'Đừng bỏ lại người khuyết tật phía sau'
- “Có những trường hợp người điếc đã tốt nghiệp THPT nhưng các trường đại học không chấp nhận cho theo học mặc dù họ đã có những kết quả thi tốt và đủ điều kiện nhập trường. Do vậy rất ít người điếc được theo học đến trình độ cao đẳng,Đừngbỏlạingườikhuyếttậtphílịch thi đáu bóng đá hôm nay đại học”.
Xung quanh những đóng góp tại hội thảo “Tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi” do Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng cường tiếp cận nhóm người thiệt thòi, đặc biệt là những người khuyết tật và những người thuộc giới tính khác.
Chia sẻ về những khó khăn của cộng đồng người khuyết tật, anh Nguyễn Tuấn Linh, Trưởng ban Vận động Hội Người điếc Việt Nam cho rằng, những điều khoản dành cho người điếc trong luật vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng. Ngôn ngữ ký hiệu của người điếc vẫn chưa được công nhận và được đưa vào Luật Giáo dục khiến việc học của những đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam
“Người điếc đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc làm do còn nhiều rào cản về định kiến khiến họ khó tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Có trường hợp người điếc đã tốt nghiệp THPT nhưng các trường đại học không đồng ý chấp nhận cho theo học mặc dù họ đã có những kết quả thi tốt và đủ điều kiện nhập trường.
Do vậy, rất ít người điếc được theo học đến trình độ cao đẳng, đại học. Họ phải mất một thời gian dài chờ đợi hoặc có những điều tiêu cực đã làm người điếc nản chí trong quá trình theo đuổi con đường học tập của mình” – anh Linh chia sẻ.
Thay mặt cộng đồng người khuyết tất, anh Linh hi vọng rằng luật cần bổ sung một số điều khoản để động viên sự tham gia vào quá trình học tập của người điếc cũng như những người mù, người khuyết tất vận động.
“Mục tiêu cuối cùng chúng ta cùng hướng đến là không bỏ lại ai phía sau, giáo dục cho tất cả mọi người”.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam đã tham gia, góp ý một số sửa đổi cụ thể.
Chẳng hạn ở khoản 9 điều 2 của dự thảo có nói: “Nhà nước tạo điều kiện cho nhóm học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc”.
Trong khi đó, xã hội hiện nay còn bộ phận rất lớn những người khuyết tật khác như người mù, người điếc. Vì vậy luật cần phải bổ sung “Nhà nước tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc và người mù được học chữ Braille, người điếc được học ngôn ngữ kí hiệu”.
“Chỉ cần một dòng như thế trong luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để sau này khi triển khai sẽ có nhiều thuận lợi hơn, bởi ngôn ngữ kí hiệu hiện nay chưa được công nhận chính thức. Vì vậy nếu được đưa vào, việc xây dựng thiết kế bài giảng và làm từ điển sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, ông Phương nói.
Theo ông, hiện nay nhiều học sinh khuyết tật còn khó khăn khi đi xin học tại các trường. Việc được nhận vào học hay không còn phụ thuộc vào quan điểm của người đứng đầu trường đó.
Tuy nhiên, khi được đưa vào luật và trở thành yêu cầu bắt buộc, việc học tập của học sinh khuyết tật ở tất cả các trường sẽ dễ dàng hơn.
Hay ở điều 12, ông Phương cho rằng, khi nói đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong Luật có ghi: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính nam nữ”. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một nhóm người đồng tính đang được xã hội quan tâm. Do vậy nên chăng điều này có thể đưa vào luật bằng cách bổ sung thêm 5 chữ “và các giới tính khác”.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với người đồng tính. Bởi thực tế, sự kì thị đã khiến việc học tập của học sinh có giới tính khác nam và nữ vẫn gặp nhiều khó khăn.
“Đây là điều cần thiết phải luật hóa để tạo điều kiện cho các em học tập” – ông Phương nói.
Thúy Nga
Lùi thông qua luật Giáo dục để bàn kỹ kỳ thi tốt nghiệp THPT
UBTVQH thống nhất lùi việc thông qua luật Giáo dục tại kỳ họp cuối năm nay sang kỳ họp giữa 2019 để bàn kỹ hơn về kỳ thi tốt nghiệp THPT.