu tập trung làm hồ sơ, viết luận, xin thư giới thiệu và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
Ngoại trừ SAT, Quang không đến bất kỳ lớp học thêm nào, kể cả việc học các môn chính trên trường.
“Em hiểu rằng mỗi lần thi lại là một lần gánh nặng về tài chính. Em không muốn tạo thêm áp lực cho mẹ nên tự đặt ra mục tiêu và thử thách cho mình bằng việc chỉ thi duy nhất một lần cho các chứng chỉ, sử dụng bằng tiền em đi làm trợ giảng, gia sư và bưng bê ở quán cà phê...”, Quang nói.
Theo đó, nam sinh đã thử sức với công việc làm thêm để giảm gánh nặng tài chính cho mẹ. Sự quyết tâm này đã giúp Quang đạt được 1540/1600 SAT và 8.0 IELTS ngay trong lần thi đầu tiên.
Trong quãng thời gian cấp 3, Quang cũng đã thay đổi mình rất nhiều thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, nghiên cứu khoa học. Do chưa có ý định đi du học từ sớm, những điều này em làm đều không xuất phát vì mong muốn có một bộ hồ sơ đẹp mà chỉ để thỏa mãn sự tò mò, khát khao tri thức và sự tự thử thách bản thân.
Hứng thú tham gia các cuộc thi về Toán và Khoa học, Quang cùng hai người bạn tham gia và giành được giải Vô địch Toán mô hình năm 2023. Ngoài ra, nam sinh cũng có một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phương pháp dạy con lên hứng thú học tập của học sinh được đăng trên tạp chí quốc tế.
Trên trường, Quang là trưởng ban chuyên môn câu lạc bộ khoa học CNN Science Intelligence và tự thành lập một ban nhạc riêng. Trong bộ hồ sơ của mình, nam sinh tạo một “art portfolio” bao gồm hình ảnh những lần em tham dự các cuộc thi về âm nhạc, đi diễn cùng ban nhạc, những bài hát em tự cover và nhảy…
Quang cho rằng, những điều em làm có thể không liên quan nhiều đến nhau nhưng đều thể hiện rất rõ ràng con người của em. Chẳng hạn như em từng áp dụng kỹ năng thanh nhạc khi nói chuyện, từ đó gây được sự chú ý với người khác. Dần dần, em “nghiện” cảm giác muốn trải nghiệm những thứ mới và thường “làm mới” những thứ sẵn có theo cách khác đi.
Chia sẻ trong bài luận, Quang cũng kể về từng giai đoạn phát triển của cuộc đời mình, trong đó, có mảng ký ức hiếm hoi giữa em với bố và cảm giác như đổ gục sau sự ra đi của ông. Nhưng rồi, từ một đứa trẻ luôn phải ở nhà một mình, tự tìm kiếm thú vui cho bản thân, nhờ những điều đọc được thông qua trang sách, em dần dần “chuyển mình”. Quang bắt đầu dám thể hiện bản thân, bộc lộ nhiều hơn các sở thích, dám thử những thứ mới, nhờ đó có được những thành quả và những người bạn đầu tiên.
Việc viết về hành trình bản thân đi qua, theo Quang đã khiến cho hội đồng tuyển sinh nhìn thấy rõ con người của em. “Có lẽ, ban tuyển sinh thấy ở em sự lập dị. Em có thể sẵn sàng nhảy vào làm bất cứ thứ gì em thấy hứng thú đến mức quên ăn, quên ngủ.
Em cũng có thể kết hợp những thứ tưởng chừng không liên quan đến nhau để tạo ra những thứ mới lạ… Tất cả những điều ấy khiến họ cảm thấy tò mò và hứng thú”.
Nộp hồ sơ tới 15 trường đại học, Quang nhận được “cái gật đầu” từ nhiều ngôi trường Mỹ, trong đó có một số trường sẵn sàng cấp cho em mức học bổng từ 4 – 6 tỷ đồng như DePauw University, Wabash College, Furman University…
Tuy nhiên, Quang quyết định sẽ theo học ngành Toán học tại Kenyon College, ngôi trường em cho rằng có văn hóa phù hợp với tính cách mình. Đặc biệt, Quang từng đọc và nhận thấy sinh viên của trường rất hạnh phúc với những việc mình làm, trong khi trường luôn tôn trọng những nét khác biệt của từng sinh viên. Mặt khác, đây cũng là ngôi trường cấp cho em mức học bổng cao nhất, khoảng hơn 7 tỷ đồng.
Lựa chọn theo học ngôi trường này, Quang kỳ vọng trong quãng thời gian học tập tại đây, em sẽ có cơ hội tham gia nghiên cứu và thực tập cho các doanh nghiệp lớn tại Mỹ.
Để có được kết quả này, Quang cũng cảm thấy biết ơn mẹ và các thầy cô đã từng dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian phổ thông. “Em may mắn được sống trong tình yêu thường, sự bao bọc, hướng dẫn của mẹ và các thầy cô. Em vẫn luôn tin rằng, khi sống với lòng biết ơn và luôn có kế hoạch rõ ràng, bản thân có thể vượt qua được tất cả những khó khăn và tự nắm lấy tương lai của chính mình”, Quang nói.